Bệnh suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nếu không được điều trị sớm thì nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy việc tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch và cách điều trị là việc làm rất cần thiết, hãy cùng theo dõi nhé.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Hệ tĩnh mạch ngoại biên bao gồm tĩnh mạch xuyên, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Thông thường thì máu sẽ chảy từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên để vào tĩnh mạch sâu và cuối cùng về tim do sự co cơ và các van tĩnh mạch. Các van này sẽ có nhiệm vụ như một cánh cửa một chiều giúp máu không chảy ngược trở lại. Tuy nhiên do một số nguyên nhân nào đó khiến cho tổn thương các van này và tĩnh mạch bị giãn, thường là tĩnh mạch nông khiến cho máu chảy theo chiều ngược lại, ứ đọng lại ở ngoại vi đồng thời gây ra những biến đổi về huyết động.
>>Xem thêm: Xét nghiệm triple test để làm gì? Nên xét nghiệm vào tuần thai thứ mấy?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh ký thuộc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi. Thường thì bệnh sẽ xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam, bệnh nhân càng lớn tuổi thì càng dễ bị mắc bệnh hơn. Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng. Bệnh có tiền sử gia đình, với người người ít vận động hay đứng hoặc ngồi quá lâu cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trên lý thuyết thì bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch tay hoặc chân. Thế nhưng phần lớn những trường hợp này thường xảy ra ở chân nhiều hơn do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn. Chúng phức tạp và thường phải chịu nhiều ảnh hưởng do trọng lượng cơ thể khi đứng.
Một số thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới khá lớn, trong đó có khoảng 70% số ca là phụ nữ. Nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể do thay đổi về nếp sống cũng như về điều kiện làm việc.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế thì bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh, qua đó còn thường gây khó chịu, đau đớn đồng thời cản trở đến công việc và sinh hoạt ở bệnh nhân. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng ít ai biết rằng những biến chứng của bệnh cũng hết sức khó lường như hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch máu chỗ khác. Nghiêm trọng nhất là gây tắc mạch phổi có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Các tĩnh mạch giãn to rất dễ vỡ khi chạm nhẹ hoặc chấn thương, gây bầm máu và xuất huyết. Một số rối loạn biến dưỡng da có thể dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và gây loét chân rất khó trong việc điều trị.
Bởi vậy khi phát hiện ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay bộ phận khác thì người bệnh cũng cần nhanh chóng điều trị kịp thời để xử lý những triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Những nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh suy giãn tĩnh mạch hình thành là do các van tĩnh mạch bị tổn thương và yếu đi, khiến cho nó không thể hỗ trợ máu trở về tm và làm ứ đọng lại. Bệnh này không có khả năng lây nhiễm nhưng có tính chất di truyền giữa các thành viên có cùng huyết thống. Hiện nay có khá nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở người như:
- Do giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân hơn so với nam giới. Đó là do họ phải trải qua quá trình thay đổi hormone khi mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, dùng thuốc tránh thai hay thời kỳ mãn kinh
- Do thoái hóa tuổi tác: Những mạch và van điều tiết máu trong mạch sẽ dần bị thoái hóa theo tuổi tác với thời gian. Cụ thể những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người trẻ tuổi
- Bệnh béo phì, thừa cân: Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch máu, huyết áp cao, tim mạch và suy giãn tĩnh mạch chân
- Có tiền sử gia đình: Như đã nói ở trên, suy giãn tĩnh mạch không có tính chất lây lan nhưng có thể di truyền qua các thế hệ
- Do thói quen làm việc và sinh hoạt: những người lười vận động, ngồi nhiều hay đứng quá lâu, bệnh nhân phải mang vác nặng thì có khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cao hơn bình thường.
Suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng phổ biến hơn cả trong số bệnh nhân mắc phải bệnh này. Dưới đây các dược sĩ trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sẽ bật mí cho bạn một số cách để bạn không còn băn khoăn về suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì nhé:
Nâng chân: giúp làm giảm đáng kể những triệu chứng giãn tĩnh mạch, sưng phù chân với bệnh giai đoạn đầu. Biện pháp thực hiện: nâng chân cao hơn tim, giữ nguyên tư thế trong 20 phút, mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần
Mang vớ
Những chiếc vớ co giãn có tác dụng nén các tĩnh mạch và đồng thời ngăn máu chảy ngược, qua đó giúp bạn điều trị triệu chứng sưng phù chân hay giãn tĩnh mạch chân. Một số nghiên cứu cho thấy vớ này giúp luân chuyển máu khá tốt, giảm sưng, đau chân buổi tối. Hãy thường xuyên mang vớ y khoa để làm giảm triệu chứng khó chịu ở bệnh.
Hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên giúp điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm bệnh suy giãn tĩnh mạch. Với những bệnh nhân giai đoạn đầu thì đây là biện pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Không nên chọn bài tập làm tăng áp lực cho chân bao gồm cả chạy bộ…Thay vào đó hãy đi bộ mỗi ngày, tập yoga, xoay cổ chân và căng cơ.
Massage nhẹ nhàng
Massage giúp hỗ trợ lưu thông máu rất tốt cho cơ thể, nhất là ở chân. Kỹ thuật chính là việc xoa bop nhẹ nhàng giúp giãn tĩnh mạch. Qua đó tránh gây áp lực lớn cho tĩnh mạch, ép và vặn vẹo. Thay vào đó hãy dùng bàn tay nhẹ nhàng hoặc áp lực đầu ngón tay khi xoa bóp, di chuyển từ gót chân đến mắt cá chân. Trường hợp cảm thấy đau hay khó chịu gì thì hãy nâng cao chân hơn và ngừng massage.
Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng và những bộ phận khác như suy giãn tĩnh mạch tay, suy giãn tĩnh mạch thực quản độ 3 cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Mặc dù nó không có tác dụng điều trị bệnh thế nhưng, chế độ ăn uống góp phần đẩy lùi triệu chứng bệnh, hỗ trợ lưu thông máu tốt và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Thực phẩm tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
- Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin xơ bao gồm: trái cây tươi, rau xanh, đậu xanh để làm giảm tình trạng bệnh. Lưu ý tăng hàm lượng chất xơ dần dần không nên ăn quá nhiều một lúc bởi nó sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa của bạn.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày bởi nước có tác dụng trao đổi chất và rất cần thiết cho chế độ ăn uống giàu chất xơ.
- Bổ sung hàm lượng thực phẩm chứa nhiều vitamin C cần thiết cho việc sản xuất Collagen và elastin. Đây là hai mô liên kết rất quan trọng giúp cho tĩnh mạch mạnh hơn và săn chắc hơn. Vitamin C cũng giúp tăng lưu thông máu tốt, bạn nên bổ sung một số loại hoa quả như bưởi, cam, quýt, đu đủ, ổi…
- Hãy tăng cường nguồn thực –phẩm giàu Rutin và Flavonoid trong chế độ ăn hàng ngày. Bởi Flavonoid là nhóm những hợp chất tự nhiên có trong thực vật, giúp cải thiện được sự xuất hiện các tĩnh mạch bị suy giãn. Hoạt chất này có thể làm mạnh và vững chắc thành tĩnh mạch, ngăn ngừa các gốc tự do trong lòng mạch. Cụ thể bạn nên bổ sung thực phẩm như kiều mạch, hạt thông hay hạt dẻ ngựa…
Thực phẩm không tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Đường, tinh bột đều là những thứ không tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bởi chúng làm giảm hoạt động của những chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy lão hóa nhanh chóng. Không chỉ vậy chúng làm làm tăng gân, gây nguy cơ gan nhiễm mỡ cao đồng thời làm tăng axit uric gây thận nếu như tiêu thụ quá nhiều đường
- Rượu bia thuốc lá cũng là chất độc hại cho đội chân của bạn
- Những đồ thực phẩm rán, chiên, xào, hay những đồ ăn chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ, muối đều không chỉ ảnh hưởng đến bệnh mạch vành và còn khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn, khiến cản trở lưu thông máu
- Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý được nêu trên thì người bệnh cũng nên lưu ý về chế độ tập luyện thích hợp:
- Béo phì tăng tần sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn . Do vậy nếu như bạn đang thừa cân thì hãy thực hiện giảm cân ngay
- Đi bộ chậm mỗi ngày hay bơi lội là các phương pháp tốt nhất giúp điều trị và phòng tránh bệnh rất tốt.
- Ngâm chân nước ấm rất tốt cho cơ thể, nhưng với người bị suy giãn tĩnh mạch thì không nên ngâm chân bằng nước ấm vì nó sẽ càng làm cho tĩnh mạch bị giãn nhiều hơn và bệnh nặng hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan về bệnh suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh thường gặp phải, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!