Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bênh lỵ amip là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhật: 12/06/2020 13:05 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh lỵ amip là một bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm rõ được bệnh lỵ amip là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào? Thông tin sẽ được chúng tôi cập nhật sớm ở vài viết dưới đây. Các bạn hãy tham khảo nhé!

Bệnh lỵ amip cấp tính là gì?

Bệnh lỵ amip là bệnh do nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột gây nên bởi những sinh vật đơn bào bao gồm E. histolytica và Entamoeba histolytica. Mặc dù đa số những người mắc bệnh lỵ amip đều không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên thì một số người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng bao gồm đau bụng, phân lỏng, đau dạ dày.

Bệnh Lỵ amip là gì? Nguyên nhân và cách trị bệnh

>>Xem thêm: Có nên cắt bao quy đầu không? Khi nào cần cắt bao quy đầu?

Ruột già là bộ phận cư trú của các ký sinh trùng, đây là nơi ưa thích của họ. Nhất là với những người sống trong điều kiện vệ sinh kém, chúng có thể tồn tại trong phân của người bệnh đồng thời cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước. Với các loại rau sống, hoa quả đều có thể bị nhiễm khuẩn nếu như chúng được trồng tại những nơi phân người đã được sử dụng làm phân bón. Theo đó thì ký sinh trùng có thể được lây từ bàn tay bẩn ở những người bệnh và truyền sang những người khác.

Thống kê trên thế giới có khoảng 10% dân số bị nhiễm khuẩn amip, trong đó phổ biến nhất là những người bệnh sống ở Mexico, Ấn Độ, Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi và nhất là những khu vực nhiệt đới tại châu Á. Còn với các nước công nghiệp phát triển thì bệnh lỵ do amip xuất hiện nhiều tại những khu người nhập cư gần đây hay các du khách đến thăm các quốc gia bị lưu hành dịch bệnh lỵ do amip.

Triệu chứng của bệnh Lỵ amip

Nghiên cứu cho thấy trong số những người bệnh Lỵ amip thì có khoảng đến 90% trường hợp bị lây nhiễm amip không có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào đặc trưng. Với những trường hợp amip xâm nhập vào cơ thể thì những dấu hiệu hay triệu chứng trên có thể xuất hiện sau vài tháng. Theo đó những triệu chứng này có thể bao gồm từ như biểu hiện nhẹ, như đau nhẹ hay những tiếng ùng ục phát ra từ bụng dưới. Dưới đây là những triệu chứng toàn diện của vi khuẩn Lỵ amip bao gồm đau bụng dữ dội hoặc tiêu chảy khoảng từ 10 lần hoặc nhiều hơn kèm theo sốt cao. Thường thì tình trạng tiêu chảy này sẽ có triệu chứng đi ngoài ra nước hay có chứa máu và chất nhầy.

Còn với những trường hợp khuẩn lỵ amip này di chuyển đến gan thì có thể gây áp xe gan. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo tình trạng đau ở bên phải phần bụng trên, lá gan lớn và sút cân nghiêm trọng.

Người bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác chưa được kể đến trên đây. Theo đó thì nếu thấy tình trạng bất thường nào người bệnh cũng nên báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip

Nhiều người thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh lỵ amip? Các dược sĩ của Trường Cao Đẳng Y Dược HCM cũng có chia sẻ giải đáp như sau: Vi khuẩn gây bệnh lỵ amip thực tế chỉ là một sinh vật đơn bào. Chúng thường đi vào trong cơ thể của người bệnh khi mà họ ăn thức ăn hay uống nước mà có chứa nang của nó. Bên cạnh đó có một cách xâm nhập khác vào cơ thể là thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với phân có nhiễm khuẩn. Trong đó thì u nang là một hình thức để cho ký sinh trùng hoạt động. Chúng có thể được sống vài tháng trong đất hay tại những môi trường nơi chúng được lắng đọng trong phân. Ngoài ra nang này có thể còn xuất hiện trong phân bón, đất, phân bón hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

Bên cạnh đó những người quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay thụt rửa đại tràng, thì nguy cơ bị lây bệnh cũng sẽ cao hơn.

Khi nang vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ sống trong đường tiêu hóa. Khi vi khuẩn này tiết ra ký sinh trùng ở thể xâm hại sẽ được gọi là thể tư dưỡng. Theo đó thì các ký sinh trùng sinh sản này khi sống trong đường tiêu hóa thì chúng sẽ di chuyển đến ruột già. Tại đây chúng có thể chui sâu vào thành ruột hay tại ruột kết. Người bệnh sẽ có triệu chứng là tiêu chảy ra máu hoặc viêm đại tràng, đồng thời chúng có thể phá hủy các biểu mô.

Vi khuẩn có thể theo phân để ra ngoài môi trường. Theo đó thì những ai có ăn thực phẩm hay đưa tay lên miệng có nhiễm khuẩn này thì rất có thể bị nhiễm bệnh.

Khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào thành ruột, chúng có thể di chuyển vào máu đồng thời đi đến những cơ quan nội tạng khác nhau. Theo đó khi chúng xâm nhập vào một cơ quan nội tạng thì chúng sẽ có khả năng gây nên tình trạng:

  •         Áp xe;
  •         Tình trạng bệnh nặng hơn;
  •         Nhiễm trùng;
  •         Tử vong.

Bệnh Lỵ amip có thể gặp ở bất kỳ ai, là người lớn hay trẻ nhỏ hoặc nam và nữ giới. Do vậy mà khi gặp phải tình trạng này thì tốt nhất người bệnh nên báo cho bác sĩ để được khắc phục triệu chứng và điều trị bệnh kịp thời.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lỵ amip cấp tính?

Phòng ngừa lỵ amip cấp

Theo các chuyên gia y tế thì bệnh lỵ amip có thể gia tăng nếu như nằm trong những trường hợp sau:

  •         Những nơi khí hậu vùng nhiệt đới nóng ẩm có điều kiện vệ sinh không tốt.
  •         Những người đã du lịch đến những địa điểm tại vùng nhiệt đới, vệ sinh kém;
  •         Dân nhập cư tại những quốc gia vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém;
  •         Môi trường sống đông người, vệ sinh kém như nhà tù;
  •         Người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  •         Những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu đồng thời kèm theo tình trạng sức khỏe khác.

Điều trị lỵ amip hiệu quả

Lỵ amip thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó có thể làm cho tình trạng bệnh trở lên tồi tệ hơn nếu không được điều trị kịp thời. Theo đó nếu xuất hiện lỵ amip nhất là ở trẻ em thì tốt nhất  người bệnh nên thực hiện theo hướng điều trị sau:

Phương pháp chẩn đoán lỵ amip

Phương pháp kiểm tra mẫu phân: Một số thí nghiệm trên phân nếu cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn E. histolytica thì đã chứng tỏ người mắc bệnh. Phương pháp này được dùng trong nhiều trường hợp qua đó giúp xác định chẩn đoán chính xác hơn. Dù vậy ở một số trường hợp thì phương pháp chẩn đoán này được coi là không rõ ràng. Theo đó thì bác sĩ có thể thay thế bằng phương pháp soi trực – kết tràng sigma hoặc có thể nội soi đại tràng nhằm giúp bệnh nhân kiểm tra thành ruột và trực tiếp lấy mẫu mô để xét nghiệm. Trong những xét nghiệm này thì bác sĩ sẽ đưa một số dụng cụ mỏng, nhẹ đặt vào trực tràng và đại tràng nhằm soi một cách trực tiếp.

Bên cạnh đó một số trường hợp khác có thể được chỉ định xét nghiệm máu. Đó là những bệnh nhân bị nhiễm trùng đã xâm lấn vào thành ruột hay một số những cơ quan khác trong cơ thể bao gồm gan. Dù vậy thì xét nghiệm máu vẫn có thể cho kết quả dương tính nếu người bệnh có tiền sử bệnh lỵ do amip ngay khi tiến hành xét nghiệm mà bạn không mắc bệnh.

Bệnh lỵ amip điều trị như thế nào?

Bệnh lỵ do vi khuẩn amip có thể được các bác sĩ tiến hành điều trị bằng một số thuốc kháng sinh, tuy nhiên người bệnh nhớ thực hiện theo phá đồ của bác sĩ. Bao gồm liều lượng, số lượng và thời gian dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Nếu những ký sinh trùng trên làm ảnh hưởng đến các mô ruột, và cả hệ thống tiêu hóa hay bao gồm tất cả những bộ phận của cơ thể thì người bệnh tốt nhất cần phải được kiểm tra và có phương pháp điều trị cần thiết.

Phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện trong trường hợp các mô ruột kết hoặc phúc mạc có lỗ thủng.

Thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp

Ngoài phương pháp điều trị trên thì người bệnh có thể cải thiện được tình trạng hay hạn chế những triệu chứng bệnh bằng những phương pháp dưới đây. Theo đó thì người bệnh nên thực hiện các lối sống lành mạnh và một số biện pháp khắc phục như sau đối với bệnh lỵ amip cấp tính:

  •         Thực hiện nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường. Đây là chìa khóa giúp bệnh nhân phòng ngừa bệnh lỵ do amip. Nhất là khi bạn đang chuẩn bị và ăn thức ăn;
  •         Với các loại rau sống hay trái cây cần được rửa một cách cẩn thận trước khi ăn;
  •         Nên sử dụng nước đóng chai hay nước giải khát không chứa cồn khi đi du lịch;
  •         Đun nước sôi đồng thời xử lý nước với i-ốt;
  •         Hạn chế dùng đá cục tại những cơ sở chế biến đá hay dùng nước tại sông, kênh;
  •         Không nên dùng sữa, phô mai hay những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng khác;
  •         Không nên ăn những loại thực phẩm không được vệ sinh ở đường phố;
  •         Sau khi đi vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nhớ là cả trước khi chế biến thức ăn.

Trên đây là những thông tin về lỵ amip hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990