Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Áp xe phổi có lây không? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 23/06/2020 12:24 | Người đăng: Lường Toán

Áp xe phổi là tình trạng bệnh không còn xa lạ với nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết áp xe phổi có nguy hiểm không, có lây không? Thông tin sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu bệnh áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi rất phổ biến hiện nay. Tình trạng này xảy ra do sự hoại tử hóa lỏng của các mô phổi xảy ra các ổ mủ, sưng mủ,… từ đó hình thành các lỗ sâu, bên trong có chứa chất lỏng hay các mảnh vụn hoại tử do nhiễm vi khuẩn hay còn được gọi là mủ. Theo đó thì vi khuẩn là tác nhân chính gây ra áp xe phổi, ngoài ra thì bệnh còn có thể do các ký sinh trùng gây ra.

Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không?

>>Xem thêm: Chuột rút do nguyên nhân nào? Cách xử lý chuột rút hiệu quả

Bệnh áp xe phổi được chia làm 2 loại:

  • Bệnh áp xe phổi do nguyên phát: Hình thành các ổ nung mủ trên một lá phổi lành lặn, trước đây chưa từng có bệnh lý về phổi hay chưa từng bị tổn thương nào. Tình trạng này xuất phát từ quá trình nhu mô phổi ở hiện tại. Hiểu đơn giản là nguyên nhân nguyên phát của bệnh áp xe phổi thường hình thành ở người có lá phổi khỏe mạnh bình thường. Những tác nhân gây bệnh thường là vi khuẩn phế cầu, tụ cầu vàng hay liên cầu. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu hoặc con đường phế quản,…
  • Bệnh áp xe phổi do thứ phát: Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân đã có các bệnh lý về phổi trước đó. Các ổ mủ này thường hình thành ở một lá phổi có tiền sử bệnh, hay còn gọi là biến chứng của tình trạng khác bao gồm: giãn phế quản, nang phổi, thuyên tắc mạch máu hay vỡ áp xe ngoài phổi lan vào,…

Áp xe phổi có nguy hiểm không?

Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không?” Đây có lẽ là băn khoăn, lo lắng của đa số người bệnh khi phát hiện bệnh này. Hầu Thường những bệnh nhân khi phát hiện ra tình trạng này đều ở thể diễn biến nặng và nguy hiểm, do vậy cần được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Bởi nếu không áp xe phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có nguy cơ gây tử vong.

Một số biến chứng thường gặp ở bệnh áp xe phổi bao gồm:

  • Người bệnh có cơ thể bị suy kiệt thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến suy thận, suy tim rồi tử vong.
  • Ho ra máu: người bệnh sẽ bị ho liên tục có thể gây ra tình trạng tổn thương nặng đồng thời có thể khiến cho các mạch máu bị vỡ trong cơ thể từ đó dẫn đến việc ho ra máu. Nguy hiểm nhất là tình trạng bị áp xe ở gần rốn phổi thì nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời..
  • Gây tràn mủ màng phổi: Một biến chứng phổ biến do áp xe phổi gây ra đó là tràn mủ màng phổi. Đó là khi những vết áp xe bị vỡ sẽ thông đến màng phổi đồng thời gây ra tình trạng tràn mủ màng phổi sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
  • Gây hoại tử phổi: Người bệnh áp xe phối nếu như bị suy giảm miễn dịch thì diễn biến dẫn đến hoại tử phổi rất nhanh.
  • Làm nhiễm trùng đường huyết: Đó là tình trạng vi khuẩn tại các ổ mủ có khi bị vỡ ra thì chúng có thể xâm nhập vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc và tử vong. 
  • Bên cạnh đó, áp xe phổi còn gây ra một số biến trứng khác làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh bao gồm: áp xe não, xơ phổi, hay giãn phế quản,…

Áp xe phổi sống được bao lâu?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM đã chia sẻ ở trên thì áp xe phối là một căn bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Ngày nay với sự phát triển của y học thì bệnh áp xe phổi sẽ có nhiều cách điều trị và mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì tình trạng này sẽ cải thiện và trở lại cuộc sống bình thường. Và ngược lại nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Vậy bệnh áp xe phổi sống được bao lâu? Như vậy phần nào đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi trên, đó là phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý ở mỗi người và phương pháp điều trị khác nhau.

Áp xe phổi có lây không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh áp xe phổi có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh theo các con đường sau :

  • Lây qua đường thở – phế quản: Nguyên nhân là do hít phải vi khuẩn gây bệnh ở trong môi trường không khí vào phổi. Trường hợp bị nhiễm trùng ở khoang miệng, mũi, họng hoặc có thể do những dị vật tại đường thở, trào ngược dạ dày,…
  • Lây qua đường huyết: Một số bệnh lý có thể gây ra những tổn thương tại phổi bao gồm viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng đường máu, tiêm tĩnh mạch,….
  • Lây qua đường kế cận: Nguyên nhân có thể do tình trạng áp xe dưới cơ hoành, áp xe đường mật hay áp xe gan, …cũng có thể khiến cho áp xe phổi bị vỡ.

Áp xe phổi có nguy hiểm không?

Qua những thông tin trên đây có thể giải đáp được câu hỏi” áp xe phổi có nguy hiểm không?” Nhấn mạnh lại, đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng như:

  • Tràn mủ màng phổi: tình trạng áp xe phổi nếu được điều trị trong thời gian dài mà không khỏi, hoặc nếu như các ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi thì có thể là nguyên nhân gây nên tràn mủ màng phổi, viêm mủ trung thất, tràn khí màng phổi nặng, thậm chí là viêm mủ màng tim.
  • Ho có máu: Xuất hiện những cơn ho kèm theo máu thường gặp với trường hợp bệnh nhân bị áp xe phổi. Nguyên nhân là do bị vỡ những mạch máu lớn, nhất là vỡ ổ áp xe ở gần rốn phổi.
  • Nhiễm trùng huyết, suy hô hấp nặng: Nếu tình trạng ô áp xe bị vỡ giải phóng vi khuẩn thì chúng có thể xâm nhập vào máu gây ra những biến chứng nhiễm trùng huyết. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng ở người bệnh.
  • Bên cạnh đó tình trạng áp xe phổi cũng là nguyên nhân gây xơ phổi, giãn phế quản hay tình trạng thận nhiễm bột hoặc áp xe não.

Điều đó có thể thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe phổi như thế nào. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo bệnh nên được phát hiện sớm thì điều trị hiệu quả và hạn chế biến chứng.

Cách điều trị bệnh áp xe phổi hiệu quả

Bệnh áp xe phổi có thể lây lan sang người khác

Tùy vào từng tình trạng bệnh áp xe phối ở mỗi người sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là hai cách chữa bệnh áp xe phổi hiệu quả mà bạn cần nắm được:

  • Điều trị áp xe phổi bằng phương pháp nội khoa

Nguyên tắc điều trị áp xe phổi bằng nội khoa là lựa chọn kháng sinh phù hợp với nguyên nhân gây bệnh. Đa số những trường hợp bệnh được chỉ định dùng thuốc Penicillin. Người bệnh cũng có thể được kết hợp 2 loại thuốc kháng sinh, liều cao, kéo dài cho đến khi giảm hẳn triệu chứng bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc điều trị triệu chứng kết hợp: thuốc hạ sốt, Long đờm, thuốc an thần, bù nước và điện giải.

Dẫn lưu ổ áp xe: Thuốc dẫn lưu tư thế được kết hợp với biện pháp vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả.

  • Điều trị áp xe phổi bằng ngoại khoa

Phương pháp này được chỉ định sử dụng với trường hợp áp xe phổi chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc những trường hợp được điều trị nội khoa đúng phương pháp nhưng không mang lại hiệu quả sau khi hết 3 tháng.

Người bệnh có thể được chỉ định phương pháp cắt thùy phổi hoặc cắt cả 1 bên phổi. Với trường hợp dùng kháng sinh hiệu quả thì không cần phải phẫu thuật

  • Chăm sóc và phòng ngừa bệnh áp xe phổi

Việc điều trị bệnh áp xe phổi rất tốn kém, phức tạp và thời gian dài . Bên cạnh đó bệnh có tính chất lây lan và nghiêm trọng hơn. Bởi vậy người chăm sóc và người bệnh cần phải tuân thủ các biện pháp sau:

  • Tuân thủ giữ gìn vệ sinh răng miệng, mũi và họng thường xuyên nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm lan từ trên xuống phổi.
  • Giữ ấm vào mùa lạnh bằng cách mặc nhiều quần áo ấm, nhất là giữ ấm vùng cổ và ngực.
  • Tránh các dị vật bị rơi vào đường thở như thức ăn hay hạt cơm.
  • Thực hiện phương pháp điều trị tích cực, đúng theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa với những trường hợp bị  nhiễm khuẩn tai – mũi - họng hoặc răng – hàm - mặt.

Với những thông tin của bệnh áp xe phổi trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Lưu ý thông tin này không thay thế được lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh tốt nhất hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn, nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo.... bien-chung-thuy-dau-nhu-the-nao-cach-phong-ngua-benh-thuy-dau-hieu-qua Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu nhận biết, Biến chứng, Cách phòng Bệnh thủy đậu có thể xảy ra bất kỳ ai, không phân biệt giới tính độ tuổi. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng nếu như không được điều trị đúng cách... ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong-co-chua-duoc-khong Ung thư da có nguy hiểm không? Có chữa được không? Ung thư da là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Vậy ung thư da có nguy hiểm không có chữa được... ho-khac-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Ho khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Ho khạc ra máu là tình trạng  khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp... vitamin-k-co-tac-dung-gi-nen-an-gi-de-bo-sung-vitamin-k-cho-co-the Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K? Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K cho cơ thể? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm của các...
Xem thêm >>



0899 955 990