Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

5 Lợi Ích Và Tác Hại Của Ánh Nắng Mặt Trời Cần Chú Ý

Cập nhật: 01/11/2022 10:30 | Người đăng: Ánh Vũ

Ánh nắng mặt trời có thể gây ra nhiều tác hại với làn da và sức khỏe con người, tuy nhiên thì cũng có nhiều lợi ích để bạn khám phá. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu về lợi ích và tác hại của ánh nắng mặt trời để bạn đọc tham khảo.


Ánh sáng mặt trời có rất nhiều lượi ích với sức khỏe

1. Lợi ích của ánh nắng mặt trời với sức khỏe

1.1. Xương chắc khỏe hơn nhòe ánh sáng mặt trời

Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào thời điểm sáng sớm sẽ giúp cơ thể tổng hợp được rất nhiều vitamin D giúp cho xương phát triển chắc khỏe hơn. Trong một nghiên cứu của nhà khoa học người Anh đã chỉ ra rằng: “Tỉ lệ gãy xương ở người cao tuổi cao hơn 40% khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D”.

Lợi ích của ánh sáng mặt trời ở phần lớn các nước ở phía Bắc châu Âu rất thấp nên các quốc gia này luôn bổ sung hàm lượng vitamin D vào trong sữa để có thể bù đắp được lượng vitamin D không được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời.

1.2. Ánh sáng mặt trời làm cho làm da khỏe khoắn hơn

Hầu hết các chị em phụ nữ đều rất sợ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì cho rằng mình sẽ bị đen, sạm da thậm chí là ung thư da.

Nhưng ngoài những ảnh hưởng tiêu cực đối với làm da thì ánh sáng mặt trời cũng có rất nhiều lợi ích như giúp cho làn da khỏe mạnh hơn và chống lại được các tác nhân gây nên bệnh vảy nến, chàm… Khi ở nhiệt độ cao, độ sát khuẩn của ánh sáng mặt trời rất tốt, có thể ngăn chặn và tiêu diệt một số loại vi khuẩn.

1.3. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng ánh sáng mặt trời

Các kháng thể và lượng bạch cầu trong máu có thể tăng lên đáng kể nhờ thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Lợi ích của ánh sáng mặt trời cũng có thể làm tăng vận chuyển hồng cầu và oxy trong máu.

Cơ thể sẽ rất dễ bị mắc phải những loại bệnh như viêm họng, viêm phổi, cảm cúm vào mùa mưa hay mùa ẩm ướt vì vào mùa này có rất ít ánh sáng mặt trời nên lượng vi khuẩn sẽ tăng cao. Chính vì thế, ánh sáng mặt trời là thực sự cần thiết đối với sức khỏe của chúng ta.


Ánh sáng mặt trời giúp tăng cường hệ sức khỏe tim mạch

1.4. Ánh sáng mặt trời giúp tăng cường hệ sức khỏe tim mạch

Vì máu sẽ được lưu thông tốt hơn và khả năng vận chuyển oxy, hồng cầu cũng tăng lên đáng kể nhờ ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, ánh sáng mặt trời đã mang lại lợi ích với hệ tim mạch sẽ phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu hệ tuần hoàn của máu tốt thì sức khỏe của bạn cũng được cải thiện đáng kể.

1.5. Ánh sáng mặt trời có thể làm cho tâm trạng của bạn tốt hơn

Những tác dụng của ánh sáng mặt trời đối với sức khỏe đã được nêu trên. Khi sức khỏe tốt thì bạn cũng cảm thấy vui vẻ, tâm trạng thoải mái và tinh thần sẽ minh mẫn hơn.

Ở một số nước Châu Âu vào mùa lạnh sẽ thiếu ánh sáng mặt trời. Chính nguyên nhân này đã gây ra căn bệnh trầm cảm, rối loạn cảm xúc vào mùa đông. Người ta hay gọi căn bệnh này với các tên  “U sầu mùa đông”.

2. Tác hại của ánh nắng mặt trời với làn da

Ánh nắng mặt trời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người là điều không thể phủ nhận, dẫu vậy thì chúng ta cũng không thể lạm dụng. Nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều sẽ bị cảm nắng, bỏng da, hỏng mắt, da sần sùi, khô, sạm và đặc biệt tăng nguy cơ bị ung thư da.

Ung thư da do nguyên nhân: Đó là kết quả của sự phát triển bất thường của những tế bào da mà thủ phạm chính là tia UVA và tia UVB có trong ánh nắng mặt trời. Người làm việc trong môi trường phải ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ có nguy cơ bị ung thư sắc tế bào cao hơn người làm việc thường xuyên dưới nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày.

Dưới đây là những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da:

2.1. Ánh nắng mặt trời đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Tình trạng phơi nắng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương và lão hóa da với biểu hiện rõ rệt là khiến cho da kém đàn hồi, mỏng hơn. Điều đó dễ khiến xuất hiện nhiều nếp nhăn và tàn nhang nhiều hơn.

2.2. Ánh nắng mặt trời tăng mắc bệnh ngoài da

Tác hại của ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khởi phát và gia tăng nguy cơ mắc bệnh về da do nhạy cảm với ánh sáng như trứng cá đỏ, herpes môi, sạm da…

2.3. Ánh nắng mặt trời càng làm tổn thương cho đôi mắt

Tia nắng mặt trời gây nhiều tác hại với đôi mắt, cường độ cao khi nhìn trực tiếp vào “quả cầu lửa” càng gây ra nhiều tác hại cho võng mạc và thị lực của người quan sát.

2.4. Tăng sự sinh sản tế bào sừng do ánh nắng mặt trời

Tia UVB trong ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng sự sản sinh tế bào sừng của da làm dày lên lớp thượng bì, nhất là lớp sừng.

Tác hại ánh nắng mắt trời gây ra sự  phát triển tầng sừng này, là nguyên nhân của nhiều bất lợi cho da, nhất là với người bị mụn trứng cá. Đây là nguyên nhân làm tăng sự ứ đọng chất bã, cồi mụn, xuất hiện những sang thương viêm chỉ trong vài tuần sau khi phơi nắng.

3. Biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Dưới đây là những biện pháp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời tốt nhất:

  • Thời gian cực điểm của mặt trời (từ 9h sáng đến 4h chiều) bạn nên tránh ra ngoài đường
  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
  • Bảo vệ da bằng các thiết bị bảo vệ da như quần áo, kem chống nắng, mũ, kính râm.
  • Dùng kem chống nắng có độ chống nắng vừa phải với da và bảo vệ tốt nhất 
  • Thoa kem chống nắng trước 20 phút khi ra nắng với hàm lượng vừa đủ. Cách mỗi 2 giờ thì nên thoa lại, nhất là sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều

Cơ thể bạn sẽ có những cải thiện tích cực nếu thường xuyên được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tại một thời điểm cố định. Thời gian tốt nhất để bạn tận hưởng ánh sáng mặt trời mà không sợ những tác nhân gây hại cho da chính là từ 6-9 giờ sáng hoặc 16-17 giờ chiều. Mỗi lần bạn chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng từ 10-20 phút.

Bài viết trên đây giúp bạn nắm được những lợi ích và tác hại của ánh nắng mặt trời hi vọng hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990