Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không là thắc mắc được nhiều bạn thí sinh quan tâm trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình. Hiểu rõ lo lắng của các bạn, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã có những chia sẻ để giải đáp chi tiết.
Tìm hiểu một chút về Y sĩ đa khoa
Y sĩ đa khoa là một chức danh trong chuyên ngành Y tế, có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho các Bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh hằng ngày.
Với trình độ Đại học trở lên thì sẽ được gọi là Bác sĩ đa khoa, còn trình độ thấp hơn sẽ được gọi là Y sĩ đa khoa. Sau khi học xong chương trình Y sĩ đa khoa người học hoàn toàn có thể liên thông lên Bác sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?
Y sĩ đa khoa không được phép mở phòng khám, chỉ được tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế theo quy định. Để được mở phòng khám, Y sĩ cần phải học liên thông lên Bác sĩ để đủ điều kiện cấp phép hành nghề.
Tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và theo Luật Khám chữa bệnh 15/2023/QH15 quy định người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Phải là Bác sỹ và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.
- Phải có kinh nghiệm thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
Như vậy, theo quy định trên thì Y sĩ đa khoa chưa đủ điều kiện để mở phòng khám, nhưng có thể làm tại các phòng khám do Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Vì chỉ cần nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn lên Bác sĩ tương đương với bậc Đại học và đáp ứng những quy định được đề ra là có thể mở được phòng khám bình thường.
➤ Bạn đọc xem thêm thông tin: Học Cao đẳng Y sĩ đa khoa ở đâu uy tín chất lượng?
Y sĩ đa khoa muốn mở phòng khám cần làm gì?
Y sĩ đa khoa muốn được mở phòng khám thì việc cần làm trước tiên chính là nâng cao trình độ và bằng cấp lên Bác sĩ, tức là các bạn cần phải học liên thông lên hệ Đại học Bác sĩ đa khoa. Ngoài ra các bạn cần phải đảm bảo đủ các điều kiện như dưới đây:
- Y sĩ đa khoa cần phải thực hành tại bệnh viện ít nhất là 12 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề và bắt đầu hoạt động chính thức.
- Cá nhân hành nghề không được thuộc các trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị quản chế hành chính, đang trong thời gian bị kỷ luật.
- Cá nhân chịu trách nhiệm cho phòng khám phải là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám, được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua các kiểm tra đánh giá năng lực cũng như đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe.
- Với người nước ngoài, cần phải đáp ứng về năng lực tiếng Việt theo quy định từ Chính phủ.
>>> Bạn đọc tham khảo thêm: Chương trình đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa đầy đủ nhất
Chi phí mở và hoạt động phòng khám
Ngoài vấn đề Y sĩ có được mở phòng khám không thì bạn cũng cần quan tâm đến chi phí mở và hoạt động phòng khám. Để mở một phòng khám đòi hỏi sự đầu tư không hề nhỏ và chi phí này có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những khoản chi phí chính mà bạn cần phải quan tâm đến:
- Chi phí thuê hoặc mua đất, mặt bằng.
- Chi phí xây dựng phòng khám.
- Chi phí đầu tư trang thiết bị và vật tư Y tế.
- Chi phí trang thiết bị văn phòng.
- Chi phí cấp phép và giấy phép.
- Chi phí nhân sự.
- Chi phí vận hành hằng ngày.
- Chi phí quảng cáo (nếu có).
Ngoài ra còn nhiều khoản chi phí khác, để đảm bảo quá trình mở phòng khám diễn ra suôn sẻ và thuận lợi bạn nên nên có kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết nhất.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi: "Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không". Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn xác định được hướng đi cụ thể cho bản thân. Chúc bạn sẽ thành công trên con đường mà bản thân đã lựa chọn. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây để cập nhật những kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.