Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Y sĩ đa khoa có được tiêm filler không? Giải đáp chi tiết

Cập nhật: 21/09/2024 16:52 | Người đăng: Thúy Hạnh

Tiêm filler là thủ thuật làm đẹp phổ biến, đơn giản, hiệu quả nhưng không phải ai mặc áo blouse cũng đều có thể tiêm filler. Vậy ai được phép tiêu filler? Y sĩ đa khoa có được tiêm filler không? Đây là thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang theo học tại trường Cao đẳng Y dược. Cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Học tiêm filler cần bằng cấp gì?

Tiêm filler hay còn gọi là chất làm đầy là phương pháp làm đẹp phổ biến được ưa chuộng bởi khả năng làm đầy thể tích vùng hõm thiếu mô, cải thiện tình trạng chảy xệ và giúp khuôn mặt cân đối hơn. Hiện có rất nhiều loại filler như: chất làm đầy tổng hợp (sử dụng vật liệu nhân tạo), chất làm đầy tự nhiên có trong cơ thể, hay sử dụng mỡ tự thân của chính mình.

y-si-da-khoa-co-duoc-tiem-fille-khong
Học tiêm filler cần bằng cấp gì?

Học tiêm filler cần bằng cấp gì? Thực tế để có thể tiêm filler cho người khác, người tiêm phải có chứng chỉ hành nghề, phải được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực, cụ thể:

  • Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông.
  • Bằng cấp Y khoa liên quan: bằng Đại học chính quy như Bác sĩ da liễu, Bác sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ đa khoa,…
  • Chứng chỉ hành nghề tiêm filler theo đúng quy định.

Y sĩ đa khoa có được tiêm filler không?

Nhiều thí sinh chọn theo học ngành Y sĩ đa khoa với mong muốn sau khi tốt nghiệp có thể làm về tiêm filler. Vậy thực chất Y sĩ đa khoa có được tiêm filler không? Theo điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 người được phép tiêm filler đúng quy định là Bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ.

Bản chất filler thường không phải là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân (trừ những người có cơ địa dễ mẫn cảm), mà kỹ thuật tiêm mới là yếu tố thường gặp gây nên biến chứng sau tiêm.

Nếu kỹ thuật tiêm của người thực hiện không đúng, sai vị trí hoặc lượng filler sử dụng để làm đầy không phù hợp với vùng da điều trị cũng có thể gây biến chứng, phổ biến là đỏ da, sưng tấy, đau nhức, bầm tím, cảm giác ngứa ngáy, phát ban.

Ngoài ra, tiêm filler cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Hoại tử da;
  • Nhiễm trùng vùng tiêm, thậm chí là lan sang các khu vực bên cạnh, nặng nhất là nhiễm trùng máu;
  • Rò rỉ filler ở tại vị trí tiêm;
  • Xuất hiện khối u nhỏ, các nốt sần xung quanh vị trí tiêm, có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ;
  • U hạt là một loại phản ứng viêm với filler.

Người thực hiện tiêm filler cần hiểu rõ cấu trúc giải phẫu, có kiến thức chuyên môn quy trình thực hiện, đến phát hiện và xử trí biến chứng để bảo đảm mang lại kết quả thẩm mỹ an toàn tối ưu.

Chính vì thế, Y sĩ đa khoa không được phép tiêm filler dù có chứng chỉ hành nghề, được đào tạo chuyên môn do bằng cấp Y khoa không phải là bằng Bác sĩ.

Y sĩ đa khoa có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học, bao gồm làm việc tại các cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân. Tuy nhiên, tiêm filler và các thủ thuật thẩm mỹ thường không nằm trong phạm vi công việc của họ nếu không có đào tạo chuyên sâu. Để hiểu rõ hơn về các công việc mà Y sĩ đa khoa có thể đảm nhận, hãy tìm hiểu về Y sĩ đa khoa có thể làm gì sau khi tốt nghiệp.

y-si-da-khoa-co-duoc-tiem-fille-khong
Người thực hiện tiêm filler phải là y bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn về ngành

Chứng chỉ cần có khi hành nghề tiêm filler

Để có thể thực hiện, cung cấp dịch vụ tiêm filler Bộ quy định rõ ràng phải đảm bảo 2 loại giấy tờ quan trọng. Dưới đây là thông tin chi tiết 2 loại chứng chỉ để được phép hoạt động tiêm filler:

Chứng chỉ hành nghề tiêm filler

Chứng chỉ hành nghề tiêm filler rất quan trọng đối với bác sĩ thẩm mỹ. Theo quy định của pháp luật, người thực hiện tiêm filler bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề tiêm filler được cấp từ Bộ Y tế.

Đây là yếu tố cần để đánh giá năng lực người thực hiện tiêm filler, đảm bảo họ nắm vững các kiến thức, kỹ thuật chuyên môn và quy trình tiêm filler an toàn và hiệu quả.

Chứng chỉ hành nghề spa

Chứng chỉ hành nghề spa rất cần cần thiết, không kém gì so với chứng chỉ tiêm filler. Vì đây là bằng chứng nhận bắt buộc các bạn phải được cấp từ những cơ sở hoạt động và kinh doanh các dịch vụ thẩm mỹ.

Theo Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, toàn bộ các trung tâm cung cấp dịch vụ làm đẹp phải sở hữu chứng chỉ hành nghề này.

Hiện nay, Việt Nam đang có 3 loại chứng chỉ hành nghề spa khác nhau mà bạn cần biết gồm:

  • Chứng chỉ do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp: Đây là loại chứng chỉ được ban hành theo quy định pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Được chấp thuận kể cả khi các bạn muốn mở thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp.
  • Chứng chỉ do trung tâm dạy nghề cấp: Đây là chứng nhận được cấp bởi nơi đào tạo khi bạn đã hoàn thành khóa học thẩm mỹ. Các bạn có thể sử dụng tấm bằng này để mở cơ sở hoạt động spa của riêng mình. Tuy nhiên, các bạn cần phải đảm bảo rằng tấm bằng do đơn vị uy tín cấp cho và có giá trị.
  • Chứng chỉ quốc tế: Đây là loại chứng chỉ có liên kết với nước ngoài, được cấp bởi hội đồng thẩm định từ các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ trên quốc tế như ITEC, CIDESCO, CIBTAC…

Bên cạnh những điều kiện về chứng chỉ trên, để theo đuổi lĩnh vực thì các bạn cũng cần phải có sự kiên trì và niềm đam mê. Trước khi theo đuổi thì các bạn nên có một định hướng nghề nghiệp nhất định, rõ ràng để có thể phát triển, theo đuổi lâu dài chẳng hạn như cần nắm vững kiến thức Y khoa là điều cần thiết, tránh các rủi ro thẩm mỹ.

Như bạn thấy đó, Y sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp sẽ có những phạm vi hành nghề cụ thể khác nhau. Bao gồm các công việc chăm sóc sức khỏe cơ bản, sơ cấp cứu và hỗ trợ bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo tuân thủ quy định và pháp luật trong ngành y tế, Y sĩ cần hiểu rõ phạm vi công việc mà mình được phép thực hiện. Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy xem thêm về Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa.

Tiêm filler không chỉ mang lại vẻ đẹp căng bóng cho da mà còn giúp người tiêm tự tin hơn với vẻ ngoài của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiêm cho người khác. Thông qua bài “Y sĩ đa khoa có được tiêm filler không? Mong rằng các bạn đã hiểu hơn về tiêm filler cũng như biết ai mới là người được phép tiêm filler đảm bảo hiệu quả và ngừa rủi ro không may theo đúng quy định của pháp luật.

Thông tin hữu ích khác
y-si-co-duoc-ke-don-thuoc-khong Hỏi đáp: Y sĩ có được kê đơn thuốc không? Y sĩ có được kê đơn thuốc không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm về ngành học thú vị này đặt ra. Để tìm hiểu chi tiết hơn,... hoc-y-si-da-khoa-online Học Y sĩ đa khoa online được không? Giải đáp chi tiết Học Y sĩ đa khoa online được không? Đây là câu hỏi được nhiều học sinh hay những người đã đi làm quan tâm. Học từ xa giúp người học tiết kiệm... chung-chi-hanh-nghe-y-si-da-khoa Chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa là gì? Điều kiện cấp thế nào? Nhiều bạn sinh viên theo học ngành Y sĩ đa khoa vẫn chưa nắm rõ điều kiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa như thế nào? Trong bài... pham-vi-hanh-nghe-cua-y-si-da-khoa Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa khác nhau như thế nào? Nhiều bạn thí sinh hiện đang chưa hiểu rõ về hai vị trí công việc này.... y-si-da-khoa-co-duoc-mo-phong-kham Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không? Cần điều kiện gì? Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không được nhiều bạn thí sinh quan tâm trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của... y-si-da-khoa-lam-gi Y sĩ đa khoa là gì? Học cao đẳng y sĩ đa khoa ra làm gì? Nhiều bạn thí sinh đang quan tâm đến ngành Y sĩ đa khoa, nhưng vẫn chưa biết Y sĩ đa khoa là gì? Sau khi ra trường làm gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới...
Xem thêm >>



0899 955 990