Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa là gì? Điều kiện cấp thế nào?

Cập nhật: 05/09/2024 14:53 | Người đăng: Thúy Hạnh

Y sĩ đa khoa là chức danh chuyên môn chưa phải là giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Nhiều bạn sinh viên theo học ngành Y sĩ đa khoa vẫn chưa nắm rõ điều kiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa như thế nào? Trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến giấy phép hành nghề Y sĩ đa khoa, hãy cùng theo dõi nhé!

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa là yêu cầu mà mỗi Y sĩ dù làm tư nhân hay trong môi trường nhà nước đều cần có. Chứng chỉ này chứng minh người Y sĩ có đủ điều kiện hành nghề, đủ chuyên môn, tay nghề đáp ứng yêu cầu khám – chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền.

Người Y sĩ khi có chứng chỉ hành nghề có thể tham gia vào công tác khám chữa bệnh tại phòng khám tư hoặc bệnh viên tư. Họ cũng được mở cở sở dịch vụ tiêm, thay băng, đo nhiệt độ, đo huyết áp hoặc cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà,... Bên cạnh đó chứng chỉ hành nghề này còn là điều kiện giúp các Y sĩ khi thi học liên thông lên Đại học, Cao đẳng Y sĩ đa khoa.

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa

Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

“Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

  1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
  2. a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
  3. b) Giấy chứng nhận là lương y;
  4. c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  5. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  6. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
  7. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự."

Y sĩ đa khoa là ngành học sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng và chuyên môn về đa dạng lĩnh vực khác nhau của Y học. Theo điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với y sỹ như sau:

“Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành

  1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
  2. a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;
  3. b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;...
  4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp."

Như vậy người Y sĩ phải qua thời gian thực hành 12 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới được cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa. Bạn có thể muốn tìm hiểu chi tiết thông tin hơn về Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa có thể tham khảo thêm.

Giấy phép hành nghề Y sĩ đa khoa có thời hạn bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa được cấp đối với hồ sơ nộp trước 01 tháng 01 năm 2024 thì sẽ được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề Y sĩ đa khoa và thực hiện gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.

Đây chủ trương đúng đắn để nâng cao chất lượng của đội ngũ y tế, đòi hỏi các cán bộ cần liên tục bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng để có đủ điều kiện gia hạn giấy phép.

Giấy tờ cần có để xin cấp giấy phép hành nghề Y sĩ đa khoa

Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam như sau:

"Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
  3. a) Văn bằng chuyên môn y;
  4. b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
  5. c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
  6. d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.

  1. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  2. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
  3. Phiếu lý lịch tư pháp.
  4. Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  5. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn."

Hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy phép hành nghề Y sĩ đa khoa

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

Bước 1: Giao nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.

Bước 3: Cấp chứng chỉ hành nghề

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Hy vọng những thông tin về chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa được Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ, từ đó có những định hướng chính xác cho tương lai bản thân.

Thông tin hữu ích khác
pham-vi-hanh-nghe-cua-y-si-da-khoa Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa khác nhau như thế nào? Nhiều bạn thí sinh hiện đang chưa hiểu rõ về hai vị trí công việc này.... y-si-da-khoa-co-duoc-mo-phong-kham Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không? Cần điều kiện gì? Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không được nhiều bạn thí sinh quan tâm trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của... y-si-da-khoa-lam-gi Y sĩ đa khoa là gì? Học cao đẳng y sĩ đa khoa ra làm gì? Nhiều bạn thí sinh đang quan tâm đến ngành Y sĩ đa khoa, nhưng vẫn chưa biết Y sĩ đa khoa là gì? Sau khi ra trường làm gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới... chuong-trinh-dao-tao-cao-dang-y-si-da-khoa Khung chương trình đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa Ngành Cao đẳng Y sĩ đa khoa nhận được sự quan lớn từ các bạn thí sinh. Cùng tìm hiểu về chương trình đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa để hình dung... hoc-cao-dang-y-si-da-khoa-o-dau Các Trường cao đẳng đào tạo Y sĩ đa khoa uy tín Vì có tính chất thời gian đào tạo ngắn và cơ hội việc làm lớn, nên ngành Cao đẳng Y sĩ đa khoa được nhiều bạn thí sinh lựa chọn theo học. Nếu chưa... chuc-nang-nhiem-vu-cua-y-si-da-khoa 5 Chức năng nhiệm vụ của Y sĩ đa khoa hiện nay Y sĩ đa khoa có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Để hiểu rõ hơn về chức năng nhiệm vụ của Y sĩ đa khoa các bạn theo...
Xem thêm >>



0899 955 990