Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hỏi đáp: Y sĩ có được kê đơn thuốc không?

Cập nhật: 21/10/2024 15:04 | Người đăng: Thúy Hạnh

Y sĩ có được kê đơn thuốc không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm về ngành học thú vị này đặt ra. Để tìm hiểu chi tiết hơn, trong bài viết dưới đây, ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn về ngành Y sĩ hãy cùng theo dõi!

Y sĩ có được kê đơn thuốc không?

Ngành Y sĩ là một ngành thuộc lĩnh vực Y khoa, bất kỳ phòng khám hay cơ sở Y tế nào cũng cần có người Y sĩ. Họ là người hỗ trợ trực tiếp các bác sĩ trong quá trình thăm khám, chữa bệnh cũng như đảm bảo quy định, nề nếp của phòng khám, cơ sở y tế nói chung.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Cụ thể,  theo Khoản 7, Khoản 8 Điều 4 Thông tư 52/2017/TT-BYT có ghi nhận:

“7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh.”

Như vậy, Y sĩ vẫn có thẩm quyền kê đơn thuốc cho người bệnh và được khám chữa bệnh theo phạm vi phân cấp chuyên môn. Tuy nhiên, quyền hạn này vẫn có những giới hạn nhất định. Do đó, để hiểu rõ hơn về vai trò mà y sĩ đảm nhận trong quá trình làm việc. Các bạn cũng nên tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của Y sĩ đa khoa. Bài viết đó sẽ giúp bạn có thể nhìn sâu hơn.

Y sĩ có được kê đơn thuốc không?
Y sĩ có được kê đơn thuốc không?

Y sĩ cần tuân thủ nguyên tắc nào khi kê đơn thuốc?

Các Y sĩ cần tuân thủ các nguyên tắc khi kê đơn thuốc để đảm bảo an toàn và chăm sóc bệnh nhân được tốt nhất, cụ thể:

- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.

- Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.

- Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày, trừ trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS; kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất.

- Không được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm.

Nội dung kê đơn thuốc phải đạt những yêu cầu nào?

Dưới đây là yêu cầu chung với nội dung đơn thuốc mà Y sĩ cần tuân thủ:

- Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các Mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.

- Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.

- Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ.

- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.

  • Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol - Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg. Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg (Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,...)

- Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời Điểm dùng của mỗi loại thuốc. 6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.

- Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10).

- Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.

- Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

Nội dung Y sĩ kê đơn thuốc phải đạt những yêu cầu nào?
Nội dung kê đơn thuốc phải đạt những yêu cầu nào?

Việc kê đơn thuốc chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ mà y sĩ có thể thực hiện sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa còn có nhiều nghề nghiệp rất đa dạng, từ làm việc tại bệnh viện, phòng khám cho đến các trạm y tế tại địa phương. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về các công việc dành cho y sĩ đa khoa.

Tố chất để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp

Để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp các bạn cần có những tố chất nhất định để có thể đảm nhiệm tốt vai trò trong quá trình điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là những tố chất phù hợp với ngành Y sĩ:

Lòng nhân ái, yêu thương bệnh nhân

Nghề Y là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Cụm từ “Lương y như từ mẫu” thể hiện đức tính quan trọng cần có cho những người hành nghề Y.

Ngoài năng lực chuyên môn tốt, Y sĩ cần phải có lòng nhân ái, yêu thương bệnh nhân, đồng cảm với hoàn cảnh và nỗi đau người bệnh, mới có thể phát huy khả năng, tận tình chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân.

Tỉ mỉ, cẩn thận và quyết đoán

Trong lĩnh vực Y tế sai sót là điều không được phép xảy ra, sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong suốt quá trình thăm khám sẽ hạn chế tối đa những sai lầm không đáng có khi đưa nhận định và phác đồ điều trị cho người bệnh.

Bên cạnh đó, Y sĩ cũng cần phẩm chất quyết đoán, chỉ có người quyết đoán mới bảo vệ ý chí, mục tiêu rõ ràng, để đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát.

Tố chất để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp

Sự can đảm

Người Y sĩ không nhất định phải có tinh thần thép nhưng phải là người không sợ máu. Hành nghề Y bạn sẽ phải đối mặt với nhiều chấn thương, các ca tai nạn ở nhiều mức độ, do đó gặp máu là yếu tố không tránh được.

Đồng thời Y sĩ cần tiếp xúc với nhiều bệnh nhân ở các trạng thái, do vậy cần bình tĩnh và tập trung xử lý công việc. Song song đó Y sĩ cần duy trì sự tích cực, lạc quan để có thể truyền năng lượng đến người bệnh đang phải chiến đấu bệnh tật.

Tâm lý vững, chịu được áp lực

Ngành Y đòi hỏi cán bộ Y tế phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp, áp lực thời gian. Do vậy, để không bị quá áp lực với công việc tương lai, sinh viên ngay khi còn học tập trên ghế nhà trường cần rèn luyện sức chịu đựng, kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian.

Có thể thấy để theo học ngành Y sĩ đa khoa, các bạn cần phải không ngừng phát triển các tố chất quan trọng. Những tố chất này không chỉ giúp công việc người Y sĩ trở nên hiệu quả mà còn tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới môi trường làm việc và đồng nghiệp.

Nếu bạn muốn mở rộng quyền hơn, học các kiến thức chuyên sâu hơn và đảm nhận những vị trí quan trọng hơn trong ngành y, bạn có thể liên thông lên bác sĩ. Tìm hiểu thêm về điều kiện Y sĩ đa khoa liên thông lên Bác sĩ để biết thêm chi tiết!

Trên đây là những chia sẻ giải đáp Y sĩ có được kê đơn thuốc không cùng các thông tin liên quan khác. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn có mong muốn trở thành một Y sĩ tương lai nắm vững các nguyên tắc khi kê đơn của Y sĩ. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về ngành Y sĩ hãy thường xuyên ghé chuyên mục này nhé!

Thông tin hữu ích khác
hoc-y-si-da-khoa-online Học Y sĩ đa khoa online được không? Giải đáp chi tiết Học Y sĩ đa khoa online được không? Đây là câu hỏi được nhiều học sinh hay những người đã đi làm quan tâm. Học từ xa giúp người học tiết kiệm... y-si-da-khoa-co-duoc-tiem-fille-khong Y sĩ đa khoa có được tiêm filler không? Giải đáp chi tiết Tiêm filler là thủ thuật làm đẹp phổ biến, đơn giản, hiệu quả nhưng không phải ai mặc áo blouse cũng đều có thể tiêm filler. Vậy ai được phép... chung-chi-hanh-nghe-y-si-da-khoa Chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa là gì? Điều kiện cấp thế nào? Nhiều bạn sinh viên theo học ngành Y sĩ đa khoa vẫn chưa nắm rõ điều kiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa như thế nào? Trong bài... pham-vi-hanh-nghe-cua-y-si-da-khoa Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa Phạm vi hành nghề của Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa khác nhau như thế nào? Nhiều bạn thí sinh hiện đang chưa hiểu rõ về hai vị trí công việc này.... y-si-da-khoa-co-duoc-mo-phong-kham Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không? Cần điều kiện gì? Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không được nhiều bạn thí sinh quan tâm trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của... y-si-da-khoa-lam-gi Y sĩ đa khoa là gì? Học cao đẳng y sĩ đa khoa ra làm gì? Nhiều bạn thí sinh đang quan tâm đến ngành Y sĩ đa khoa, nhưng vẫn chưa biết Y sĩ đa khoa là gì? Sau khi ra trường làm gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới...
Xem thêm >>



0899 955 990