Quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng là kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng mà bất kỳ các sinh viên ngành học này cần phải nắm được. Không những vậy, các kỹ thuật viên ngành này cũng cần nắm được để thực hiện tốt công việc sau này.
Nhằm cập nhật, bổ sung và chuẩn hóa về chất lượng dịch vụ khám, chữa và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng. Thông tin này được tham khảo tài liệu trong và ngoài nước cùng với sự chia sẻ kinh nghiệm của những đồng nghiệp chuyên ngành, chuyên khoa.
Các quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng của Bộ Y tế
1. Vật lý trị liệu: kỹ thuật viên trực tiếp điều trị cho bệnh nhân
- Điều trị bằng sóng ngắn và sóng cực ngắn
- Điều trị bằng vi song
- Điều trị bằng từ trường
- Điều trị bằng dòng điện một chiều đều
- Điều trị bằng điện phân dẫn thuốc
- Điều trị bằng các dòng điện xung
- Điều trị bằng siêu âm
- Điều trị bằng sóng xung kích
- Điều trị bằng dòng giao thoa
- Điều trị bằng tia hồng ngoại
- Điều trị bằng Laser công suất thấp
- Điều trị bằng tia tử ngoại tại chỗ
- Điều trị bằng tia tử ngoại toàn thân
- Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)
- Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh)
- Điều trị bằng Parafin
- Điều trị bằng xông hơi (tắm hơi)
- Điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục
- Điều trị bằng tia nước áp lực cao
- Thủy trị liệu toàn thân (bể bơi, bồn ngâm)
- Điều trị bằng bùn khoáng
- Điều trị bằng nước khoáng
- Điều trị bằng oxy cao áp
- Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống
- Điều trị bằng điện trường cao áp
- Điều trị bằng ion tĩnh điện
- Điều trị bằng ion khí
- Điều trị bằng tĩnh điện trường
>> Bạn nên tìm hiểu về: Nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Phục hồi Chức năng là gì?
2. Vận động trị liệu: trực tiếp tập cho bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân
- Tập vận động thụ động
- Tập vận động có trợ giúp
- Tập vận động chủ động
- Tập vận động tự do tứ chi
- Tập vận động có kháng trở
- Tập kéo dãn
- Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người
- Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người
- Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt nửa người
- Kỹ thuật đặt tư thế đúng cho người bệnh liệt tủy
- Tập lăn trở khi nằm
- Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi
- Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động
- Tập thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng
- Tập đứng thăng bằng tĩnh và động
- Tập dáng đi
- Tập đi với thang song song
- Tập đi với khung tập đi
- Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu)
- Tập đi với bàn xương cá
- Tập đi trên máy thảm lăn (Treadmill)
- Tập lên, xuống cầu thang
- Tập đi trên các địa hình
- Tập đi với chân giả trên gối
- Tập đi với chân giả dưới gối
- Tập vận động trên bóng
- Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi trên
- Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi dưới
- Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chức năng
- Tập với thang tường
- Tập với ròng rọc
- Tập với dụng cụ quay khớp vai
- Tập với dụng cụ chèo thuyền
- Tập với giàn treo các chi
- Tập với ghế tập mạnh cơ tứ đầu đùi
- Tập với xe đạp tập
- Tập thăng bằng với bàn bập bênh
- Tập với bàn nghiêng
- Tập các kiểu thở
- Tập ho có trợ giúp
- Kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực
- Kỹ thuật dẫn lưu tư thế
- Kỹ thuật kéo nắn
- Kỹ thuật di động khớp
- Kỹ thuật di động mô mềm
- Kỹ thuật tập chuỗi đóng và chuỗi mở
- Kỹ thuật ức chế co cứng tay
- Kỹ thuật ức chế cơ cứng chân
- Kỹ thuật ức chế co cứng thân mình
- Kỹ thuật xoa bóp
- Kỹ thuật ức chế và phá vỡ các phản xạ bệnh lý
- Kỹ thuật kiểm soát đầu, cổ và thân mình
- Tập điều hợp vận động
- Tập mạnh cơ sàn chậu (pelvis floor)
3. Hoạt động trị liệu: trực tiếp tập cho bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân
- Kỹ thuật tập sử dụng và điều khiển xe lăn
- Hướng dẫn người liệt hai chân ra vào xe lăn
- Hướng dẫn người liệt nửa người ra vào xe lăn
- Tập các vận động thô của bàn tay
- Tập các vận động khéo léo của bàn tay
- Tập phối hợp hai tay
- Tập phối hợp mắt tay
- Tập phối hợp tay miệng
- Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày (ADL) (ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, vui chơi giải trí, …)
- Tập điều hòa cảm giác
- Tập tri giác và nhận thức
- Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày với các dụng cụ trợ giúp thích nghi
4. Ngôn ngữ trị liệu: hướng dẫn bệnh nhân tập
- Tập nuốt
- Tập nói
- Tập nhai
- Tập phát âm
- Tập giao tiếp
- Tập cho người thất ngôn
- Tập luyện giọng
- Tập sửa lỗi phát âm
5. Kỹ thuật thăm dò, lượng giá, chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng (trực tiếp làm)
- Lượng giá chức năng người khuyết tật
- Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp
- Lượng giá chức năng tâm lý
- Lượng giá chức năng tri giác và nhận thức
- Lượng giá chức năng ngôn ngữ
- Lượng giá chức năng thăng bằng
- Lượng giá chức năng dáng đi
- Lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày
- Lượng giá lao động hướng nghiệp
- Thử cơ bằng tay
- Đo tầm vận động khớp
- Đo áp lực bàng quang bằng máy niệu động học
- Đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước
- Đo áp lực hậu môn trực tràng
- Đo áp lực bàng quang bệnh nhân nhi
- Lượng giá sự phát triển của trẻ theo tổi
- Lượng giá sự phát triển tâm thần kinh ở trẻ bằng tét Denver
- Tiêm Botulinum toxine nhóm A vào điểm vận động để điều trị co cứng cơ
- Phong bế thần kinh bằng Phenol để điều trị co cứng cơ
- Tiêm Botulinum toxine vào cơ thành bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt động
- Kỹ thuật thông tiểu ngắt quãng trong phục hồi chức năng tủy sống
- Kỹ thuật tập đường ruột cho người bệnh tổn thương tủy sống
- Kỹ thuật can thiệp rối loạn đại tiện bằng phản hồi sinh học (Biofeedback)
- Băng nẹp bảo vệ bàn tay chức năng (trong liệt tứ chi)
- Kỹ thuật bó bột Hip Spica Cast điều trị trật khớp háng bẩm sinh
- Kỹ thuật điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh theo phương pháp Ponsetti
- Kỹ thuật băng chun mỏm cụt chi trên
- Kỹ thuật băng chun mỏm cụt chi dưới
6. Dụng cụ chỉnh hình và trợ giúp: Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng và bảo quản
- Kỹ thuật tập sử dụng tay giả trên khuỷu
- Kỹ thuật tập sử dụng tay giả dưới khuỷu
- Kỹ thuật sử dụng chân giả tháo khớp háng
- Kỹ thuật sử dụng chân giả trên gối
- Kỹ thuật sử dụng chân giả dưới gối
- Kỹ thuật sử dụng nẹp dạng khớp háng (S.W.A.S.H)
- Kỹ thuật sử dụng nẹp trên gối có khớp háng HKAFO
- Kỹ thuật sử dụng nẹp trên gối KAFO
- Kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn chân AFO
- Kỹ thuật sử dụng đệm bàn chân FO
- Kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn tay WHO
- Kỹ thuật sử dụng giày dép cho người bệnh phong
- Kỹ thuật sử dụng áo nẹp cột sống thắt lưng cứng
- Kỹ thuật sử dụng áo nẹp cột sống thắt lưng mềm
- Kỹ thuật sử dụng áo nẹp chỉnh hình cột sống ngực thắt lưng TLSO (điều trị cong vẹo cột sống)
Download chi tiết cụ thể hơn về quy trình Phục hồi Chức năng của Bộ y tế tại đây được Thứ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký.
Thông tin này được bổ trợ, hệ thống kiến thức dành cho những người học và làm việc khi học cao Đẳng kỹ thuật phục hồi chức năng.
Với quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng của Bộ Y Tế được Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ trên đây sẽ là hành trang vững chắc cho tất cả các ứng viên khi bước vào nghề. Đồng thời