Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kỹ thuật Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Cập nhật: 02/01/2023 09:41 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Kỹ thuật Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là công việc cần thiết giúp trẻ phát triển đúng theo cột mốc thời gian. Công việc này không hê đơn giản, bởi vậy cần có sự phối hợp giữa gia đình và bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ như thế nào?

Với trẻ em thường sẽ phát triển theo phương pháp dạy của gia đình. Tuy nhiên tốc độ phát triển ở mỗi trẻ khác nhau tùy vào nhận thức của trẻ. Dựa vào cột mốc có sẵn để xác định trẻ chậm phát triển trí tuệ là khi đã quá cột mốc phát triển quá mức và chưa đạt được mức độ bình thường. Dưới đây là những dấu hiệu về sự bất thường phát triển trí tuệ của trẻ cần lưu ý:

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có biểu hiện gì
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có biểu hiện gì

Dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ xác định được sự bất thường về phát triển trí tuệ của trẻ em. Tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em thường ở dạng ngôn ngữ, trí tuệ và thể chất. 

  • Chậm phát triển về thể chất: Với các cột mốc thời gian trong độ tuổi của trẻ sẽ giúp bạn đánh giá chính xác về sự phát triển của trẻ có đồng đều hay không. Tùy từng cột mốc tính theo thời gian chiều cao và cân nặng của trẻ càng ngày càng tăng, trẻ có những thay đổi về biết lẫy, biết bò, đi, đứng, ngồi hoặc chạy nhảy leo trèo. Tiếp theo đến giai đoạn dậy thì ở bé trai và bé gái khác nhau như thế nào?
  • Chậm phát triển về trí tuệ: Nguyên nhân là do sự khiếm khuyết về phát triển não bộ cùng với các khả năng khác bao gồm kỹ năng giao tiếp, tinh thần, suy nghĩ đồng thời nắm được những vấn đề xung quanh, chưa biết cách chăm sóc bản thân, IQ thấp.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ: là tình trạng rối loạn về giao tiếp cụ thể như khả năng nghe, nói. Tùy từng độ tuổi sẽ có cột mốc về sự phát triển ngôn ngữ nhằm xác định được tình hình của trẻ. Đa số trẻ em khi lên 3 thì bạn có thể giao tiếp với người lớn. Tuy nhiên với trẻ đã lên 2 tuổi rưỡi mà mới chỉ nói được vài từ hay vài câu ngắn thì rất có thể là trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Đó là 3 trường hợp cần phải áp dụng phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và thể chất. Gia đình cần phải xác định sớm tình trạng của trẻ để có sự can thiệp điều trị tốt nhất.

Bạn có thể muốn tìm hiểu Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

2. Xác định nguyên nhân gây ra chậm phát triển ở trẻ

Sự phát triển của trẻ em do sự tác động chủ yếu từ chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó thì trẻ còn do một số nguyên nhân khác cụ thể như rối loạn nội tiết tố, di truyền, các bệnh toàn thân hoặc do quá trình hấp thu dinh dưỡng trong thời gian chăm sóc. Thường tình trạng chậm phát triển trẻ do những nguyên nhân sau:

  • Dậy thì chậm: Với những trẻ bị chậm phát triển thì thường sẽ bước sang giai đoạn dậy thì muộn hơn so với những bạn đồng trang lứa dù sự phát triển bình thường. Đa số các trẻ sẽ có xu hướng phát triển về chiều cao theo gen giống như cha mẹ của chúng. Với trẻ mắc các bệnh lý toàn thân thì sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và tiết niệu.
  • Suy dinh dưỡng: Nếu không đáp ứng chế độ ăn hàng ngày thì trẻ sẽ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Đó là nguyên nhân khiến cho trẻ gặp phải tình trạng kém phát triển về thể chất trên khắp thế giới.
  • Tâm lý: Nguyên nhân gây ra trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể là do trẻ thường xuyên bị áp lực, căng thẳng trong học hành, thi cử. Điều đó khiến cho tinh thần của trẻ không được thoải mái và mệt mỏi khiến cho trẻ bị suy giảm trí nhớ, hay quên.
  • Di truyền: Với gia đình có bố mẹ chậm phát triển thì khi trẻ sinh ra có thể mang đặc điểm di truyền giống bố mẹ. Dù vậy thì không thể phủ nhận nhiều gia đình bố mẹ bình thường thì con khi sinh ra cũng sẽ bị chậm phát triển. Nhất là với những trẻ mắc hội chứng Noona, hội chứng Cushing, Down, hay Prader-Wil…
  • Bất thường về xương: Sự phát triển chiều cao ở trẻ có thể do nguyên nhân về các bệnh ở xương, trong đó một số bệnh do yếu tố di truyền. Cụ thể với những trẻ bị dậy thì sớm sẽ gây ra rối loạn sự tăng trưởng về chiều cao của trẻ vượt mốc so với tuổi. Sau đó thì sự phát triển của xương ngừng lại khi còn nhỏ tuổi khiến cho trẻ thấp hơn so với các bạn cùng tuổi mà phát triển đều từ từ.

3. Kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Với trẻ em chậm phát triển thì cách điều trị có sự phối hợp của các chuyên ngành khác nhau, qua đó đưa ra kế hoạch cụ thể nhất. Đồng thời kết hợp với sự giúp đỡ của gia đình, kĩ thuật viên phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Qua đó giúp cho trẻ đạt được khả năng phục hồi tối đa.

Trẻ chậm phát triển cần sự chăm sóc từ gia đình
Trẻ chậm phát triển cần sự chăm sóc từ gia đình

Cách điều trị cho trẻ chậm phát triển cần phải được thực hiện sớm, ngay khi vừa mới phát hiện. Điều đó giúp cho trẻ phục hồi tốt hơn. Trẻ sẽ được cải thiện về kĩ năng vận động, sinh hoạt hàng ngày đúng cách bao gồm đi đứng, ngồi, tăng cơ lực. Điều đó giúp cho các cơ không bị co kéo làm biến dạng bộ phận trên cơ thể và các chi, ngoài ra có thể kết hợp với các dụng cụ cố định như máng, nẹp hoặc bó bột.

Phương pháp vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển được coi là tốt nhất giúp cải thiện chức năng vận động của trẻ. Với trẻ bị chậm phát triển thể chất nặng thì mục tiêu là tự lập ăn mặc, vệ sinh. Còn với các trẻ bị nhẹ hơn thì khả năng phục hồi như người bình thường.

Tốc độ và mục tiêu phát triển phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển phụ thuộc chủ yếu vào người chăm sóc và gia đình. Việc điều trị không chỉ một sớm, một chiều, đòi hỏi phải có sự kiên trì dựa theo kiến thức cơ bản nhằm hỗ trợ trẻ tốt nhất. Qua đó thì trẻ sẽ được giảm sự lệ thuộc tối đa vào người khác, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Nên tìm hiểu thêm về cách tập phục hồi chức năng cho trẻ bại não

4. Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển

4.1. Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và toàn thân

Hàng ngày, phụ huynh hãy xoa bóp cho trẻ. Trước tiên, đặt trẻ nằm lên giường và mặt phẳng rồi vuốt nhẹ lên bề mặt da. Tránh tác động mạnh khiến trẻ bị đau và hoảng sợ. Các động tác để mát xa lòng bàn tay chân, mu bàn tay chân, cơ tay chân. Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp để thực hiện xoa bóp nhằm giúp cho máu lưu thông tốt hơn.

4.2. Bài tập 2: Bài tập ngồi xổm và đứng dậy

Để giúp tăng khả năng thăng bằng cho trẻ thì hãy thực hiện cách sau: Trẻ được ngồi xổm, người chăm sóc quỳ phía sau giúp cố định đầu gối cho trẻ bằng 2 tay. Tiếp theo hãy dồn trọng lượng của trẻ lên 2 chân bạn trong tư thế ngồi xổm và tích cực cho trẻ đứng dậy theo sự trợ giúp của bạn. Việc tích cực tập luyện sẽ cải thiện khả năng giữ thăng bằng của trẻ.

4.3. Bài tập 3 Dạy trẻ mặc áo

Hỗ trợ trẻ làm những bước đơn giản của mặc áo: cầm áo lên, chui đầu qua cổ áo, lần lượt xỏ tay vào áo rồi kéo kéo áo xuống. Sau khi thành thạo thì bạn hãy để cho trẻ tự làm 5 bước trên. Hãy động viên, khen ngợi trẻ bằng lời nói hoặc có phần thưởng nhỏ sau khi tập luyện thành công.

4.4. Bài tập 4: Dạy trẻ nói (bài tập ngôn ngữ)

Thường xuyên trao đổi, nói chuyện với trẻ, thỉnh thoảng cho xem các chương trình thiếu nhi để trẻ có thể bắt chước lời nói. Có thể lấy tranh ảnh, biểu tượng hoặc dấu hiệu để trẻ bắt chước và lặp lại nhiều lần, qua đó giúp cải thiện khả năng nói và trí nhớ cho trẻ. Tích cực áp dụng cho trẻ trước khi đến trường và cả sau này.

Phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ cần phải được kiên trì thực hiện lâu dài mới mang lại hiệu quả. Thường khả năng hồi phục của trẻ em sẽ nhanh và khả quan hơn rất nhiều. Đừng quên áp dụng lối sống khoa học và dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
hoc-phi-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-bao-nhieu Học phí ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM 2024 Học phí ngành Phục hồi Chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không? Mọi băn khoăn sẽ được giải đáp tại... cac-truong-dao-tao-nganh-phuc-hoi-chuc-nang Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng ở đâu chất lượng? Trong những năm gần đây thì ngành Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng và... dieu-kien-xet-tuyen-cao-dang-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-la-gi Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào có rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu... diem-chuan-nganh-vat-ly-tri-lieu-bao-nhieu-de-trung-tuyen Điểm chuẩn ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng năm 2024 Ngành kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng được đào tạo tại nhiều trường Y dược đang bắt đầu thông báo tuyển sinh, Vậy điểm chuẩn để đủ... thoi-gian-xet-tuyen-cao-dang-nganh-ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020 Thời gian xét tuyển cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Thời gian xét tuyển ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng TPHCM 2024 như thế nào là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy để biết được thông... ho-so-xet-tuyen-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-gom-nhung-gi Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 gồm những giấy tờ gì? Cùng xem chi tiết ở bài viết dưới đây...
Xem thêm >>



0899 955 990