Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày an toàn

Cập nhật: 01/11/2023 17:20 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Ngoài điều trị y tế, cần phải xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng cụ thể để người bệnh mau chóng hồi phục. Tình trạng sức khỏe này có ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân và cần được chăm sóc khoa học. Thông tin cụ thể chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thông tin về thủng dạ dày là gì?

Tình trạng thủng dạ dày xảy ra khi xuất hiện lỗ trên thành dạ dày. Lỗ thủng đó sẽ khiến cho dịch axit, thức ăn trong dạ dày có cơ hội thấm vào khoang bụng. Đây là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập, càng làm cho tình trạng viêm phúc mạc tăng dần. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng người bệnh và cần được điều trị ngay.

Thủng dạ dày có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh
Thủng dạ dày có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh

Có thể bạn quan tâm tới cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tiền Liệt Tuyến An Toàn

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày

Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng khi bị thủng dạ dày hoặc tình trạng viêm phúc mạc xảy ra. Đa số các bệnh nhân bị thủng dạ dày đều phải được điều trị sớm và có chế độ chăm sóc đặc biệt sau đó.

2.1. Áp dụng chẩn đoán điều trị

Nếu xảy ra những triệu chứng bị thủng dạ dày thì phải đưa bệnh nhân đi khám bác sĩ sớm. Dưới đây là một số xét nghiệm thực hiện:

  • Chụp X-quang ngực và vùng bụng: kiểm tra không khí trong khoang bụng và những dấu hiệu của thủng dạ dày và thủng đường tiêu hóa nói chung.
  • Chụp CT: xác định vị trí lỗ thủng ở dạ dày.
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra các dấu hiệu mất máu và nhiễm trùng.

Với bệnh nhân gặp phải tình trạng này thì phải được phẫu thuật khẩn cấp. Thường các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp mổ nội soi thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Với bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết thì phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt.

2.2. Giảm nguy cơ biến chứng

Xác định yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng của thủng dạ dày:

  • Người bệnh suy dinh dưỡng hoặc ăn uống thiếu khoa học
  • Lạm dụng thuốc giảm đau
  • Hút thuốc
  • Sử dụng chất kích thích: rượu, bia
  • Thói quen vệ sinh kém
  • Một số bệnh lý khiến cho bệnh nghiêm trọng: nhiễm trùng huyết, ure huyết, béo phì, bệnh Crohn, tiểu đường tuýp 2,…

Bởi vậy, để làm giảm tình trạng biến chứng thì khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng thì hãy loại bỏ những yếu tố trên ra khỏi chế độ sinh hoạt hằng ngày. Khi mắc những bệnh lý trên thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất.

2.3. Dinh dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày thì bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng bệnh nhân:

  • Sau khi phẫu thuật trong thời gian ngắn thì người bệnh sẽ  được nuôi dưỡng bằng cách truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch.
  • Khi nhu động ruột hoạt động trở lại, người bệnh bắt đầu uống nước và dùng những loại thức ăn lỏng như: cháo, súp, nước hầm...
  • Các ngày sau đó, người bệnh chú ý hãy ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Không nên ăn quá no trong một bữa và chia nhỏ thành 6-8 trong ngày.
  • Kết hợp với chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tăng dần lượng thức ăn và giảm dần số bữa trong ngày để bé tránh mắc hội chứng dạ dày.
  • Hạn chế những loại thực phẩm, đồ uống cay nóng với những loại thực phẩm không hợp vệ sinh.
  • Đa dạng thực phẩm nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và thay đổi bữa ăn đa dạng để tăng thêm khẩu vị cho người bệnh.

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh

  • Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, tránh để dạ dày quá đói hoặc quá no.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, nên ngủ đủ giấc 6-8 tiếng mỗi ngày
  • Giữ tinh thần luôn được thoải mái, tránh căng thẳng và tạo áp lực cho người bệnh
  • Khi cơ thể trở về bình thường, người bệnh có thể tập thể dục, chơi thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
  • Vệ sinh cá nhân nhằm hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.

2.4. Theo dõi người bệnh sau điều trị

Người bệnh cần được chăm sóc vết thương tốt sau phẫu thuật. Dùng dung dịch làm sạch vết thương thích hợp để hạn chế sự lây lan của nếm men và các vi khuẩn.

Chăm sóc cho bệnh nhân thủng dạ dày an toàn
Chăm sóc cho bệnh nhân thủng dạ dày an toàn

Bên cạnh đó, cần kết hợp theo dõi biểu hiện bất thường của sức khỏe và cơ thể, hay lưu ý đến những yếu tố dưới đây:

  • Hơi thở
  • Huyết áp
  • Nhịp tim
  • Màu da
  • Nhiệt độ cơ thể
  • Nước tiểu
  • Các cơn đau
  • Tình trạng nôn
  • Ống hút dịch dạ dày
  • Tình trạng ổ bụng
  • Chảy máu tại vết thương/ vị trí mổ

Những yếu tố trên đây nhằm phản ánh chính xác về tình trạng nhiễm trùng cơ thể sau phẫu thuật thủng dạ dày. Ngoài ra, cần kết hợp theo dõi số lượng, tính chất và màu sắc dịch, qua ống dẫn lưu ra ngoài. Từ đó sẽ giúp kiểm soát được khả năng lành vết thương của cơ thể.

Trường hợp bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu sốc nhiễm trùng, mạch máu sẽ giãn rộng khiến cho lưu lượng máu đến tim thấp. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng máu còn khiến hạ oxy máu, tăng nhiệt độ cơ thể, hạ huyết áp, sắc da nhợt nhạt.

Tình trạng trên cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Bởi đây là lời cảnh báo nghiêm trọng với sức khỏe. Tốt nhất hãy theo dõi và làm kiểm tra định kỳ cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ để quản lý tốt những vấn đề xảy ra với sức khỏe của bản thân.

Tham khảo cách Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột an toàn, hiệu quả

3. Lời khuyên khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng

Việc thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày đạt hiệu quả hay không thì bạn cần chú ý đến những yếu tố dưới đây:

  • Đánh giá sự thành công của công việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân chủ yếu phụ thuộc tình hình tiến triển của kích thước của lỗ thủng, thời gian phát bệnh cho đến khi liệu trình điều trị chính thức.
  • Tình trạng bệnh có thể sẽ trở lại nếu như bạn gặp phải các vấn đề ở đường tiêu hóa hay nếu như người bệnh lơ là trong việc quản lý sức khỏe cá nhân.
  • Kiểm soát bệnh và giảm tỷ lệ viêm, thủng dạ dày chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và tầm hiểu biết của bạn về bệnh này.
  • Không được chủ quan nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nhất là khi xuất hiện những cơn đau vùng bụng, sốt, …
  • Khi tiếp nhận điều trị, nếu có thắc mắc gì bạn hãy hỏi bác sĩ đồng thời tuân theo những chỉ định đã được hướng dẫn. Không được tự ý sử dụng thuốc hay áp dụng bất kỳ phương pháp nào mà không được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Điều dưỡng viên là người thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng sau phẫu thuật. Do đó, nếu bạn yêu thích về ngành này, bạn hãy xem thông tin xét tuyển xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều Dưỡng năm 2021
Tuyển sinh Cao đẳng Điều Dưỡng năm 2021

 

Thông tin trên đây nhằm giúp bạn tìm hiểu về việc chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được hỗ trợ nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990