Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào?

Cập nhật: 19/09/2024 13:46 | Người đăng: Thúy Hạnh

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch như thế nào? Hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là thao tác kỹ thuật người Điều dưỡng đưa một lượng chất lỏng vào tuần hoàn máu thông qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn đang theo học muốn trở thành Điều dưỡng thì đây là kỹ thuật tiêm cơ bản cần nắm vững.

Với phương pháp này thuốc cũng được đào thải khỏi cơ thể nhanh hơn so với các phương pháp tiêm khác. Đặc biệt, kỹ thuật này hạn chế số lần lấy ven, đồng thời đảm bảo khi sức khỏe bệnh nhân yếu đi không lấy được ven thì kim luồn vẫn duy trì được chức năng.

Tiêm truyền tĩnh mạch thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như:

  • Người bệnh trong tình trạng cấp cứu hoặc cần sử dụng các loại thuốc với mục đích có tác dụng nhanh nhất khi đưa vào cơ thể.
  • Bổ sung và điều chỉnh tình trạng mất cân bằng nước và điện giải của cơ thể, duy trì cân bằng axit-bazơ.
  • Bổ sung dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Người bệnh trong tình trạng hôn mê, kiệt sức, không thể uống thuốc hay người bị nôn mửa liên tục.
  • Truyền nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh khác nhau.
  • Chẩn đoán và xét nghiệm: Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch để chụp X-quang gan, thận, túi mật,...
Sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch là phương pháp tiêm truyền lâm sàng phổ biến
Sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch là phương pháp tiêm truyền lâm sàng phổ biến

Bạn có thể cần tới thông tin về Các bước quy trình kỹ thuật tiêm dưới da sinh viên cần nắm

Vị trí thực hiện kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch

Các vị trí được dùng để tiêm tĩnh mạch sẽ ưu tiên với các tĩnh mạch dễ nhìn, to, ít di động và có tính di truyền thấp như:

  • Tĩnh mạch tại 2 bên thái dương.
  • Tĩnh mạch tại các vị trí mu bàn chân - bàn tay, cổ chân - cổ tay, khuỷu tay,...
  • Bẹn (khu vực cơ khuỷu) trong một số trường hợp đặc biệt.

Dựa vào vị trí tiêm và truyền, có thể chia thành truyền tĩnh mạch trung tâm, truyền tĩnh mạch ngoại vi, truyền dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn,… Thông thường, việc đặt mũi kim luồn căn cứ vào từng trường hợp mà kích thước mũi kim có sự điều chỉnh, dao động trong khoảng 1.4 – 2.4 mm.

Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch theo các bước

Quá trình tiêm tĩnh mạch với người bệnh được thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước tiêm

-Chuẩn bị cho Điều dưỡng: Rửa tay, sát khuẩn thường quy và mặc trang phục theo quy định.

- Chuẩn bị cho bệnh nhân và gia đình người bệnh: Thông báo, giải thích cho bệnh nhân và gia đình về công việc mình sắp làm, hỏi tiền sử dị ứng, làm test kháng sinh, đánh giá các dấu hiệu sinh tồn.

- Chuẩn bị dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêm như bơm kim tiêm phù hợp, kim luồn các cỡ phù hợp tuổi, bông gạc, cồn 70 độ, hộp chống sốc, găng tay, xô đựng rác thải theo quy định, hộp đựng vật sắc nhọn.

- Chuẩn bị thuốc theo y lệnh, dung môi, nước cất pha tiêm, đường glucose 5% (có chỉ định pha tiêm).

Người bệnh sẽ được chuẩn bị tâm lý trước khi tiến hành tiêm
Người bệnh sẽ được chuẩn bị tâm lý trước khi tiến hành tiêm

Bước 2: Các bước tiến hành tiêm truyền tĩnh mạch

Thực hiện tiêm tĩnh mạch theo nguyên tắc 5 đúng:

  • Đúng người bệnh
  • Đúng thuốc
  • Đúng đường dùng
  • Đúng liều dùng
  • Đúng thời gian.

Quá trình đặt kim luôn vào tĩnh mạch cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn và tránh gây tổn thương mạch máu.

Quy trình các bước tiến hành tiêm tĩnh mạch như sau:

  • Rửa tay, sát khuẩn tay, sát khuẩn nắp lọ thuốc và dung môi;
  • Pha thuốc, lắc đều, quan sát chất lượng thuốc: Màu sắc, tính chất,... đảm bảo chất lượng tốt khi sử dụng;
  • Lấy thuốc đúng theo chỉ định;
  • Tìm vị trí tiêm thích hợp, buộc dây garo (nếu cần);
  • Sát khuẩn nơi tiêm bằng bông thấm cồn 70 độ theo hình xoáy chôn ốc, để da khô;
  • Luồn kim tiêm vào trong lòng tĩnh mạch. Một tay đỡ dưới vị trí tiêm (tay hoặc chân), căng da vùng tiêm, tay còn lại cầm kim mũi vát ngửa lên trên, đâm kim với góc chếch khoảng 30°. Khi thấy có máu trào ra vùng đốc kim thì dừng lại;
  • Tháo dây garo (nếu có), bơm thuốc từ từ theo y lệnh bác sĩ, quan sát kỹ bệnh nhân trong quá trình tiêm;
  • Rút kim nhanh, căng da và đặt bông vào vị trí tiêm khi hết thuốc;
  • Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái, hướng dẫn bệnh nhân và gia đình theo dõi các dấu hiệu bất thường về sắc mặc, tri giác, tình trạng hô hấp,...;
  • Thu dọn dụng cụ, rửa sạch tay và ghi hồ sơ bệnh án.

Bước 3: Theo dõi trong và sau tiêm tĩnh mạch

- Theo dõi trong quá trình tiêm: Quan sát sắc mặt người bệnh, nếu có dấu hiệu sốc phản vệ, dừng tiêm, báo bác sỹ xử trí theo phác đồ. Trong quá trình tiêm có thể xảy ra tắc kim tiêm, phồng nơi tiêm, người bệnh hoảng sợ,…

- Theo dõi sau tiêm: Phản ứng dị ứng muộn: nổi mẩn tại chỗ tiêm hoặc toàn thân.

Theo dõi sau tiêm đề phòng phản ứng dị ứng muộn
Theo dõi sau tiêm đề phòng phản ứng dị ứng muộn

Bạn đừng bỏ lỡ Hướng dẫn cách tiêm bắp và xác định vị trí tiêm an toàn

Tai biến và cách xử trí khi tiêm tĩnh mạch

Với kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch, các biến chứng cũng có thể xảy ra nếu có sai sót trong quá trình thực hiện như:

Tắc kim

Nguyên nhân: Máu chảy vào trong bơm tiêm nhưng bị đông lại ngay ở đầu mũi kim gây tắc kim tiêm không bơm thuốc vào được.

Xử trí: Rút kim ra thay kim khác và tiêm lại.

Phồng nơi tiêm

Nguyên nhân: Kim tiêm xuyên qua mạch hoặc mũi vát kim tiêm một nửa vào lòng mạch, một nửa ngoài lòng mạch

Xử trí:

  • Không cố điều chỉnh mũi kim gây phù thêm, rút bỏ kim và đặt lại kim khác.
  • Hướng dẫn bệnh nhân chườm lạnh tại nơi phù để giảm đau, sau đó chườm ấm để làm tan máu tụ và giúp thuốc tan nhanh.

Tắc mạch do khí

Nguyên nhân: Do không khí ở trong bơm tiêm vào lòng mạch, tiêm nhầm thuốc tan trong dầu, dạng sữa.

Xử trí:

  • Đuổi khí bằng cách kéo nòng, để bơm tiêm đứng thẳng ngang tầm mắt rồi đẩy nòng lên, ép khí ra ngoài từ từ.
  • Khí lăn tăn nhỏ, có thể kéo nòng và chờ khí tụ về phía đầu kim rồi đẩy nòng ép khí ra. Nếu lượng khí lăn tăn nhiều, kéo nòng về tạo khoảng trống, rồi lắc nghiêng nhẹ nhàng cho bọt khí tan đều (thao tác giống như lắc nhẹ ống máu).

Bệnh nhân bị sốc phản vệ

Nguyên nhân: Do phản ứng của cơ thể với thuốc.

Biểu hiện: bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, kích thích li bì hoặc hôn mê, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, khó thở, tím tái. Nhẹ hơn là mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay dị ứng.

Xử trí: Ngừng tiêm, xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

Nhiễm khuẩn

Nguyên nhân: Do vô khuẩn không tốt, lưu kim kéo dài.

Xử trí: Thực hiện tốt công tác vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm thuốc cho người bệnh

Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã giải đáp toàn bộ thông tin chi tiết về kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch. Hy vọng qua đây, các bạn có thể nắm vững được kiến thức để theo đuổi ngành nghề này.

Thông tin hữu ích khác
ho-so-xet-tuyen-cao-dang-dieu-duong Hồ Sơ Xét Tuyển Cao Đẳng Điều Dưỡng 2025 Trong những năm thay đổi về quy chế tuyển sinh gần đây thì nhiều bạn thí sinh thắc mắc về Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dược TPHCM như thế nào? Câu... dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng...
Xem thêm >>



0899 955 990