Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các bước quy trình kỹ thuật tiêm dưới da sinh viên cần nắm

Cập nhật: 18/09/2024 10:26 | Người đăng: Thúy Hạnh

Tiêm dưới da là một kỹ thuật tiêm được sử dụng khá rộng rãi, không chỉ nhân viên y tế mà bởi những người không chuyên dùng khi điều trị bệnh tiểu đường. Vậy thực chất kỹ thuật tiêm dưới da là gì? Quy trình kỹ thuật tiêm dưới da thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật tiêm dưới da là gì?

Kỹ thuật tiêm dưới da là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm để đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết của người bệnh, thường sử dụng kim tiêm mỏng, đầu nhỏ để giảm cảm giác đau.

Đây là một trong các kỹ thuật cơ bản của điều dưỡng sinh viên cần học, cũng là phương pháp tiêm mà bất kỳ nhân viên y tế hay người bệnh muốn tự tiêm tại nhà cần nắm vững trước khi thực hiện.

Kỹ thuật tiêm dưới da được chỉ định tiêm với những loại thuốc như insulin, Atropin suphat, tiêm thuốc kích trứng hỗ trợ sinh sản, hay vắc xin phòng sỏi, quai bị, viêm gan B,… được sử dụng phổ biến cho nhiều loại thuốc khác nhau, vì tính khả dụng cao và tác dụng nhanh.

Đặc biệt lưu ý: Tiêm dưới da chống chỉ định đối với các loại thuốc khó hấp thụ, thuốc dạng dầu, khó tan và gây đau, hoại tử như testosterone...

Kỹ thuật tiêm dưới da là gì?
Tiêm dưới da là một phương pháp tiêm chích thuốc an toàn

 

Vị trí tiêm dưới da ở đâu?

Kỹ thuật tiêm dưới da có thể tiêm ở tất cả những vùng da trên cơ thể. Cụ thể: Vị trí tiêm dưới da thường được thực hiện tại các vị trí như:

  • Mặt ngoài cánh tay, cơ tam đầu cánh tay.
  • Vùng da bụng.
  • Vùng bả vai.
  • Vùng mặt trước ngoài đùi.

Những vùng tiêm trên đều không để lại sẹo, song người tiêm cũng cần phải thay đổi vị trí tiêm nếu tiêm nhiều lần, tránh tiêm vào mũi kim cũ.

Khi lựa chỗ tiêm cũng nên lưu ý các yêu cầu như:

  • Nếu người được tiêm quá gầy không có mô mỡ, không nên tiêm ở vùng bụng.
  • Với các trẻ dưới 12 tháng, nên tiêm ở đùi.
  • Với trẻ trên 12 tháng, nên tiêm ở vùng cơ delta.
  • Nếu tiêm 2 lần liên tiếp, thay đổi vị trí tiêm cách nhau 3cm để đảm bảo an toàn cho làn da và tăng hấp thụ tốt thuốc.

Các bước quy trình kỹ thuật tiêm dưới da cần nắm

Dưới đây là quy trình thực hiện kỹ thuật tiên dưới da mà sinh viên cần nắm chắc:

STT

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

TIÊU CHUẨN PHẢI ĐẠT

I

CHUẨN BỊ

 

 

1

 

Chuẩn bị người bệnh:

Xác định đúng NB

Nhận định tình trạng NB

Tránh nhầm lẫn

Đánh giá được tình trạng bệnh của người bệnh.

 

Đúng họ tên, tuổi, địa chỉ, số giường.

Nhận định: ý thức, tuổi, sự vận động, huyêt áp, triệu chứng hiện có, tiền sử dị ứng, da và tổ chức dưới da vùng dự định tiêm.

Thông báo, giải thích, động viên  người bệnh về kỹ thuật sẽ làm

Để người bệnh hiểu và cùng phối hợp cho tốt.

NB hợp tác trong quá trình thực hiện kỹ thuật..

2

Chuẩn bị người ĐD:

Điều dưỡng mang trang phục y tế đầy đủ

Rửa tay thường quy

 

Đảm bảo an toàn cho người bệnh và Điều dưỡng khi thực hiện.

 

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.

 

Điều dưỡng phải có đầy đủ trang phục y tế, theo quy định, gọn gàng, sạch sẽ.

Đúng và đủ 6 bước.

3

Chuẩn bị dụng cụ:

-           Dụng cụ vô khuẩn: bơm kim tiêm, kim lấy thuốc,  gạc bẻ ống thuốc, hộp đựng bông (2 hộp),  khay chữ nhật, khăn trải khay, ống cắm kẹp, kẹp Kocher

-           Dụng cụ khác: dụng cụ đựng chất thải (khay hạt đậu, hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác), khay chữ nhật, cồn 700, dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

-           Hộp chống shock, thuốc theo y lệnh, nước cất, phiếu (sổ) thuốc

 

 

Đảm bảo thực hiện kỹ thuật theo quy tình thuận lợi.

 

 

Đầy đủ, đúng tiêu chuẩn.

Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, ngăn nắp, đúng quy định.

 

 

II

 

TIẾN HÀNH KỸ THUẬT

 

 

1.

Tạo không gian riêng tư cho người bệnh (nếu có thể)

Đảm bảo tính riêng tư và kín đáo cho người bệnh

Sử dụng phòng riêng, hoặc tấm che

2.

Chuẩn bị tư thế người bệnh

Để tiên hành kĩ thuật thuận tiện, theo dõi được người bệnh trong khi tiêm và phát hiện sớm tai biến khi tiêm.

Người bệnh nằm hoặc ngồi có ghế tựa.

3.

Xác định vị trí tiêm

Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí

Đúng vị trí giải phẫu:

1/3 giữa, mặt ngoài cánh tay

1/3 giữa, mặt ngoài đùi

Xung quanh rốn, cách rốn 3-5cm, trừ đường trắng giữa.

4.

Kiểm tra thuốc

Để chắc chắn dùng thuốc đúng y lệnh, chất lượng thuốc đảm bảo

Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng thuốc, đường dùng, thời gian tiêm, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn và chất lượng thuốc

5.

Sát khuẩn và bẻ ống thuốc

Đảm bảo tính vô khuẩn, an toàn khi lấy thuốc

Sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ đầu ống thuốc bằng gạc vô khuẩn (hoặc cậy lọ thuốc, sát khuẩn)

6.

Hút thuốc vào bơm tiêm hoặc pha thuốc (nếu có)

 

 

 

Đuổi khí

Chuẩn bị thuốc để tiêm: Đúng, đủ, và đảm bảo vô khuẩn.

 

 

Kiểm tra lại liều thuốc chính xác và phòng tánh tai biến do khí gây ra.

Hút đúng và đủ lượng thuốc quy định vào xy lanh, không làm thất thoát thuốc. Tay không chạm vào thân kim,

 

Đuổi khí đúng kỹ thuật. Bơm tiêm thẳng đứng, tay giữ đốc kim, loại bỏ không khí tránh làm mất thuốc

Đặt bơm kim tiêm vào khay

7.

Sát khuẩn vị trí tiêm

 

 

 

 

Điều dưỡng sát khuẩn tay

Hạn chế sự nhiếm khuẩn từ vùng da tiêm, giữ an toàn vị trí đâm kim

 

 

Để giảm sự lây chéo

Sát khuẩn bằng  bông cồn 70 độ  2 lần với kỹ thuật sát khuẩn từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc, vòng sau áp sát vòng trước

Rửa tay đúng quy trình 6 bước

8.

Đuổi khí bơm tiêm (nếu cần)

Đảm bảo không có khí trong xy lanh chứa thuốc tiêm phòng ngừa tai biến do khí gây ra, kiểm tra lại liều chính xác

Bơm tiêm thẳng đứng, tay giữ đốc kim, loại bỏ không khí tránh làm mất thuốc

9.

 

 

Đâm kim: Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm đâm kim nhanh 900 so với mặt véo, ( 30- 450 so với mặt da).

 

 

Để đưa thuốc vào lớp mỡ dưới da  an toàn, tránh gây đau

Giải thích và động viên người bệnh ngay trước khi đâm kim

Tay cầm bơm tiêm đúng kĩ thuật, không làm nhiễm khuẩn thân kim, đâm kim nhanh, góc đâm kim 900 so với mặt véo (30-450 so với mặt da).

10.

Rút thử nòng bơm tiêm kiểm tra

Xác định đúng vị trí tiêm nằm trong lớp mỡ dưới da, không có tai biến đâm vào  mạch máu

Kiểm tra xem có máu không

 

11.

Tiêm thuốc: Bơm thuốc từ từ đến khi hết

Đưa thuốc vào vị trí tiêm an toàn, giảm bớt kích thích cho người bệnh, phát hiện sớm tai biến

Bơm thuốc từ từ, theo dõi sắc mặt  và cảm  giác của người bệnh, quan sát vị trí tiêm

12.

Rút kim: rút kim nhanh đồng thời kéo chệch da

Hạn chế sự tổn thương mô, bít lỗ chân kim tránh rỉ thuốc và chảy máu

Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào

Kéo chệch da vị trí tiêm  kịp thời, không dời tay

13.

Đặt và giữ bông khô lên nơi tiêm

Tránh chảy máu

Đặt và giữ bông khô lên nơi tiêm bằng kẹp kocher đến khi hết chảy máu

14.

Đánh giá người bệnh sau khi tiêm

Đảm bảo tính an toàn cho người bệnh, phát hiện các tai biến hoặc diễn biến bất thường của NB

Nhận định sơ bộ tình trạng toàn thân và tại chỗ: ý thức, mạch, huyết áp, da vùng tiêm, mẩn ngứa, hoa mắt, chóng mặt, sưng phù môi - mắt, nôn, rối loạn tiêu hóa

15.

Dặn dò người bệnh

Theo dõi sát phản ứng sau tiêm thuốc, phát hiện sớm tai biến đảm bảo tính an toàn cho người bệnh sau tiêm thuốc

Giúp người bệnh về tư thế thoải mái

Hướng dẫn người bệnh theo dõi những dấu hiệu: ý thức, da vùng tiêm, mẩn ngứa, hoa mắt, chóng mặt, sưng phù môi - mắt, nôn, rối loạn tiêu hóa

16.

Thu dọn dụng cụ

 

Đảm bảo gọn gàng, tránh thất thoát dụng cụ, phòng tránh lây nhiễm

Gọn gàng, đúng vị trí, đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, phân loại rác đúng, kim được cố định an toàn

17.

Rửa tay nội khoa

 

Tránh lây nhiễm cho nhân viên y tế và cho người bệnh

Đúng quy trình 6 bước

18.

Ghi phiếu chăm sóc điều dưỡng

Minh chứng được kết quả kỹ thuật người điều dưỡng đã thực hiện . Theo dõi và quản lý NB

Ghi hồ sơ đúng quy định, rõ ràng, sạch sẽ: Ngày giờ dùng thuốc, tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng, tình trạng của người bệnh trước, trong và sau khi tiêm

Bạn có thể cũng muốn biết về cách tiêm bắp và xác định vị trí tiêm an toàn

Các tai biến của tiêm dưới da

Khi tiêm dưới da có thể xảy ra một số tai biến, chẳng hạn như:

Tai biến do thuốc

  • Sốc do phản ứng của cơ thể với thuốc.
  • Bệnh nhân đau, áp xe vô khuẩn: do thuốc tiêm vào không tiêu đi được hoặc tiêu rất chậm. Hoặc gây nên mảng mục: ví dụ như tiêm insulin, muối bismut, muối quinin, các chất dầu : các hormon, các dung dịch iod gây ra các hòn cứng.
Kỹ thuật tiêm dưới da không đúng dẫn đến bị tai biến
Kỹ thuật tiêm dưới da không đúng dẫn đến bị tai biến khác nhau

Do vô khuẩn không tốt

Không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm dẫn đến người bệnh bị nhiễm khuẩn.

  • Gây ra áp xe tại chỗ: chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng, toàn thân có thể sốt hoặc không.
  • Làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus, HIV.

Tai biến do quá trình tiêm

  • Gãy kim, quằn kim do người bệnh giãy giụa mạnh hoặc do tiêm không đúng kĩ thuật.
  • Người bệnh có thể bị choáng, ngất do người bệnh bị đau hoặc do quá sợ hãi hoặc do tiêm thuốc quá nhanh.

Thông qua bài viết trên Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp toàn bộ thông tin chi tiết về kỹ thuật tiêm dưới da. Hy vọng bài viết hữu ích và giải đáp được thắc mắc của các bạn. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về ngành Y dược hãy thường xuyên ghé chuyên mục này nhé!

Thông tin hữu ích khác
ho-so-xet-tuyen-cao-dang-dieu-duong Hồ Sơ Xét Tuyển Cao Đẳng Điều Dưỡng 2025 Trong những năm thay đổi về quy chế tuyển sinh gần đây thì nhiều bạn thí sinh thắc mắc về Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dược TPHCM như thế nào? Câu... dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng...
Xem thêm >>



0899 955 990