Điều dưỡng là ngành nghề trong hệ thống Y tế hỗ trợ người bệnh trong suốt quá trình điều trị, ngành cũng có nhiều chuyên ngành như Điều dưỡng sản khoa, điều dưỡng nhi khoa,… Vậy Điều dưỡng sản khoa là gì? Quy trình kỹ thuật Điều dưỡng sản khoa ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin nhé!
Điều dưỡng sản khoa là gì?
Điều dưỡng sản khoa là ngành nghề đặc thù liên quan đến khoa sản của các cơ sở y tế và bệnh viện. Đây cũng là một chuyên ngành Điều dưỡng nhận được nhiều sự chú ý và đang thiếu nguồn nhân lực lớn trong ngành Y.
Đối tượng chính của người Điều dưỡng sản khoa là các mẹ bầu và những em bé sơ sinh (từ quá trình chuyển dạ đến khi bé ra đời). Những đối tượng này vô cùng nhạy cảm đều cần người điều dưỡng viên thấu hiểu, động viên tâm lý cũng như chăm sóc đặc biệt.
Bên cạnh đó, họ cũng là người giúp người nhà sản phụ làm thủ tục trước và sau sinh hay xử lý các vấn đề phát sinh rồi báo cáo với bác sĩ chính.
Công việc của Điều dưỡng sản khoa
Căn cứ vào vị trí, đơn vị công tác mỗi người Điều dưỡng sản khoa sẽ đảm nhận công việc khác nhau. Dưới đây là tổng hợp công việc của người Điều dưỡng sản khoa:
Chăm sóc các mẹ bầu, thai phụ
Người Điều dưỡng sản khoa sẽ thăm khám, nhận định tình trạng sức khỏe sau đó xác định vấn đề cần ưu tiên của từng đối tượng.
- Đối với thai phụ trước khi mang thai: Các điều dưỡng hỗ trợ tư vấn cho các mẹ bầu kiến thức cần chuẩn bị trước khi mang thai. Đồng thời họ động viên, đưa ra những lời khuyên, thông tin bổ ích để các mẹ sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
- Đối với thai phụ trong thời kỳ mang thai: Điều dưỡng viên hướng dẫn chi tiết thông tin hành chính và thủ tục trong mỗi lần tham khám của mẹ bầu. Họ hỗ trợ ổn định tinh thần mẹ bầu khi mẹ bầu vào những giai đoạn biến động tâm lý.
- Đối với thai phụ trước khi chuyển dạ: Điều dưỡng viên động viên, làm công tác tư tưởng để tâm lý mẹ bầu thoải mái, bớt lo lắng.
- Đối với công tác đỡ đẻ: Điều dưỡng viên hỗ trợ bác sĩ suốt quá trình sinh nở như chuẩn bị dụng cụ, theo dõi các chỉ số để báo lại bác sĩ.
- Sau ca sinh: Điều dưỡng viên hỗ trợ các mẹ trong quá trình ăn uống, vệ sinh, hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc bản thân và bé sau sinh.
Chăm sóc em bé
Khi em bé lọt lòng, các điều dưỡng là người gián tiếp chăm sóc cho các bé. Họ cũng là người hỗ trợ các bác sĩ và đỡ đẻ. Các bé được điều dưỡng viên chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ và theo dõi cẩn thận.
Quy trình kỹ thuật Điều dưỡng sản khoa
Quy trình tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh là một chăm sóc cần thiết giúp làm sạch da và phòng chống các bệnh lý về da vốn rất hay gặp trong giai đoạn sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh có sức khoẻ ổn định: sau đẻ 6 giờ.
- Trẻ sơ sinh có mẹ HIV: tắm ngay sau khi sinh.
Nguyên tắc tắm
- Rửa tay trước khi tắm cho mỗi trẻ.
- Tránh hạ thân nhiệt: phòng tắm và nước tắm ấm, tắm từng phần và lau khô ngay vùng đã tắm, giữ ấm trẻ ngay sau tắm.
- Trình tự tắm: vùng sạch trước, vùng bẩn sau.
- Chỉ nên đặt trẻ vào chậu nước khi rốn đã rụng.
- Tránh làm ướt da vùng đang lưu kim, vết mổ.
- Dụng cụ sạch dành riêng cho mỗi trẻ.
Các bước tắm
Bước 1: Cởi bỏ toàn bộ quần áo, mũ, bao tay, bao chân của trẻ, sau đó quấn trẻ trong 1 khăn tắm sạch, ấm.
Bước 2: Bế trẻ trên tay đúng tư thế: cánh tay đỡ lưng, bàn tay đỡ đầu.
Bước 3: Rửa mặt theo thứ tự: mắt, mũi, tai mồm:
- Dùng bông nhúng vào nước sạch lau nhẹ mắt từ góc trong của mắt ra ngoài sau đó lấy cục bông khác lau tiếp mắt bên kia theo trình tự tương tự.
- Sau đó dùng 1 khăn tay nhỏ bằng vải mềm lau mặt từ giữa dọc theo mũi ra 2 bên tai, tránh đưa sâu vào trong tai, chú ý lau kỹ vùng sau tai và nếp gấp cổ.
Bước 4: Gội đầu: làm ướt tóc, xoa xà phòng (dầu gội đầu) từ trước ra sau đầu trẻ. Dùng nước gội sạch, lau khô ngay đầu trẻ.
Bước 5: Tắm trẻ: tắm từng phần hoặc tắm toàn thân tuỳ thuộc rốn chưa rụng hoặc đã rụng. Nếu tắm từng phần thì che ấm phần chưa tắm, phần nào tắm xong được lau khô ngay. Cả 2 ca đều theo thứ tự sau:
- Tắm cổ, nách, cánh tay, ngực, bụng.
- Tắm lưng, mông, chân.
- Tắm bộ phận sinh dục.
Bước 6: Lau khô toàn thân.
Bước 7: Mặc áo, quấn tã, giữ ấm.
Bước 8: Chăm sóc rốn nếu cuống rốn chưa rụng.
Bước 9: Đặt trẻ vào giường, ủ ấm.
Bước 10: Thu dọn dụng cụ và ghi phiếu chăm sóc theo dõi.
Quy trình chăm sóc rốn sơ sinh
Rốn thường rụng vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, các mạch máu đóng về mặt chức năng nhưng vẫn tồn tại dạng giải phẫu trong vòng 20 ngày. Trong thời gian này rốn vẫn có thể là đường vào của vi khuẩn, vì vậy cần thiết phải chăm sóc và giữ vệ sinh rốn, tránh nhiễm khuẩn.
Các bước tiến hành:
- Yêu cầu thao tác kĩ thuật vô khuẩn.
- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
- Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên.
- Tháo băng, gạc, bộc lộ rốn.
- Quan sát rốn, da quanh rốn xem có mủ, máu, tấy đỏ, mùi hôi không?
- Sát khuẩn sạch rốn từ trung tâm ra ngoại vi, dây rốn, kẹp rốn, mặt cắt (chú ý lau sạch các khe kẽ, làm sạch tất cả các chất tiết).
- Lau lại 2 lần, để cồn khô tự nhiên và lau rốn như vậy 1- 2 lần/ ngày.
- Băng rốn bằng gạc vô trùng trong 2 ngày đầu, từ ngày thứ 3 tùy điều kiện chăm sóc từng nơi có thể băng hoặc để hở rốn giúp rốn mau khô và dễ rụng.
- Quấn tã dưới rốn.
- Chú ý không bôi bất kỳ chất gì lên rốn ngoài các dịch sát trùng rốn.
- Sau khi rốn rụng tiếp tục chăm sóc tới khi chân rốn khô.
Quy trình hồi sức sơ sinh ngạt
Ngạt là tình trạng trẻ đẻ ra không thở, không khóc làm cho trẻ bị thiếu oxy, thừa CO2. Để đánh giá mức độ ngạt, người ta dựa vào 2 chỉ số APGAR và SIGTUNA ở phút thứ 1, 5 và 10 sau đẻ. Trẻ bị ngạt khi có điểm APGAR<8 và SIGTUNA<4. Hồi sức sơ sinh bị ngạt đòi hỏi sự khẩn trương, đúng kỹ thuật để giảm tử vong và di chứng cho trẻ.
Nguyên tắc
- Khai thông đường thở.
- Khởi động thở.
- Đảm bảo tuần hoàn.
- Sử dụng thuốc
Các bước hồi sức
Tất cả trẻ sơ sinh đẻ ra đều được lau khô và đánh giá tình trạng để quyết định việc hồi sức:
Bước 1: Đặt trẻ đúng tư thế:
- Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng.
- Kê dưới vai một cuộn khăn nhỏ đẻ giữ đầu hơi ngửa.
Bước 2: Làm thông đường thở:
- Lau sạch mũi, miệng.
- Hút dịch khi có dáu hiệu tắc nghẽn hoặc nước ối bẩn ở trẻ không khỏe.
- Hút miệng trước (ống hút không sâu quá 5cm), mũi sau (ống hút không quá 3cm).
Bước 3: Hỗ trợ hô hấp
Khi 1 trong 3 dấu hiệu được đánh giá là không tốt. Áp dụng các phương pháp sau:
- Kích thích xúc giác: Vỗ, búng vào gan bàn chân hoặc cọ xát mạnh và nhanh vào lưng trẻ (không quá 2 lần).
- Cung cấp oxy cho trẻ qua mặt nạ.
- Hô hấp nhân tạo bằng bóng và mặt nạ khi kích thích xúc giác không thành công.
- Đặt ống nội khí quản khi thông khí bằng bóng và mặt nạ không hiệu quả.
Bước 4 : Ép tim ngoài lồng ngực
Chỉ định khi nhịp tim < 60 l/p mặc dù đã có 30 giây thông khí áp lực dương có hiệu quả (tức là sau 30 giây bóp bóng qua mặt nạ hoặc nội khí quản với oxy 100%).
Bước 5: Thuốc - Adrenalin 1/10.000: cho 0,1-0,2ml/kg nhỏ vào nội khí quản hoặc đường tĩnh mạch.
Chỉ định: Nhịp tim <60 l/p dù đã thông khí áp lực dương phối hợp ấn ngực đúng và hiệu quả.
Sau khi hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở, vai trò của Điều dưỡng sản khoa kết thúc. Tuy nhiên, giai đoạn chăm sóc trẻ tiếp tục với Điều dưỡng nhi khoa – những người chuyên chăm sóc trẻ từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Cùng khám phá thêm về Điều dưỡng Nhi khoa để hiểu rõ hơn sự kết nối trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé.
Lựa chọn cơ sở đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín
Hiện nay, Cao đẳng ngành Điều dưỡng được nhiều trường tuyển sinh, các bạn thí sinh nên xem xét dựa trên chương trình học tập, hoạt động hợp tác liên kết giữa trường và doanh nghiệp/bệnh viện, tỷ lệ việc làm sau ra trường sinh viên cao,…
Nếu các bạn vẫn đang phân vân việc lựa chọn ngôi trường ưng ý, có thể cân nhắc đến Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là ngôi trường top đầu về Y Dược có đào tạo ngành Điều dưỡng đa khoa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với chương trình học bám sát thực tiễn, tập trung thực hành, sinh viên Điều dưỡng tại trường có nhiều cơ hội việc làm trong và ngoài nước. Theo thông tin thống kê tỷ lệ có hơn 98% các bạn ra trường đều có việc làm.
Trường áp dụng xét tuyển thẳng đổi với thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Đồng thời các bạn cũng có thể liên thông Đại học ngành Điều dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và thu nhập cho mình sau khi tốt nghiệp tại CBK.
Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch về ngành Điều dưỡng sản khoa. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu hơn về ngành, từ đó chủ động lập ra kế hoạch học tập hiệu quả cho mình.