Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu?

Cập nhật: 23/09/2024 12:04 | Người đăng: Thúy Hạnh

Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính lương như thế nào? Hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Điều dưỡng có lương hưu không?

Điều dưỡng là một ngành nghề không thể thiếu trong việc đào tạo nhân lực phục vụ cho Y tế. Sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng, các bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe từ trung ương đến địa phương của nhà nước và tư nhân với vai trò khám và điều trị, chăm sóc các bệnh lý theo chuyên ngành.

Vậy Điều dưỡng viên có lương hưu không? Câu trả lời là CÓ. Điều dưỡng viên có thể nhận lương hưu theo Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí.

Hiện nay, Điều dưỡng làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế nhà nước đều được tham gia Bảo hiểm xã hội. Sau kết thúc quá trình đóng Bảo hiểm xã hội họ có thể hưởng lương hưu theo quy định. Thông thường thời gian đóng bảo hiểm của nam là 20 năm và nữ là 15 năm.

Với Điều dưỡng viên làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân nếu tham gia đóng Bảo hiểm xã hội có thể được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều dưỡng cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu sau này.

Điều dưỡng có lương hưu không?
Điều dưỡng có lương hưu không?

Không chỉ lương hưu, mà mức lương của điều dưỡng cũng là yếu tố quan trọng mà khá nhiều người quan tâm. Hiện nay, điều dưỡng có thu nhập ổn định và chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, mức lương cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí làm việc và kinh nghiệm. Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về lương của điều dưỡng, hãy khám phá thêm để có cái nhìn toàn diện hơn.

Tuổi nghỉ hưu của Điều dưỡng viên là bao nhiêu?

Theo Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019, quy định về tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức, viên chức như sau:

“Tuổi nghỉ hưu ...

  1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

  1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của Điều dưỡng viên trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi đối với nam, 56 tuổi 4 tháng đối với nữ.

Lưu ý:

- Điều dưỡng là viên chức bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Điều dưỡng là viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuổi nghỉ hưu của Điều dưỡng viên là bao nhiêu?

Công thức tính lương hưu cho Điều dưỡng viên

Dưới đây là công thức tính lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 áp dụng với các bạn theo học Cao đẳng Điều dưỡng, Đại học để các bạn có thể tham khảo:

  • Lương hưu hàng tháng = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội

Trong đó:

- Thời gian tham gia đóng Bảo hiểm xã hội quyết định tỉ lệ lương hưu. Theo đó Điều dưỡng viên Bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên với nữ và từ 35 năm trở lên đối với nam sẽ được hưởng tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa theo quy định (75%)

- Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội được tính bằng tổng số tiền lương/thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội, sau khi đã nhân với hệ số trượt giá, chia cho tổng thời gian đóng Bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên mỗi thời điểm khác nhau thì quy định hệ số trượt giá và mức đóng Bảo hiểm xã hội tối đa cũng đều có sự điều chỉnh. Do đó, mức hưởng lương hưu của Điều dưỡng viên sẽ có sự khác nhau tùy từng trường hợp, thời điểm.

Chẳng hạn, nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của cả quá trình đóng Bảo hiểm xã hội của Điều dưỡng viên là 12,204 triệu đồng/tháng (mức cao nhất), với tỷ lệ hưởng cao nhất có thể thì mức hưởng lương hưu cao nhất mà người này nhận được là: 75% x 12,204 triệu đồng/tháng = 9,153 triệu đồng/tháng.

Điều dưỡng có được kéo dài thời gian công tác khi đã đến tuổi nghỉ hưu không?

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định:

“Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức

  1. Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
  3. b) Có đủ sức khỏe;
  4. c) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
  5. Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác:
  6. a) Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
  7. b) Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
  8. c) Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;
  9. d) Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng. ...”

Như vậy có thể thấy, không phải Điều dưỡng nào cũng được kéo dài thời gian công tác khi đã đến tuổi nghỉ hưu. Quyết định xem xét kéo dài thời gian công tác phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức làm việc có nhu cầu.
  • Điều dưỡng phải có đủ sức khoẻ.
  • Điều dưỡng không thuộc các trường hợp: Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật Đảng, chính quyền.
  • Điều dưỡng có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác sau khi nghỉ hưu.
Điều dưỡng khi nghỉ hưu cần chuẩn bị hồ sơ và đáp ứng các điều kiện để hưởng lương hưu

Điều dưỡng khi nghỉ hưu cần chuẩn bị hồ sơ và đáp ứng các điều kiện để hưởng lương hưu

Hồ sơ cần có để hưởng lương hưu của Điều dưỡng viên

Để được hưởng chế độ lương hữu, Điều dưỡng cần đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu của lao động năm 2021 được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trong vòng 30 ngày, trước thời điểm Điều dưỡng được hưởng lương hưu, họ cần nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Hình thức nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc giao dịch điện tử. Sau đó, tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Bảo hiểm xã hội trả kết quả.

Hồ sơ cần có để hưởng lương hưu của Điều dưỡng bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
  • Đơn đề nghị theo mẫu;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu do bị nhiễm HIV/AIDS.

Hy vọng với những chia sẻ giải đáp Điều dưỡng có lương hưu không cùng các thông tin liên quan khác về ngành này mà ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp lại sẽ giúp các bạn nắm được thông tin hữu ích. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Y dược hữu ích khác.

Thông tin hữu ích khác
ho-so-xet-tuyen-cao-dang-dieu-duong Hồ Sơ Xét Tuyển Cao Đẳng Điều Dưỡng 2025 Trong những năm thay đổi về quy chế tuyển sinh gần đây thì nhiều bạn thí sinh thắc mắc về Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dược TPHCM như thế nào? Câu... dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng... ky-thuat-tiem-truyen-tinh-mach Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào? Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?...
Xem thêm >>



0899 955 990