Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành nghề này. Vậy Điều dưỡng có được tiêm filler không? Yêu cầu, quy định cần biết ra sao? Hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ không phẫu thuật trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, được thực hiện bằng cách đưa chất làm đầy vào vùng da cần điều trị. Phương pháp này giúp xóa nếp nhăn, giảm các dấu hiệu lão hóa, cải thiện khuyết điểm trên khuôn mặt đồng thời mang lại vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn.
Các vị trí được tiêm filler như má, môi, cằm, vùng trũng dưới mắt, nếp chân chim ở mắt,… Người tiêm có thể nhìn thấy kết quả ngay lập tức sau tiêm filler và duy trì được khoảng 12 – 18 tháng, tùy vào chất làm đầy, vị trí tiêm.
Một số chất làm đầy da thông dụng đang được dùng trên thị trường như:
- Axit hyaluronic (HA): Đây là hoạt chất có tự nhiên trong da, giúp cấp ẩm và mang lại độ đàn hồi cho da. Thường được dùng để chăm sóc làn da, làm đầy, căng bóng làn da ở những nơi như má, nếp nhăn ở vùng quanh mắt, môi hay trán... Chất này mang tính tương thích cao với cơ thể nên sẽ giảm nguy cơ kích ứng, tác dụng phụ hay hiện tượng đào thải trong cơ thể sau tiêm.
- Canxi hydroxylapatite (CaHA): Đây là hợp chất có dạng bán rắn, tương tự chất khoáng và có khả năng phân hủy sinh học. Hợp chất làm đầy này thường được khuyến cáo sử dụng cho các nếp nhăn sâu hơn trên da.
- Axit poly-L-lactic: Đây là một loại filler có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen và làm phẳng các nếp nhăn sâu trên khuôn mặt. Hiệu quả của chất làm đầy này thường kéo dài 9 - 24 tháng.
- Polymethylmethacrylat (PMMA): Chất làm đầy này gồm collagen và những hạt siêu nhỏ nằm dưới da. Các hạt vi cầu này giúp da săn chắc và căng đầy. Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra PMMA có thể gây ra biến chứng lâu dài trên da mặt nên đây không phải lựa chọn đầu tay của các bác sĩ. Hiện nay, Bộ Y tế vẫn chưa cấp phép sử dụng loại filler này trong thẩm mỹ.
- Cấy mỡ tự thân: Chất làm đầy này hiện chưa phổ biết và hiệu quả làm của nó không cao bằng sử dụng filler bán tự nhiên nên ít được khách hàng lựa chọn dù nó là filler tự nhiên khá an toàn.
Điều dưỡng có được tiêm filler không?
Tiêm filler là một trong những kỹ thuật khó. Việc tiêm filler đòi hỏi người thực hiện tiêm chắc chắn phải là bác sĩ và người bác sĩ đó được đào tạo một cách bài bản, có kinh nghiệm, có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện quy trình này một cách an toàn.
Bởi vì hầu hết những vị trí tiêm filler đều có thể xảy ra tai biến nếu người tiêm không nắm vững cấu trúc giải phẫu, không nắm vững về sản phẩm tiêm, cũng như kỹ thuật thực hiện không đúng. Một số vùng nguy hiểm đặc biệt như vùng mũi, vùng chân mày… có thể gây ra những tai biến nặng mà không thể phục hồi hoặc có thể ảnh hưởng đến tính mạng, như gây ra mù mắt, gây ra tình trạng đột quỵ,…
Chính vì vậy, đối với việc đào tạo về kỹ thuật tiêm filler, người học cần phải là bác sĩ Da liễu, sau đó sẽ học những khóa đào tạo về tiêm filler ở các bệnh viện. Dù có bằng Bác sĩ nhưng khác chuyên ngành như Bác sĩ Sản khoa, Bác sĩ Nhi khoa hay Điều dưỡng đều không được cấp phép tiêm truyền filler.
Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp, điều dưỡng có rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Từ việc làm việc tại bệnh viện, phòng khám cho đến chăm sóc bệnh nhân tại nhà, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế hiện nay. Để hiểu rõ hơn về các con đường phát triển sự nghiệp, có thể tìm hiểu xem Học điều dưỡng ra trường làm gì nhé.
Ai được thực hiện tiêm filler cho người khác?
Theo điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, Bác sĩ chuyên khoa Da liễu thẩm mỹ sẽ là người được phép tiêm filler theo đúng quy định.
Để hành nghề tiêm filler, các bạn cần có chứng chỉ hành nghề. Cụ thể, người tiêm filler cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: Đây là bằng cấp đầu tiên mà người tiêm filler cần có. Với tấm bằng cấp 3 trong tay đồng nghĩa bạn có thể đăng ký hoặc được xét duyệt vào các trường Y khoa.
- Bằng cấp y khoa liên quan: Bạn cần được rèn rũa, học tập trong môi trường Đại học Y và có bằng Đại học Y. Đây là nơi trau dồi các kiến thức về lý thuyết và thực hành, đánh giá chuyên môn, tay nghề, năng lực của bạn. Tuy nhiên không phải cứ là bác sĩ sẽ được phép đưa ra chỉ định tiêm filler hay trực tiếp tiêm filler được cho người khác. Thường thì người tiêm filler sẽ cần có thời gian thực hành như sau:
- 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đối với Bác sĩ.
- 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với Y sỹ.
Thời gian trải nghiệm và thực hành càng cao thì bạn càng có cơ hội được trả thành Bác sĩ tiêm filler.
- Chứng chỉ hành nghề tiêm filler: Đây là một dạng văn bản chính thức được ban hành bởi những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chứng chỉ này có thể xem là một dạng công cụ để đánh giá năng lực của người trực tiếp thực hiện các dịch vụ tiêm filler. Khi đã sở hữu chứng nhận, cá nhân hoặc tổ chức sẽ có toàn quyền thực hiện quá trình làm đẹp hay cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tiêm filler đến hệ thống khách hàng của mình. Hiện có không nhiều người tiêm filler có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định.
Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã giải đáp toàn bộ thắc mắc cho câu hỏi: Điều dưỡng có được tiêm filler không cùng yêu cầu, quy định cần biết? Hy vọng qua đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về kiến thức tiêm filler để có thể theo đuổi ngành nghề này trong tương lai.