Điều dưỡng là một trong những nghề thiếu nhân lực trầm trọng, và ngành Điều dưỡng cấp cứu là chuyên ngành đang được chú trọng đào tạo, bổ sung nhân lực. Vậy thực chất Điều dưỡng cấp cứu là gì? Yêu cầu của người Điều dưỡng cấp cứu ra sao? Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về ngành nghề này.
Điều dưỡng cấp cứu là gì?
Điều dưỡng cấp cứu là một chuyên ngành trong lĩnh vực Điều dưỡng chuyên nghiệp tập trung vào chăm sóc đối tượng người bệnh cần được xử trí cấp cứu nhanh chóng, kịp thời.
Người điều dưỡng cấp cứu làm việc trực tiếp tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện, cơ sở y tế hoặc các phòng ban tùy theo bố trí công việc của đơn vị công tác. Họ luôn làm việc trong môi trường áp lực và căng thẳng, đặc biệt khi tiếp nhận những ca bệnh nặng và phức tạp như đột quỵ, đau tim hoặc chấn thương lớn.
Bên cạnh đó, điều dưỡng cấp cứu cũng thường xử lý các bệnh nhân có vấn đề tâm thần, hành vi, hoặc bệnh nhân bị ngộ độc rượu cấp tính hoặc thuốc nhiễm độc.
Điều dưỡng viên khoa cấp cứu quan trọng như thế nào?
Điều dưỡng ở khoa cấp cứu cực kỳ quan trọng với trách nhiệm vô cùng lớn trong việc tiếp nhận và xử lý tình trạng ban đầu của bệnh nhân. Nhờ vậy, các công việc khám chữa bệnh sẽ dề dàng thực hiện, giúp điều trị và khả năng phục hồi hiệu quả cao hơn.
Yêu cầu cơ bản Điều dưỡng ở khoa cấp cứu
Điều dưỡng nói chung và Điều dưỡng cấp cứu nói riêng để thực hiện tốt công việc cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:
- Sự nhạy bén trong việc đánh giá bệnh nhân: Nếu người Điều dưỡng có kinh nghiệm thi khi quan sát người bệnh đã đánh giá được tình trạng của họ và báo cho bác sĩ chính hoặc tự mình ép tim tại chỗ rồi gọi người hỗ trợ.
- Có tác phong nhanh nhẹn: Vận chuyển bệnh nhân nhanh, thực hiện y lệnh bác sĩ nhanh.
- Thực hiện thủ thuật chính xác, đúng nguyên tắc và có hệ thống.
- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh để kịp thời báo cáo cho bác sĩ.
- Phải có kiên trì, tận tụy, cấp cứu người bệnh bằng cả tấm lòng và trí tuệ.
Quy trình chăm sóc của Điều dưỡng cấp cứu
Quy trình chăm sóc của Điều dưỡng cấp cứu là một quá trình gồm nhiều bước mà người Điều dưỡng viên phải làm trong hoạt động chăm sóc người bệnh. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người Điều dưỡng giúp việc chăm sóc được liên tục và không bỏ sót.
Dưới đây là các quy trình chăm sóc Điều dưỡng cấp cứu với từng tình trạng bệnh nhân:
Chăm sóc người bệnh hôn mê
Hôn mê là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân dẫn đến người bệnh mất liên hệ với ngoại cảnh, song chức năng sống vẫn còn.
Nhận định chăm sóc
- Hỏi người nhà hoặc những người đưa người bệnh tới viện để biết nguyên nhân và cách sơ cứu người bệnh.
- Toàn trạng: Ý thức người bệnh tỉnh hay hôn mê (thang điểm Glasgow, độ hôn mê...), phân loại được hôn mê có triệu chứng thần kinh chỉ điểm hay không?
- Các dấu hiệu sinh tồn.
- Những rối loạn chức năng.
- Khai thác tiền sử bệnh qua người nhà.
- Người điều dưỡng thu thập mọi giấy tờ, y bạ có liên quan đến người bệnh để giúp quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.
- Tham khảo các kết quả cận lâm sàng: Hct, khí máu, ECG,…
Chẩn đoán chăm sóc
- Tụt HA (HA tối đa < 90mmHg)
- Dấu hiệu thiếu oxy tổ chức do sốc: Tình trạng suy giảm hô hấp, giảm tuần hoàn não (vật vã, giãy giụa,…), giảm tuần hoàn ngoại biên,…
- Có nguy cơ biến chứng do hôn mê.
Lập kế hoạch chăm sóc
- Duy trì chức năng sống.
- Ngăn ngừa và xử trí các biến chứng cho người bệnh.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh.
- Giáo dục sức khoẻ.
Thực hiện chăm sóc
Các biện pháp chăm sóc duy trì chức năng sống
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
- Duy trì lưu thông đường hô hấp.
- Duy trì tuần hoàn.
Các biện pháp chăm sóc ngăn ngừa và xử trí các biến chứng
- Phòng chống loét.
- Chăm sóc mắt: Chống khô giác mạc và tổn thương do va chạm (do người bệnh không còn phản xạ chớp mắt).
- Duy trì bài tiết.
- Duy trì thân nhiệt.
- Chống ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối: Tập vận động thụ động, xoa bóp cho người bệnh.
- Chăm sóc các khớp: Tập vận động cho các chi trên, chi dưới theo tầm vận động của các khớp.
Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Nuôi dưỡng: cho ăn, cho uống.
- Chăm sóc tâm lý: Dù cho người bệnh hôn mê sâu cũng nên hỗ trợ kích thích não bằng cách nói chuyện với người bệnh, gọi tên hay sờ lên da…
Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh
- Chăm sóc răng miệng.
- Vệ sinh thân thể: Lau người, thay ga giường, thay quần áo ngày 1 lần…
Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập
- Hướng dẫn gia đình người bệnh biết chế độ chăm sóc và vệ sinh hàng ngày.
- Chế độ ăn uống và dùng thuốc hàng ngày: ăn đủ lượng và chất, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.
- Luyện tập hàng ngày từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều.
Đánh giá chăm sóc
- Toàn trạng tiến triển tốt lên và hồi tỉnh.
- Người bệnh không bị mắc các biến chứng.
- Người bệnh được nuôi dưỡng đảm bảo, không sụt cân.
- Các y lệnh và xét nghiệm thực hiện đầy đủ, chính xác.
- Theo dõi sát, phát hiện kịp thời các biến chứng.
Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn
Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, pha chế hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, cóc,…
Nhận định chăm sóc
- Hỏi người bệnh (nếu người bệnh tỉnh) hoặc người thân về loại thức ăn đã ăn, cách chế biến, bảo quản.
- Thời gian từ khi ăn đến khi có triệu chứng là bao lâu?
- Người bệnh có nôn, đau bụng hay mót rặn không?
- Tính chất phân: lỏng, có máu, thối.
- Số lần, số lượng, màu sắc và tính chất của chất nôn.
- Có nước tiểu hay không?
- Có kèm theo sốt không?
- Mạch, huyết áp, nhiệt độ.
- Khai thác yếu tố dịch tễ.
- Thực hiện và tham khảo kết quả xét nghiệm.
Chẩn đoán chăm sóc
- Nguy cơ chất độc từ thực phẩm vào máu.
- Rối loạn nước, điện giải do nôn và tiêu chảy.
- Suy tuần hoàn do giảm thể tích tuần hoàn hoặc do độc tố.
- Suy thận cấp do urê máu tăng.
Thực hiện chăm sóc
Các biện pháp chăm sóc nhằm ngăn chặn chất độc vào máu:
- Gây nôn.
- Dùng than hoạt.
- Dùng thuốc nhuận tràng.
- Theo dõi các biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Các biện pháp chăm sóc chống mất nước và điện giải cho người bệnh
Nếu người bệnh mệt do mất nước bởi nôn, đi ngoài, sốt kéo dài đây là ngộ độc thức ăn do độc tố vi khuẩn thường rất nguy hiểm cho người cao tuổi và trẻ nhỏ, do vậy cần:
- Dự phòng mất nước.
- Bồi phụ nước và điện giải.
Phòng chống shock cho người bệnh:
- Chuẩn bị dụng cụ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.
- Dụng cụ truyền tĩnh mạch.
- Các thuốc theo y lệnh.
- Truyền dịch theo y lệnh.
- Theo dõi mạch, huyết áp trong khi truyền.
- Phát hiện các biến chứng.
- Theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu.
Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Không được ngừng cho người bệnh ăn, với trẻ em vẫn cho bú kể cả khi vẫn còn ỉa lỏng, ở một số người lớn nuôi dưỡng tốt thì sau 24 giờ có thể ăn bình thường.
Giáo dục sức khỏe, các biện pháp đề phòng ngộ độc thức ăn:
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình nên tìm hiểu kỹ những cây rau, nấm, cỏ độc gây độc có trong vùng sinh sống để tránh lầm khi ăn nó.
- Chuẩn bị thức ăn kỹ càng: nấu chín, bỏ những phần gây độc: bỏ vỏ sắn và ngâm nước trước khi luộc, bỏ đầu, da, ruột, mật cá trước khi rửa, nấu ăn.
- Không ăn cá ươn, không đi hái nấm mọc ở đường để nấu ăn.
- Giữ cho bếp, bàn, nồi xoong, bát đĩa sạch khô, để thực phẩm ở nơi kín, lạnh khi chưa dùng đến.
- Rửa sạch bằng xà phòng và nước trước khi chuẩn bị thực phẩm hay trước khi ăn. - Không giữ thực phẩm lâu ở một nơi ấm, ẩm (đặc biệt vào mùa hè).
- Kiểm tra hạn dụng của thực phẩm và chất liệu thực phẩm đóng hộp trước khi dùng kể cả khi còn hạn.
- Tiêu diệt ruồi, gián, chuột, tránh cho chúng tiếp xúc với thức ăn.
- Ăn chín, uống chín, không nên uống rượu lậu, bia lậu.
- Rau quả phải rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.
- Không ăn thức ăn có mùi lạ, ôi thiu.
- Không uống mật cỏ chắm, trôi, chép.
- Các thực phẩm, hoa quả, đồ uống cần được kiểm nghiệm về kỹ thuật, bảo đảm an toàn trước khi mang ra thị trường bán.
Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh được loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
- Người bệnh hết các dấu hiệu mất nước và điện giải: Người bệnh hết khát, nước tiểu > 1.500 ml/24 giờ.
- Dấu hiệu sinh tồn trở về bình thường.
Địa chỉ học Điều dưỡng cấp cứu chất lượng
Số lượng các trường đào tạo ngành Điều dưỡng nói chung và Điều dưỡng cấp cứu nói riêng hiện vô cùng lớn. Các bạn thí sinh nên tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn như các nhóm facebook, blog, báo đài hay từ những sinh viên đã học tại trường muốn dự tuyển.
Nếu các bạn vẫn đang băn khoăn có thể cân nhắc Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là một trong những ngôi trường top đầu đào tạo ngành Điều dưỡng tại TPHCM.
Nhằm giúp thí sinh thuận lợi học tập đúng đam mê của mình nhà trường triển khai ổn định học phí xuyên suốt các năm. Bên cạnh đó, chương trình học tại CBK chú trọng thực hành, phương pháp giảng dạy bám sát thực tiễn giúp các bạn sau khi ra trường thích nghi tốt với công việc. Theo thống kê 100% sinh viên ra trường đủ tiêu chí hành nghề và đạt điều kiện học lên trình độ Đại học.
Các bạn thí sinh quan tâm trường có thể liên hệ hotline 0899 955 990 – 0969 955 990 hay fanpage trường để giải đáp mọi thắc mắc.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành Điều dưỡng cấp cứu. Từ đó giúp bạn đọc hiểu hơn về ngành học này và có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bản thân.