Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sau mổ ruột thừa an toàn

Cập nhật: 31/10/2023 15:36 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Mổ ruột thừa không quá nghiêm trọng với sức khỏe. Tuy nhiên cần phải theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa để người bệnh nhanh chóng hồi phục và tránh bị biến chứng. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bệnh ở dưới đây nhé.

Mổ nội soi ruột thừa là phương pháp được chỉ định cho bệnh viêm hoặc nhiễm trùng ruột thừa. Trong quá trình phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ lấy dụng cụ y khoa để luồn qua vết mổ nhỏ, tiếp theo là cắt bỏ ruột thừa đã bị viêm từ bên trong. Phương pháp phẫu thuật nội soi thường ít gây ra biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi hơn. Để chăm sóc bệnh nhân tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

1. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa tại bệnh viện

Sau mổ viêm ruột thừa, người bệnh sẽ được ở lại bệnh viện theo dõi dưới sự chỉ định của bác sĩ. Điều dưỡng viên là người chăm sóc người sau mổ ruột thừa, thực hiện các công việc dưới đây:

Cần chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa tại bệnh viện
Ruột thừa bị viêm cần được mổ

1.1. Chăm sóc bệnh nhân mổ viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng:

– Tư thế nằm: Người bệnh cần chú ý tư thế nằm để tránh biến chứng, do người bệnh thường được vô cảm bằng phương pháp gây tê tủy sống.

– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Người bệnh cần được theo dõi trong vòng từ 6 - 12 tiếng, mỗi giờ theo dõi 1 lần.

– Trường hợp, sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt và vết mổ tiến triển hơn thì không cần thay băng hoặc cách 2 ngày thay băng một lần. Sau 7 ngày có thể được cắt chỉ.

1.2. Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ ruột thừa:

– Với bệnh nhân sau mổ mà chưa có nhu động ruột, thì hãy nuôi qua đường tĩnh mạch thay vì cho người bệnh ăn bằng miệng.

– Khi bệnh nhân có nhu động ruột thì việc ăn uống bắt đầu từ nước cho đến thức ăn loãng bằng cháo, súp khoảng 2 ngày rồi mới cho ăn đặc.

– Khoảng nửa ngày mà không có dấu hiệu nôn thì mới có thể cho bệnh nhân uống sữa.

1.3. Chăm sóc bệnh nhân mổ viêm ruột thừa về ống dẫn lưu:

– Ống dẫn lưu ổ bụng là vị trí dễ bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy cần phải nối chúng xuống túi vô khuẩn và những loại chai vô khuẩn có đựng dụng dịch sát khuẩn nhằm giúp bạn tránh khỏi tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng.

– Người bệnh sau mổ ruột thừa cần được nằm nghiêng về bên có các ống dẫn lưu, như vậy sẽ giúp để dịch thoát ra tránh làm gập và tắc các ống dẫn lưu.

– Điều dưỡng viên cần theo dõi dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài, trường hợp xảy ra hiện tượng bất thường như màu hoặc máu khác lạ thì phải báo cho bác sĩ ngay.

– Điều dưỡng viên chú ý phải thay băng chân và sát khuẩn túi đựng dịch và thân ống dẫn lưu hằng ngày.

– Khi bệnh nhân có trung tiện thì phải rút ống dẫn lưu hoặc rút muộn nhất là sau 48 – 72h.

– Nếu ống dẫn lưu ở ổ áp xe ruột thừa: Khi có chỉ định rút từ bác sĩ thì hãy thực hiện chậm, mỗi ngày rút bớt từ 1-2cm cho đến khi dịch ra hết trong dịch tiết thì bạn có thể rút bỏ hẳn.

– Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ thì cần cắt chỉ sớm như vậy sẽ giúp cho dịch mủ được thoát ra dễ dàng, với bệnh nhân có biến chứng thì người bệnh thường bị nhiễm khuẩn vết mổ.

Điều dưỡng viên cần thay bằng hàng ngày với các vết mổ không khâu da. Nếu như vết mổ có tổ chức hạt phát triển tốt không có gì bất thường thì báo bác sĩ để được khâu da lần 2.

1.4. Theo dõi biến chứng chảy máu trong ổ bụng

Nguyên nhân là do người bệnh bị tuột động mạch treo ruột thừa. Với bệnh bận bị cắt ruột thừa sau manh tràng thì sẽ bị chảy máu từ chỗ bóc tách manh tràng ra khỏi thành bụng. Ngoài ra có thể bị chảy máu từ mạch của mạc nối lớn với bệnh nhân có hội chứng mất máu, trên người có ống dẫn lưu thì máu sẽ theo ống dẫn lưu để đi ra ngoài. Khi có dây máu thì màu thường có màu hồng.

1.5. Viêm phúc mạc sau mổ:

Viêm phúc mạc khu trú: Nguyên nhân là bệnh nhân bị bục gốc ruột thừa hoặc do mủ lau chưa sạch. Khi bị nhiễm trùng sẽ có triệu chứng rõ rệt hơn hoặc có thể do hội chứng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Với người có ống dẫn lưu thì sẽ xuất hiện dịch tiêu hóa hoặc mủ chảy qua ống đó ra bên ngoài nhưng sẽ không gây biến chứng viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể.

1.6. Nhiễm trùng thành bụng

Bệnh nhân xuất hiện vết tụ máu tấy đỏ bên dưới khiến người bệnh luôn thấy đau ở vết mổ.

Áp xe thành bụng: Người bệnh khi khám sẽ thấy một khối tròn căng đầy. Đó là biểu hiện của vết mổ phồng lên, đỏ sưng, nóng, đau.

1.7. Toác thành bụng gây lòi ruột

Khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa cần chú ý tình trạng bị đau bên hố chậu phải thì cần đưa người bệnh đi khám tại bệnh viện ngay để tránh toác thành bụng gây lòi ruột.

Có thể bạn quan tâm về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột an toàn, hiệu quả

2. Cách chăm sóc người bệnh sau mổ ruột thừa tại nhà

Sau khi hết thời gian nằm viện sau mổ ruột thừa thì bệnh nhân vẫn cần tiếp tục được nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà. Theo đó, bạn cần phải chú ý đến một số điều dưới đây để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa an toàn và hiệu quả
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa an toàn và hiệu quả

2.1. Chăm sóc vết mổ mau lành, tránh bị nhiễm trùng:

  • Vệ sinh vết mổ nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Hãy để vết mổ tiếp xúc với không khí để bề mặt vết thương nhanh se và  khô lại.
  • Không được dùng bột hoặc kem thoa lên vết mổ tránh nhiễm trùng
  • Không ngâm người trong bồn tắm, tắm nhanh và dùng khăn lau khô
  • Cho đến khi vết mổ lành hẳn thì không tham gia các hoạt động dưới nước.
  • Tránh mắc quần áo bó sát bởi chúng có thể gây kích ứng da xung quanh vị trí vết mổ
  • Trường hợp bệnh nhân được dùng băng dính da bên ngoài vết mổ thì chúng sẽ tự bong ra sau khoảng 1–2 tuần. Chú ý không được tự lột băng dính ảnh hưởng đến vết thương hơn.

2.2. Kiểm soát cơn đau tại nhà

Khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa nội soi thì cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau đó là dùng thuốc giảm đau Paracetamol theo lịch điều trị cả ngày và đêm. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay thế các loại thuốc giảm đau khác để kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn như các thuốc nhóm Opioid. Thuốc này có thể dùng chung với các loại thuốc giảm đau khác theo sự kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên không được tùy ý sử dụng mà chưa được sự cho phép. Tránh lái xe hay uống rượu khi dùng thuốc giảm đau nhóm này.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng có thể sử dụng thêm túi nước đá chườm lên nhằm giúp làm giảm cơn đau nhẹ hiệu quả.

2.3. Chế độ ăn uống sau khi mổ nội soi ruột thừa

Việc chăm sóc người bệnh nào cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn. Điều đó giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian phục hồi và cải thiện sức khỏe. 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ ruột thừa đó là chế độ ăn uống đa dạng. Nên ăn những thực phẩm loãng như cháo, súp để người bệnh hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Nên uống nhiều nước, nước ép trái cây để tăng cường chất dinh dưỡng. Mỗi ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính thì hãy chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày, cụ thể là 6–8 bữa mỗi ngày.

Bệnh nhân sau mổ ruột thừa có thể bị táo bón. Bởi vậy, để tránh tình trạng này hãy cho họ uống nhiều nước và thức uống không chứa caffeine. Đồng thời chế độ ăn uống nên tránh các thực phẩm nhiều chất béo như dầu mỡ. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc làm mềm phân trường hợp bạn đang sử dụng thêm những thuốc giảm đau được kê toa (thuốc Opioid).

2.4. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa về vận động

Trường hợp bệnh nhân mổ nội soi cắt bỏ ruột thừa thì bạn cần phải chú ý đến việc vận động. Thường sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân chỉ được vận động và làm việc nhẹ nhàng. Nên nghỉ ngơi thật nhiều để mau chóng hồi sức, đồng thời chú ý đến những việc sau:

  • Tránh nâng những vật nặng hơn khoảng từ 2,5–4,5kg trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật
  • Không tham gia các hoạt động vất vả như giặt giữ, bế trẻ em, cắt cỏ, chơi thể thao, hút bụi, di chuyển đồ đạc … sẽ làm ảnh hưởng vết thương.
  • Không tự di chuyển bằng xe cộ tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Nên đi bộ hàng ngày càng nhiều càng tốt, có thể thực hiện trong 6 tuần đầu tiên
  • Có thể leo cầu thang nhẹ nhàng
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có quan hệ tình dục sau mổ viêm ruột thừa

2.5. Khi nào bạn nên liên lạc với bác sĩ?

Để ngăn ngừa biến chứng sau mổ viêm ruột thừa với bệnh nhân thì khi xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây phải báo ngay cho bác sĩ:

  • Bệnh nhân bị sốt cao trên 38ºC, kèm theo triệu chứng khác, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng phổi hay vết thương ở dạ dày.
  • Nhịp tim tăng cao vượt quá 100 nhịp/phút
  • Người bệnh có thể bị tức ngực, khó thở đột ngột
  • Xuất hiện cơn đau mạnh hay khó chịu
  • Bệnh nhân bị chảy dịch từ sau mổ hoặc sưng, đỏ quá mức
  • Vết mổ bị hở miệng
  • Sưng và đau bắp chân do hình thành cục máu đông ở chân
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ớn lạnh hay đổ mồ hôi nhiều
  • Sốt, tiêu chảy hoặc táo bón

 

Với chia sẻ tổng hợp về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên thắc mắc những bài tiếp theo của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch để cập nhật kiến thức hữu ích nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990