Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những người thích nghiên cứu nên học ngành gì?

Cập nhật: 08/05/2023 11:17 | Người đăng: Nhâm PT

Hiện tại có rất nhiều ngành nghề để bạn trẻ theo học, có những người có sở thích và đam mê về lĩnh vực nghiên cứu. Cùng tìm hiểu xem thích nghiên cứu nên học ngành gì để dễ phát triển.

Những đặc điểm tính cách thường thấy ở những người thích nghiên cứu

  • Những người thuộc nhóm này thường là những người hướng nội, không thích giao tiếp rộng.
  • Lòng yêu thích tìm hiểu và kiến thức sâu sắc, có khả năng phân tích rất sâu một vấn đề phức tạp một trong những lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, hay giáo dục.
  • Là những người có mục tiêu sống khá lý tưởng, họ luôn thích khám phá, tìm tòi, điều tra và tò mò về mọi thứ xung quanh. Họ có thể bị thất vọng khi gặp phải những điều không mong muốn xảy ra trong cuộc sống khi họ rời ghế nhà trường bước vào cuộc sống lao động.
  • Thích các hoạt động ý tưởng liên quan đến quy trình suy nghĩ đến mức phải tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân của chúng.
  • Nhóm nghiên cứu từ khi còn rất nhỏ này đã thích các hoạt động đòi hỏi việc quan sát, tìm tòi về thế giới xung quanh, từ những hiện tượng vật lý, sinh học đến văn hóa xã hội. Khi lớn lên, các em thích học những môn học thuộc khối khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh hay khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa và đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT các môn có liên quan đến nghiên cứu.
  • Nhóm thích nghiên cứu thường sẽ thoải mái khi làm những công việc nào phải tiếp xúc với sách vở, nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Mục tiêu nghề nghiệp họ chọn có chung đặc điểm là phải thấy được kết quả của việc họ làm góp phần vào sự phát triển của con người, xã hội.
  • Học giỏi đều các môn, rất tốt với bạn bè, thầy cô nhờ năng lực khéo léo trong ngôn ngữ. Các bạn yêu thích nghiên cứu sẽ khó đưa ra quyết định nên học ngành gì vì luôn cảm thấy mình chưa đủ năng lực để quyết định.

Đặc điểm nổi bật:

  • Có kỹ năng phân tích
  • Có thể tin tưởng khi giao việc
  • Hiểu biết rộng
  • Có óc sáng tạo
  • Làm việc lôgic
  • Điềm tĩnh khi giải quyết công việc
  • Chính xác
  • Suy nghĩ độc lập
  • Tò mò
  • Thể hiện trình độ kỹ năng cao
  • Sẵn sàng nhận công việc được phân công
  • Đóng góp kiến thức mới vào một lĩnh vực
  • Thực hiện vấn đề phức tạp và nhiệm vụ đòi hỏi cao.
  • Các em học lý thuyết rất nhanh, không ngại tìm tòi những tài liệu bên ngoài lớp học
  • Điểm mạnh của các em là khả năng học hỏi từ sách vở một lĩnh vực yêu thích

Những người thích nghiên cứu thường có tinh thần hướng nội

Những người thích nghiên cứu thường có tinh thần hướng nội

Từ những đặc điểm nêu trên có thể nhận thấy, em nào có khả năng sở thích trong nhóm nghiên cứu sẽ phù hợp với các chương trình đào tạo Nghiên cứu và Xã hội.

Những đặc điểm thường thấy ở những ai có cả hai nhóm là các em thường được bạn bè nể phục vì kiến thức học sâu và học cao. Các em rất giỏi phân tích xuy xét mọi khía cạnh trước khi ra quyết định tốt nhất. Đây là một trong những điểm mạnh giúp các bạn có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.

Điểm yếu của các bạn trẻ nhóm Nghiên cứu là không kiên nhẫn giao tiếp với những người không có khả năng trí tuệ ngang với mình. Các em thích làm việc một mình, có khi cô đơn vì ít bạn dẫn đến nhiều việc có ý tưởng rất hay nhưng không được thực hiện. Các em không ưa nắm vai trò lãnh đạo và không thích xã giao ghét phải thuyết phục người khác.

Thích nghiên cứu nên học ngành gì phù hợp?

Các ngành nghề đào tạo phù hợp cho những người thích nghiên cứu đó là các ngành học liên quan đến Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Chẩn đoán Y khoa & Điều trị, Y dược, Công nghệ Y khoa và Khoa học Xã hội.

Một số ngành học cụ thể cho những người thích nghiên cứu bao gồm:

  • Dinh dưỡng học, nhãn khoa, dược, nha khoa, y tá, thú y
  • Nhân chủng học, tội phạm học, khoa học chính trị, tâm lý học
  • Kiến trúc, kỹ sư cơ khí
  • Sinh vật học, công nghệ thực phẩm, địa chất học, vật lý học
  • Kỹ thuật viên trong các lĩnh vực khác nhau
  • Tâm thần học, xã hội học, ngôn ngữ học
  • Chẩn đoán y khoa & Điều trị: Bác sĩ châm cứu, Bác sĩ tâm thần, Bác sĩ nội trú, Nha sĩ, Y tá, Chuyên gia vật lý trị liệu, Bác sĩ gây mê.
  • Công nghệ y học: Kỹ thuật viên y tá phòng cấp cứu, Chuyên gia nhãn khoa, Kỹ thuật viên dinh dưỡng, Dược sĩ.
  • Giáo dục: Giáo viên trung học, Giáo viên giáo dục đặc biệt, Nhân viên y tế cộng đồng, Tư vấn viên sức khoẻ tâm thần, Giáo viên hướng nghiệp, Tư vấn viên phục hồi chức năng, Tư vấn viên vấn đề di truyền.
  • Nhóm ngành thuộc khối khác như Chuyên gia về khoa học thực phẩm, Chuyên viên quy hoạch giao thông, Chuyên gia kho dữ liệu, Chuyên viên thống kê, phân tích dữ liệu địa lý, Chuyên gia đánh gia an toàn, Chuyên viên phân tích chính sách quản lý, Chuyên viên phát triển trang Web
  • Một số công việc phù hợp cho những người có hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội gồm: Nhà trị liệu nghệ thuật, Nhà nghiên cứu các bệnh về ngôn ngữ, Nhân viên công tác xã hội, Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, Chuyên gia tâm lý, Nhà trị liệu sử dụng liệu pháp âm nhạc.

Y dược cũng là ngành nghề phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu

Y dược cũng là ngành nghề phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu

Trên đây là một số gợi ý nghề nghiệp mà những ai thuộc hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội có thể sẽ phù hợp. Nghiên cứu còn phù hợp rất nhiều ngành nghề và công việc khác tuỳ vào cá tính và năng lực học tập của họ. Có rất nhiều ngành nghề phù hợp nên bạn cần trải nghiệm, để ý đặc tính của ngành nghề ấy sao cho phù hợp với bản thân để lựa chọn.

Đặc điểm của nhóm nghiên cứu là sự nhạy bén với các con số, khả năng để ý chi tiết và thói quen hàng ngày. Họ là người ngăn nắp, quy củ, có trước có sau trong cuộc sống, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Các em sẽ thường thoải mái khi làm những công việc phải tiếp xúc với sách vở, nghiên cứu, phòng thí nghiệm.

Qua thông tin bài viết những người thích nghiên cứu nên học ngành gì hy vọng các em thuộc nhóm nghiên cứu sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn để tìm ra câu trả lời hướng nghiệp phù hợp nhất khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.

Theo Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
cao-dang-y-khoa-pham-ngoc-thach-co-tot-khong Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Là Trường công hay tư? Bài viết này là review về trường cho các bạn tìm hiểu khi có ý định... nen-hoc-dieu-duong-hay-ho-sinh Nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh để phát triển sự nghiệp? Điều dưỡng và hộ sinh đều thực hiện công tác chăm sóc người bệnh. Nhiều người băn khoăn “nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh” để có triển vọng nghề... so-sanh-nganh-duoc-va-dieu-duong-khac-nhau-nhu-the-nao Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn? Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn khi hai nhóm ngành đều là chăm sóc sức khỏe. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai ngành... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... 1-nguyen-vong-bao-nhieu-tien Lệ phí 1 nguyện vọng Đại học nộp bao nhiêu tiền 2024 Các sĩ tử vừa qua tiến hành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Nhiều bạn quan tâm “Một nguyện vọng bao nhiêu tiền? Mức lệ... khoi-a00 Khối A00 gồm những môn nào? Có ngành và trường nào? Khối A00 gồm những môn nào? Các ngành, các trường khối A00 là gì? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây. Các bạn sinh viên nhanh...
Xem thêm >>



0899 955 990