Hiện nay ngoài các phương thức xét tuyển truyền thống nhiều trường đại học đã sử dụng kết quả của kỳ thi đánh gia năng lực để tuyển sinh. Vậy kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Thi đánh giá năng lực là thi những gì? Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Thi đánh giá năng lực là gì?
Thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là một kì thi được tổ chức bởi các trường đại học và sử dụng kết quả thi đó để xét tuyển. Kỳ thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá kiến thức và năng lực của thí sinh một cách toàn diện.
Mục đích của kỳ thi ĐGNL là đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh, tích hợp các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích ở bài thi SAT của Hoa Kỳ, cùng các kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA của Anh.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực sẽ tích hợp nhiều loại câu hỏi và định dạng khác nhau bao gồm các bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập thực hành, phỏng vấn, bài luận và nhiều hình thức khác. Qua đó có thể đánh giá được khả năng suy luận cũng như giải quyết vấn đề của thí sinh.
Ý nghĩa kỳ thi ĐGNL
Đối với thí sinh tham gia:
- Giúp các bạn thí sinh có nhiều cơ hội vào được các trường đại học mong muốn.
- Giúp các bạn thí sinh đánh giá năng lực một cách toàn diện, từ đó giúp các em có thể định hướng nghề nghiệp sau này.
>>> Bạn đọc xem thêm: Chi tiết Lịch thi Đánh giá Năng lực 2024 Tất cả các Trường
Đối với các đơn vị tuyển dụng:
- Thông qua kỳ thi ĐGNL, các đơn vị sẽ biết được chính xác kiến thức và năng lực của các bạn thí sinh đến đâu qua các môn học và hiểu biết xã hội.
- Giúp các trường có thể kiểm tra được trình độ cơ bản của thí sinh như tư duy logic, phân tích dữ liệu, giải quyết các vấn đề và sử dụng ngôn ngữ. Từ đó, dễ dàng tuyển chọn được những thí sinh đạt yêu cầu đề ra.
- Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh nhằm chọn được nhiều thí sinh có chất lượng hơn.
Học sinh có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực không?
Muốn trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ưu và nhược điểm của kỳ thi ĐGNL này nhé.
Ưu điểm:
- Tăng cơ hội trúng tuyển và phản ánh đúng năng lực của thí sinh: Thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL không chỉ tăng khả năng trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mong muốn mà còn hiểu rõ được chính xác năng lực hiện tại của bản thân ở mức nào.
- Tính toàn diện về mặt kiến thức: So với kỳ thi tốt nghiệp THPT thì kỳ thi ĐGNL đòi hỏi thí sinh phải nắm vững kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông ở tất cả các môn và các lĩnh vực khác nhau.
Nhược điểm:
- Áp lực thi cử: Thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL vẫn phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, điều này góp phần tạo ra áp lực thi cử cho thí sinh.
- Khó khăn trong việc di chuyển: Kỳ thi ĐGNL thường được tổ chức ở các thành phố lớn, do vậy sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển đến địa điểm thi cho những thí sinh ở tỉnh khác.
- Là một kỳ thi khá mới mẻ và còn xa lạ đối với nhiều thí sinh: Đối với những thí sinh không sinh sống tại các tỉnh trung tâm hay đồng bằng, sẽ gặp một số khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận thông tin và ôn luyện kiến thức để tham gia kỳ thi.
Thi Đánh Giá Năng Lực gồm những môn gì?
Nội dung bài thi sẽ chú trọng đánh giá các kiến thức, tư duy và năng lực cơ bản của thí sinh dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Vì vậy kiến thức của kỳ thi này sẽ trải đều ở tất cả các môn học như Toán, Lí, Hóa, Sinh, Tiếng anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Do đó thí sinh cần chia đều ôn tập tất cả các môn học trong chương trình THPT.
Hình thức thi đánh giá năng lực
Hiện nay có hai hình thức thi ĐGNL đang được triển khai đó là: thi trên máy tính và thi trên giấy.
Hình thức thi trên máy tính
Phần thi thứ nhất gồm có 50 câu hỏi, nếu bạn hoàn thành xong phần thi thứ nhất trước thời hạn quy định thì có thể chuyển sang phần thi tiếp theo. Khi hết thời gian của phần thi thứ nhất, dù bạn chưa làm xong máy tính vẫn tự động chuyển sang phần thi tiếp theo.
Phần thi thứ hai sẽ được tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ nhất, cũng tương tự như trong phần thi thứ nhất, nếu bạn làm xong phần hai trước thời gian quy định có thể chuyển sang phần tiếp theo. Khi hết thời gian quy định máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi kế tiếp.
Trong phần thi thứ ba cũng là những câu hỏi được tiếp nối theo thứ tự của phần thi thứ hai. Nếu bạn hoàn thành xong phần thi thứ ba trước thời gian quy định thì có thể bấm nút nộp bài. Trong vòng 60 giấy màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả của bạn.
>>> Xem thêm: Tất tần tật thông tin thí sinh tự do thi đánh giá năng lực
Hình thức thi trên giấy
Bài thi ĐGNL thi trên giấy gồm có tất cả 120 câu hỏi trắc nhiệm với thời gian quy định là 150 phút.
Cách tính điểm kỳ thi ĐGNL
Cách chấm điểm:
- Điểm các bài thi ĐGNL sẽ được tính theo thang điểm 100 và có hệ số bằng nhau (hệ số 1).
- Câu trả lời đúng sẽ được tính điểm, câu sai không bị trừ điểm.
- Các câu hỏi sẽ có số điểm bằng nhau.
- Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng sẽ được tính theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo (quy về thang điểm 100).
Xét tuyển đại học:
- Điểm xét tuyển: Tổng điểm của 3 bài thi (gồm có 02 bài thi bắt buộc và 01 bài thi tự chọn) không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có).
- Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển phải từ 180 trở lên.
- Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh được xét tuyển theo thứ tự từ điểm cao xuống thấp và xét tuyển cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có những thí sinh điểm xét tuyển bằng nhau và hết chỉ tiêu thì Hội đồng tuyển sinh sẽ xét thêm tiêu chí phụ là điểm bài thi Toán (bắt buộc), hoặc kết quả quá trình học THPT.
Như vậy bài viết đã giúp các em tìm hiểu những thông tin cơ bản liên quan đến kỳ thi Đánh giá năng lực. Để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học mong muốn các em hãy ôn tập thật tốt và tự tin để hoàn thành tốt bài kiểm tra nhé. Chúc các em thành công.