Ngành truyền thông đại chúng học trường nào? Đây là thắc mắc được không ít các bạn sĩ tử quan tâm trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hiểu được những băn khoăn đó, chuyên mục bài viết dưới đây sẽ có lời giải đáp cụ thể để các bạn tìm hiểu.
Truyền thông đại chúng giúp truyền tải thông điệp đến công chúng một cách nhanh chóng. Hoạt động này được thực hiện qua một số phương tiện như báo đài, truyền hình…Tuy nhiên ngành học này có rất ít trường đào tạo mà không phải ai cũng biết.
Cùng ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cập nhật chi tiết trong bài viết này.
Các trường có ngành Truyền thông đại chúng
Hiện nay, trên cả nước chỉ có 1 trường đào tạo ngành Truyền thông đại chúng tại TP Hà Nội, đó là Học Viện Báo chí và Tuyên truyền.
Truyền thông đại chúng là ngành học còn khá mới mẻ nên có rất ít trường đào tạo. Điểm chuẩn ngành này cũng rất cao, thống kê năm 2022 truyền thông đại chúng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền lấy 26,2-27,8 điểm tùy từng khối thi.
Mức điểm chuẩn này được đánh giá khá cao, các bạn sĩ tử cần phải cân nhắc năng lực và nguyện vọng để có lựa chọn phù hợp và mở rộng hội trúng tuyển. Tuy nhiên khi học tại ngôi trường này, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng giảng dạy với môi trường học tập hiện đại.
Mã ngành - khối thi - tổ hợp môn xét tuyển ngành Truyền thông đại chúng
Mã ngành truyền thông đại chúng: 7320105
Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh ngành Truyền thông đại chúng với 3 khối thi chính với tổ hợp môn dưới đây:
- Khối A16: Toán - Văn - Khoa học tự nhiên;
- Khối C15: Văn - Toán - Khoa học xã hội;
- Khối D01: Văn - Toán - Tiếng Anh.
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng
Học ngành Truyền thông đại chúng sẽ trang bị đầy đủ kiến thức cho sinh viên với phương pháp sử dụng các phương tiện kỹ thuật gồm: máy quay, máy ghi âm, máy ảnh, phòng phát thanh, phòng thu âm… với phần mềm cơ bản để phục vụ sản xuất nội dung với sản phẩm truyền thông.
Dưới đây là chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để các bạn tham khảo:
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Chính trị học |
Xây dựng Đảng |
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Xã hội học đại cương |
Địa chính trị thế giới |
Tiếng Việt thực hành |
Kinh tế học đại cương |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Ngôn ngữ học đại cương |
Tâm lý học xã hội |
Quan hệ quốc tế đại cương |
Lý luận văn học |
Tin học ứng dụng |
Tiếng Anh học phần 1, 2, 3, 4 |
Tiếng Trung học phần 1, 2, 3, 4 |
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1/ Kiến thức cơ sở ngành |
Lý thuyết truyền thông |
Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông |
Công chúng báo chí – truyền thông |
Quan hệ công chúng và quảng cáo |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Quản trị báo chí – truyền thông |
Xã hội học truyền thông |
Truyền thông sáng tạo |
Các loại hình báo chí |
Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) |
Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế |
2/ Kiến thức ngành |
Nhập môn Truyền thông đại chúng |
Tìm hiểu nghệ thuật |
Kỹ thuật và công nghệ truyền thông đại chúng |
Sáng tạo nội dung truyền thông đại chúng |
Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đại chúng |
Sản xuất quảng cáo |
Thiết kế gói nhận diện thương hiệu |
Thực tế chính trị – xã hội |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Truyền thông chính sách |
Truyền thông doanh nghiệp |
Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ |
Truyền thông văn hóa – nghệ thuật |
3/ Kiến thức bổ trợ |
Tiếng Anh chuyên ngành Truyền thông đại chúng |
Tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Bản quyền và sở hữu trí tuệ |
Tổ chức và an toàn thông tin |
Xây dựng thương hiệu và hình ảnh |
Quản trị truyền thông trong khủng hoảng |
4/ Kiến thức chuyên ngành |
Tổ chức và truyền thông sự kiện |
Công nghiệp giải trí và biểu diễn |
Dự án phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng |
Thực tập nghiệp vụ |
Thực tập tốt nghiệp |
Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Nghiên cứu thị trường truyền thông |
Biên tập sản phẩm truyền thông đại chúng |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Kinh doanh sản phẩm truyền thông |
Báo chí – truyền thông dữ liệu |
Quảng bá phim và sản phẩm thời trang |
Chương trình, chiến dịch truyền thông chính sách |
Chương trình, chiến dịch truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ |
Chương trình, chiến dịch truyền thông văn hóa – nghệ thuật |
Ngoài kiến thức cơ bản, sinh viên truyền thông đại chúng còn được trải nghiệm, thực hành nghề nghiệp. Sau đó áp dụng lý thuyết trên vào bài tập lớn, dự án truyền thông.
Một số hoạt động vô cùng bổ ích với sinh viên đó là: Chương trình thực tế, ngoại khóa, thực tập sẽ tại các cơ quan báo chí – truyền thông… rất tốt cho công việc sau này.
Tố chất cần có khi học Truyền thông đại chúng
Để học tập và rèn luyện kỹ năng tốt đáp ứng công việc ngành Truyền thông đại chúng, sinh viên đòi hỏi phải có những tố chất dưới đây:
- Có khả năng thích nghi trong môi trường làm việc khác nhau;
- Thí sinh có khả năng lập kế hoạch, điều phối sản phẩm truyền thông;
- Tự định hướng nghề nghiệp rõ ràng;
- Có khả năng dẫn dắt về chuyên môn;
- Luôn chủ động trong công việc và có tác phong làm việc chuyên nghiệp;
- Khả năng làm việc độc lập và nhanh nhạy khi xử lý tình huống;
- Luôn sáng tạo trong công việc, khả năng viết lách nhanh nhạy, sáng tạo;
- Có đầu óc tổ chức;
- Luôn chủ động trong mọi tình huống;
- Khả năng giao tiếp, đàm phán;
- Khả năng truyền đạt thông tin qua bài viết, lời nói.
Bài viết trên đây giải đáp thông tin về ngành truyền thông đại chúng học trường nào giúp các sĩ tử có thể lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất. Qua đó các bạn sẽ có định hướng để ôn luyện tốt hơn và trúng tuyển vào trường này.