Pháp y là một ngành học tuy không mới nhưng hiện nay vẫn chưa nhiều người hiểu chính xác về ngành nghề này. Vậy để hiểu rõ hơn về ngành Pháp y mời bạn hãy khám phá bài viết dưới đây nhé.
Ngành Pháp y là gì?
Pháp y là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Y tế, dùng để chỉ hoạt động trong quá trình giám định Y khoa gồm các công việc như: kiểm tra tình trạng sức khỏe, kiểm tra xác người, mổ xác, kiểm tra các dấu hiệu bất thường bị xâm phạm.
Giám định Pháp y là một ngành khoa học, sử dụng những thành tựu trong lĩnh vực y học, sinh học, vật lý học, hoá học, tin học... nhằm đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong các hoạt động của tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động giám định khi được cơ quan chức năng yêu cầu. Những người làm công tác giám định này thì được gọi là giám định viên Pháp y.
Nhờ các giám định viên Pháp y mà các chuyên gia điều tra, thẩm phán, bồi thẩm đoàn, luật sư đưa ra bằng chứng kết tội hay minh oan trong các vụ án. Có thể nói rằng đây là công việc cũng giúp các chuyên gia điều tra, thẩm phán, luật sư, bồi thẩm đoàn trong việc đưa ra bằng chứng kết tội hay minh oan trong các vụ án.
Vì là công việc liên quan đến việc xử lý xác chết do vậy nó để lại nhiều ấn tượng khinh khủng và ám ảnh đối với những người làm nghề này, do vậy mà ngành Pháp y của nước ta đang bị thiếu hụt nhân lực một cách trầm trọng.
➤ Tìm hiểu thêm Ngành Pháp y lấy bao nhiêu điểm?
Pháp y gồm những loại nào?
Hiện nay, ngành Pháp y được chia làm 3 loại và mỗi loại sẽ có những đặc điểm nổi bật riêng như sau:
- Giám định hình sự: Loại này thực hiện các hoạt động giám định Y khoa có liên quan đến việc xâm hại sức khỏe con người. Ví dụ như là các vụ án xâm hại tình dục, đánh đập thương vong, hoặc giao cấu với trẻ em… Hoặc sử dụng giám định hình sự trong các vụ án liên quan đến dấu vân tay, tóc, da, máu, gàu, lông để lại trên hiện trường xảy ra vụ án.
- Giám định nhân sự: Loại này thực hiện các hoạt động có liên quan đến vụ kiện dân sự hoặc cần thực hiện giám định để giải quyết các vụ án về tranh chấp, huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe để bồi thường phù hợp với tình trạng thương tật trong tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc các giám định về năng lực hành vi của con người.
- Giám định nghề nghiệp: Là công việc đặc thù của riêng các chuyên gia Y khoa nhằm làm sáng tỏ các vụ việc có liên quan đếm ngề Y như là phát hiện các sai phạm trong bệnh viện, trạm xá, các cơ sở y tế… Mục đich là để xác định nhân viên y tế có làm việc thiếu trách nhiệm, y đức hoặc có sai sót gì về chuyên môn.
Học pháp y thi khối nào?
Trước đây, các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo ngành Pháp y chỉ xét tuyển khối A (gồm môn Toán - Lý - Hóa) và khối B (gồm môn Toán - Hóa - Sinh) theo hình thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, với các quy định mới về quy chế tuyển sinh và để tạo điều kiện tốt hơn cho thí sinh, ngoài xét tuyển 2 khối trên nhiều trường đã mở rộng thêm nhiều khối thi và các phương thức xét tuyển.
Các khối thi xét tuyển ngành Pháp Y:
- Khối A02 (gồm môn Toán – Lý – Sinh),
- Khối B01 (gồm môn Toán – Sinh - Sử),
- Khối B03 (gồm môn Toán – Sinh – Văn),
- Khối B04 (gồm môn Toán – Sinh – Giáo dục công dân),
- Khối D01 (gồm môn Toán – Văn – Anh).
Phương thức xét tuyển học bạ thường áp dụng cho những trường Trung cấp, Cao đẳng y dược, xét điểm trong vòng 3 năm của THPT hoặc kết quả học tập lớp 12.
➤ Có thể bạn quan tâm tới Ngành Pháp y có tuyển nữ không?
Ngành pháp y học trường nào?
Hiện nay, ngành Pháp y tại nước ta chưa thực sự phát triển so với các nước trên thế giới. Do vậy, số lượng các trường đào tạo Pháp y còn rất khiêm tốn. Nổi bật trong số đó là các trường như:
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học Y dược Huế
- Đại học Y dược Hải Phòng
- Viện Pháp Y Quốc gia
- Đại học Y dược Cần Thơ
- Đại học Y dược TP.HCM
Học Pháp y ra làm gì?
Tuy có nhiều khó khăn và thách thức khi theo học ngành Pháp y nhưng cơ hội việc làm của ngành học này tại nước ta cũng không phải quá hạn hẹp. Cụ thể, sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo Pháp y, sinh viên có thể lựa chọn làm các công việc dưới đây:
- Bác sĩ Pháp y, chuyên viên Pháp y làm việc trong các Viện Pháp y, Hiệp hội Pháp y.
- Bác sĩ Pháp y, chuyên viên Pháp y chuyên trách công tác trong các đơn vị, cơ quan điều tra của nhà nước.
- Cán bộ giảng viên, công chức, viên chức làm việc tại các viện, học viện, đơn vị đào tạo Pháp y trên cả nước.
- Nghiên cứu khoa học Pháp y.
➤ Tìm hiểu thêm: Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Học ra trường làm gì?
Thực trạng ngành Pháp y ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, nhiều người vẫn còn định kiến về ngành Pháp y nên tất cả các tổ chức giám định Pháp y trên cả nước đều đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Pháp Y thì từ chối làm việc đúng chuyên ngành với nhiều lý do, số lượng người tình nguyện vào ngành công tác rất ít.
Theo thống kê, trên cả nước hiện có 37 trung tâm Pháp y, 15 phòng giám định Pháp y và 11 tổ chức giám định Pháp y đang hoạt động. Tuy nhiên quy chế và hoạt động của các trung tâm Pháp y chưa thật sự rõ ràng và chưa có cơ chế cụ thể. Nên nhiều địa phương cho rằng Pháp y thuộc cơ quan điều tra tố tụng, không liên quan gì đến chức năng cũng như nhiệm vụ của ngành Y tế.
Có thể ở Việt Nam, công việc này vẫn bị coi là phiến diện, nhưng trên thế giới đây là một nghề phổ biến và được kính trọng. Nếu bạn là người có đam mê với Y học, hiểu được giá trị cốt lõi của ngành Pháp y, đủ can đảm vượt qua nỗi ám ảnh thì cơ hội việc làm luôn rộng mở với bạn.
Với môi trường làm việc hiện trường gây án, những nơi ô nhiễm cả về vật chất, tinh thần, do đó rất có thể tâm lý của bạn thường xuyên bị đè nặng, áp lực nhưng nếu yêu nghề bạn sẽ vượt qua được tất cả và học được rất nhiều điều cũng như được phát triển tối đa các kỹ năng của mình.
Hy vọng các thông tin chia sẻ của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch về ngành Pháp y. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này trước khi quyết định theo học. Theo đó, nếu có đam mê với ngành Pháp y, đừng chần ngần ngại thử thách mà hãy quyết tâm thực hiện đến cùng. Chúc các bạn thành công.