Xét nghiệm y học là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Vậy học Xét nghiệm y học có khó không? Có nên học ngành này không? Cùng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Học Xét nghiệm y học có khó không?
Dù học bất cứ ngành học nào cũng có những cái khó riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực Y Dược đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng rộng cùng kỹ năng chuyên môn cao. Tuy nhiên, chỉ cần sinh viên chăm chỉ, có kế hoạch học tập rõ ràng, có thái độ cầu tiến thì hoàn toàn có thể chinh phục được ngành học này mà không gặp quá nhiều khó khăn.
Sinh viên theo học ngành Xét nghiệm y học sẽ được đào tạo bài bản kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sử dụng các trang thiết bị máy móc phục vụ công tác xét nghiệm y học cùng với kỹ năng mềm khác phục vụ cho công việc sau khi ra trường.
>>> Bạn đọc có thể xem thêm: Tìm hiểu về mức lương của ngành Xét nghiệm y học
Có nên học Xét nghiệm y học không?
“Có nên học Xét nghiệm y học hay không?” là câu hỏi được nhiều thí sinh băn khoăn, đặc biệt là trước mỗi mùa tuyển sinh. Để trả lời câu hỏi này, bài viết sẽ đề cập đến những lợi ích mà những người làm trong ngành xét nghiệm y học nhận được.
Nhu cầu việc làm ngành Xét nghiệm y học
Các quyết định y học như chẩn đoán bệnh, theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa ra liệu trình chữa bệnh đa phần đều dựa trên kết quả của xét nghiệm y học, nó chiếm tới 70% đến 100%.
Do vậy hiện nay ở hầu hết các bệnh viện, cơ sở Y tế từ tuyến huyện trở lên đều có phòng xét nghiệm y khoa – nơi làm việc của bộ phận xét nghiệm y học. Hiện nay với chủ trương phổ cập y tế đến tuyến huyện, xã của Bộ Y tế, con số này không ngừng tăng lên cả về số chất và chất lượng của ngành Xét nghiệm y học.
Thực trạng nhân lực xét nghiệm y học chất lượng cao ở nước ta vẫn đang thiếu. Bởi chỉ tiêu cho ngành Y Dược nói chung và xét nghiệm y học nói riêng ngày càng giới hạn trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng lên.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, tổng số cán bộ làm công tác Y tế dự phòng từ tuyến huyện đến tuyến trung ương chỉ đáp ứng được khoảng 42% nhu cầu nhân lực. Số lượng cán bộ còn thiếu vào khoảng 23.800 người, đặc biệt là nhóm có cán bộ xét nghiệm y học chất lượng cao.
Vì vậy có thể thấy rằng, sinh viên học ngành Xét nghiệm y học sau này ra trường chắc chắn sẽ được săn đón mạnh mẽ. Sau khi tốt nghiệp các bạn có thể lựa chọn làm việc ở bệnh viện, phòng khám, trung tâm Y tế dự phòng, hoặc chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm và các cơ quan, doanh nghiệp khác có nhu cầu xét nghiệm y học.
Mức thu nhập ngành Xét nghiệm y học
Trong hệ thống Y tế nước, ta, ngành xét nghiệm y học cũng được đánh giá là có mức thu nhập ổn định, và mức lương sẽ được tăng dần qua vị trí cũng như kinh nghiệm làm việc. Cụ thể sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng từ 5 – 7 triệu đồng. Nhân viên có kinh nghiệm hoặc trưởng phòng có mức lương khoảng 7 – 10 triệu đồng. Đối với Bác sĩ xét nghiệm lương sẽ cao hơn khoảng 16 – 20 triệu đồng.
Ngoài vị trí nhân viên xét nghiệm y học làm việc tại bệnh viện, bạn cũng có thể trở thành nhân viên kinh doanh hay tư vấn sử dụng các thiết bị thiết bị xét nghiệm hoặc một hướng đi khác chính là trở thành giảng viên ngành học tại các trường Đại học, Cao đẳng với thu nhập trung bình 10 – 12 triệu đồng.
Tính linh hoạt trong sự nghiệp
Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong ngành Xét nghiệm y học, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực Y tế khác nhau như bệnh viện, trung tâm Y tế cộng đồng, trung tâm dự phòng, phòng thí nghiệm, và các công ty dược phẩm, an toàn thực phẩm…. Đồng thời, bạn cũng có thể làm công tác giảng dạy nếu yêu thích lĩnh vực giáo dục.
Đóng góp vào cộng đồng
Công việc của kỹ thuật viên Xét nghiệm không chỉ là một sự nghiệp mà nó còn là cơ hội để bạn đóng góp sức mình vào cộng đồng và giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng.
>>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Tất tần tật thông tin về ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học
Tốt nghiệp ngành Xét nghiệm y học ra làm gì?
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, cùng với nhu cầu xã hội đối với ngành này là rất lớn nên cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Xét nghiệm vô cùng rộng mở.
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh viện, trung tâm nghiên cứu y khoa, trung tâm Y tế, đang thiếu hụt nhiều kĩ thuật viên Xét nghiệm y học được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao.
Cử nhân ngành Xét nghiệm y học sau khi ra trường có thể làm những công việc sau:
- Làm việc tại phòng xét nghiệm của các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở Y tế, công ty sản xuất dược phẩm…
- Trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân chuẩn bị cho việc lấy mẫu xét nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Trực tiếp điều chế ra các loại hóa chất, thuốc thử phục vụ quy trình tiến hành xét nghiệm, kiểm nghiệm.
- Chuyên viên kiểm soát, đo lường và kiểm chuẩn chất lượng kết quả xét nghiệm.
- Tham gia công tác đào tạo, giảng dạy tại các đơn vị đào tạo ngành Xét nghiệm y học.
Như vậy với những chia sẻ các bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc Xét nghiệm y học có khó không. Hy vọng rằng, qua những thông tin chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như dễ dàng hơn trong việc quyết định có nên học ngành Xét nghiệm y học không nhé.