Truyền thông đa phương tiện là ngành hot hiện nay. Để thuận tiện hơn cho thí sinh lựa chọn, bài viết dưới đây sẽ cập nhật mới nhất về danh sách các trường có ngành Truyền thông đa phương tiện hệ đại học chính quy trong năm 2023.
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Truyền thông đa phương tiện (tiếng Anh là Multimedia Communications), đây là một lĩnh vực đa dạng và phát triển nhanh gồm các hoạt động như tạo và phát hành nội dung truyền thông để truyền tải thông điệp của mình tới người khác.
Các công việc trong ngành Truyền thông đa phương tiện bao gồm biên tập viên, nhà sáng tạo, nhà quảng cáo, nhà thiết kế, chuyên viên truyền thông và nhiều lĩnh vực khác.
Ngành truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhờ vào sự phát triển của công nghệ điện tử và internet. Ngành này sử dụng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng để quảng bá sản phẩm tới khách hàng.
Các khối thi ngành Truyền thông đa phương tiện
Các khối thi thí sinh thi tốt nghiệp THPT sử dụng để đăng ký xét vào ngành Truyền thông đa phương tiện:
- Khối D01, D14, D15 (vào ĐH KHXH&NV TP HCM)
- Khối A16 và C15 (vào trường Báo chí)
- Khối A00, A01, C00, D01, D03, D04 (vào ĐH Thăng Long)
- Khối A00, A01, C00, D01, V, H (vào Học viện Phụ nữ)
- Khối A01, C00, D01, D15 (vào ĐH Công nghệ TP HCM)
- Khối A01, C01, D01, D78 (vào ĐH QT Hồng Bàng)
- Khối C00, D01, D14, D15 (vào ĐH Nguyễn Tất Thành)
- Khối A00, A01, C00, D01 (vào ĐH Duy Tân)
- Khối A00, A10, C01, D01 (Vào ĐH CNTT&TT Thái Nguyên)
- Khối A00, A01, C01, D01 (Vào ĐH Văn Hiến)
Trong vài năm trở lại đây, ngành Truyền thông đa phương tiện luôn nằm trong top đầu những chuyên ngành hot nhất của các trường đại học. Điểm đầu vào ở mức cao ngất ngưởng nên độ hot của ngành này ngày càng được khẳng định. Hầu hết các trường đại học đào tạo truyền thông đa phương tiện đều có mặt ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng.
Ngành Truyền thông đa phương tiện luôn nằm trong top ngành hot
Top các trường có ngành Truyền thông đa phương tiện
Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Trường Đại học Hà Nội | 26 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 26.75 – 29.25 |
Trường Đại học Thăng Long | 26.8 |
Học viện Phụ nữ Việt Nam | 24 |
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên | 16 |
Trường Đại học Phương Đông | 15 |
Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Trường Đại học Duy Tân | |
Trường Đại học Phan Thiết | 15 |
Các trường đào tạo ngành truyền thông ở TPHCM và các tỉnh miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM | 27.15 – 27.55 |
Trường Đại học Công nghệ TP HCM | 18 |
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 18 |
Trường Đại học Văn Hiến | 21 |
Trường Đại học Tây Đô | 15 |
Trường Đại học Gia Định | 15 |
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM | 18 |
Trường Đại học Thủ Dầu Một | 23 |
Trường Đại học Văn Lang | 18 |
Trường Đại học Cần Thơ | 24.75 |
Trường Đại học Nam Cần Thơ | 25.5 |
Trường Đại học Lạc Hồng |
Các trường dạy ngành truyền thông đa phương tiện hệ Cao đẳng
- Trường Cao đẳng truyền hình Việt Nam
- Trường Cao đẳng Kiên Giang
- Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng
Điểm chuẩn ngành truyền thông các trường đại học năm 2022 cao nhất là 29.25 (thang điểm 30).
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện
I. KIẾN THỨC CHUNG |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ chí Minh |
Giáo dục Thể chất |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
II. KIẾN THỨC KHỐI NGÀNH HỌC PHI NGÔN NGỮ |
Kỹ năng tiếng Anh |
Pháp luật đại cương |
Toán cao cấp |
Toán rời rạc |
Xác suất thống kê |
Nguyên lý máy tính |
III. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Học phần bắt buộc, bao gồm: |
Quản lý dự án |
Lập trình |
Tâm lý học truyền thôn |
Phương tiện truyền thông đại chúng: |
Nguyên lý Marketing |
Nghiên cứu Marketing |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Trí tuệ nhân tạo |
Nhập môn an toàn thông tin |
Quan hệ công chúng |
Truyền thông doanh nghiệp |
Hành vi khách hàng |
Marketing dịch vụ và quản trị quan hệ khách hàng |
IV. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Học phần bắt buộc, bao gồm: |
Phân tích thiết kế hệ thống |
Cơ sở dữ liệu |
Chuyên đề truyền thông đa phương tiện |
Đồ họa máy tính |
Lập trình Web |
Internet và dịch vụ web |
Đa phương tiện |
Truyền thông hình ảnh |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Khai phá dữ liệu lớn |
Tương tác người – máy |
Lập trình cho thiết bị di động |
Hệ thống thông tin doanh nghiệp |
Kinh doanh điện tử |
Quảng cáo và Sáng tạo quảng cáo |
Marketing kỹ thuật số và Mạng xã hội |
Marketing toàn cầu |
Xây dựng và quản trị thương hiệu |
V. THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP |
Thực tập tốt nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Đạo đức nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin |
Các chủ đề mới trong Công nghệ thông tin |
Quản trị vấn đề và xử lý khủng hoảng truyền thông |
Marketing tới khách hàng doanh nghiệp |
Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần những tố chất nào?
- Tư duy sáng tạo vẫn là nguyên tắc cốt lõi trong Truyền thông đa phương tiện
- Kỹ năng tự học các công cụ ứng dụng trong ngành Truyền thông đa phương tiện
- Kỹ năng viết tốt, có năng khiếu về thẩm mỹ, cái đẹp đánh giá, phân tích các tác phẩm nghệ thuật.
- Ham học hỏi và chịu khó tìm tòi kiến thức chuyên môn chủ động tìm hiểu và nắm bắt các xu hướng truyền thông trên thế giới
- Khả năng biên tập hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa
- Biết cách áp dụng những gì học được vào trong thực tế
- Kỹ năng giao tiếp để thể hiện ý tưởng, đưa ra quan điểm và ý kiến riêng với người khác tốt hơn
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin và giải quyết vấn đề thường gặp trong lĩnh vực này
Trên đây là danh sách các trường có ngành Truyền thông đa phương tiện uy tín ban tư vấn Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp để các em dễ dàng lựa chọn trường phù hợp với năng lực của bản thân.