Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khung giờ làm việc của lục phủ ngũ tạng để bảo vệ sức khỏe

Cập nhật: 17/11/2023 16:17 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Việc tuân theo khung giờ làm việc của lục phủ ngũ tạng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả. Vậy thời gian hoạt động của cơ quan nội tạng như thế nào? Cùng Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu ở dưới đây nhé!

Khung giờ làm việc của lục phủ ngũ tạng để bảo vệ sức khỏe

Trong cuộc sống xã hội hiện nay, các cơ quan làm việc đều có giờ hoạt động làm việc cụ thể. Các cơ quan lục phủ ngũ tạng cũng vậy, cũng đều có giờ hoạt động và thời gian nghỉ ngơi để thải độc và phục hồi.

Khung giờ làm việc của lục phủ ngũ tạng:

Tạng Phủ Khung giờ hoạt động
Tạng Can (Gan) 1 - 3 giờ sáng
Tạng phế (Phổi) 3 - 5 giờ sáng
Phủ Đại trường (Ruột già) 5 - 7 giờ sáng
Phủ Vị (Dạ dày) 7 - 9 giờ sáng
Tạng Tỳ (Lá lách) 9 - 11 giờ sáng
Tạng Tâm (Tim) 11h - 13 giờ chiều
Phủ Tiểu trường (Ruột non) 13h - 15 giờ chiều
Phủ Bàng quang (Bàng quang, bọng đái) 15h - 17 giờ chiều
Tạng cật (Thận) 17h - 19 giờ tối
Tâm 19h - 21 giờ tối
Phủ tam tiêu 21h - 23 giờ tối

Khung giờ làm việc của lục phủ ngũ tạng được chia thành hai chu kỳ: một chu kỳ 12 giờ bắt đầu từ sáng sớm và một chu kỳ 12 giờ bắt đầu từ chiều tối. Dưới đây là khung giờ làm việc theo chu kỳ của các cơ quan nội tạng.

Giờ làm việc của Mật: Giờ Tý (từ 23h đến 1h sáng hôm sau)

Đây là giờ làm việc, là thời gian vận động của dịch mật và tuỷ xương tạo máu. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi từ giờ Tý để cơ thể phục hồi lại những tổn thương.

Trước giờ Tý, bạn nhất định phải ngủ, không nên thức khuya vào giờ này. Bởi vì nó sẽ để lại những biến chứng của bệnh mật hỏa (tức làm mất đi dương khí) như chứng đau đầu, mất ngủ, tâm lý bất an.

  • Những người ngủ trước giờ Tý, khi tỉnh dậy đầu óc thường minh mẫn, sáng suốt, sắc mặt hồng hào.
  • Ngược lại những người ngủ muộn sáng hôm sau sắc mặt thường tái xanh.

Giờ hoạt động của Gan: Giờ Sửu (từ 1-3h sáng)

Đây là thời gian gan phục hồi sau 1 ngày hoạt động, bạn nên ngủ 1 cách thoải mái. Gan chỉ phát huy hết công hiệu khi bạn có được giấc ngủ sâu.

Chức năng của gan là điều tiết máu đi nuôi khắp cơ thể, giúp điều hòa khí huyết, loại độc tố trong máu, thanh lọc cơ thể. Những người ngủ sau giờ Sửu thường có sắc mặt xanh xám, cơ thể uể oải, mệt mỏi, thiếu sinh khí.

Lưu ý: Trước khi đi ngủ, không nên ăn quá no hoặc ăn nhiều đồ ngọt. Vì như vậy sẽ tạo năng lượng bị động và buộc gan phải hoạt động nhiều hơn để tiêu thụ hết nguồn năng lượng đó. Do đó sẽ không tốt cho chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của bạn. 

Giờ làm việc của Phổi: Giờ Dần (từ 3-5h)

Giờ này phổi tăng cường làm việc, bạn cần 1 giấc ngủ sâu. Đặc điểm của phổi là “khí nhiều máu ít”, “phổi hướng về bách mạch”.

Gan sau khi thanh lọc máu tươi sẽ thông qua phổi lưu thông khắp cơ thể. Cho nên buổi sáng nếu ngủ trước giờ Dần khi thức dậy bạn sẽ có khí sắc hồng hào, tinh lực dồi dào.

Nhiệt độ cơ thể vào giờ Dần thường là thấp nhất, do đó huyết áp, mạch và hô hấp cũng yếu nhất, máu cung cấp lên não cũng ít nhất. Do vậy chúng ta cần ngủ sâu giấc vào giờ này, tránh ngủ muộn hay thức giấc khiếm khí huyết suy yếu, tinh thần yếu ớt.

Giờ làm việc của các cơ quan nội tạng
Giờ làm việc của các cơ quan nội tạng

Giờ hoạt động của Ruột già: Giờ Mão (từ 5-7h sáng)

Đây là giờ làm việc của ruột già, có lợi cho việc bài tiết. Giờ này khí huyết vào ruột già, do vậy rất thích hợp để uống 1 ly nước ấm rồi vào nhà vệ sinh để bài tiết.

Giờ Thìn nên ăn sáng (từ 7-9h sáng)

Sau một đêm dạ dày đã được nghỉ ngơi và lúc này đã tiêu hóa hết thức ăn, và đây là thời gian hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, cho nên bạn hãy bắt đầu ăn sáng vào giờ này.

Bạn nên rèn luyện thói quen ăn sáng hàng ngày từ 7-9h sáng, hơn nữa cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để lấy lại năng lượng cho cả một đêm dài.

Giờ Tỵ dưỡng tỳ (từ 9-11h sáng)

Tỳ có chức năng là tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, thời gian từ 9-11h sáng tỳ hoạt động nhanh nhẹn nhất, do đó bạn nên hoạt một chút và uống một cốc nước ấm để giúp tỳ hoạt động thuận lợi hơn.

Tỳ làm chủ về cơ thịt, các chất dinh dưỡng của cơ thịt đều lấy từ tỳ, vì thế tỳ mà thấp thắng thì cơ thịt ung thũng theo, tỳ bệnh thì cơ thịt cũng bị ảnh hưởng như teo cơ, nhão cơ,…

Giờ Ngọ nghỉ ngơi (từ 11-13h)

Đây là giờ của tim, là thời gian để dưỡng tim, thúc đẩy sự vận hành của các mạch máu, nuôi dưỡng tinh thần, khí, và cơ. Thời gian này tim cần nghỉ ngơi nên cần phải giữ tâm trạng thoải mái, bằng cách ngủ trưa hoặc nghỉ giải lao.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên ngủ quá 1h và sau khi thức dậy nên vận động nhẹ để khí huyết đi khắp cơ thể, tăng công năng hoạt động cho tim.

Giờ Mùi công năng tiêu hóa và hấp thụ vượng nhất (từ 13-15h)

Giờ này ruột non làm việc, thực hiện quá trình tiêu hóa, đem nước về bàng quang, cặn bả vào ruột già, chất dinh dưỡng chuyển đến tỳ. Do đó bạn nên ăn bữa trưa trước 13h, vì thời gian này ruột non hoạt động nhanh nhạy nhất và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Giờ tạng phủ bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe
Giờ tạng phủ bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe

Giờ Thân uống nhiều nước sẽ có lợi cho việc bài tiết nước tiểu (từ 15-17h)

Đây là giờ bàng quang làm việc, bàng quang có chức năng trữ nước, nước bọt, và đem nước bọt tuần hoàn trong cơ thể, còn nước thừa bài tiết ra ngoài.

Vì thế, đây là thời gian tốt nhất trong ngày để uống nước và uống nhiều nước để bàng quang hoạt động trơn tru. Giờ này đại não cũng năng vận động nhất, thực hiện trí nhớ tốt nhất nên rất thích hợp cho làm việc và học tập.

Giờ Dậu làm việc xong cần nghỉ ngơi nhiều (từ 17-19h)

Thời gian thận làm việc. Thận chứa tinh của lục phủ ngũ tạng và tinh sinh dục. Ở giờ Dậu, thận bắt đầu vào giai đoạn tích trữ tinh hoa của cơ thể. Do vậy nếu bị sốt nhẹ vào giờ này cũng khiến cho khí huyết tổn thương nghiêm trọng. Vậy nên bạn cần tránh làm việc quá sức vào giờ này, nên để cơ thể được nghỉ ngơi.

Giờ Tuất dưỡng tâm (từ 19-21h)

Giờ này tâm bao vận động, là giờ mà trọng lượng của cơ thể nặng nhất.

Giờ Hợi tam tiêu hoạt động (từ 21-23h)

Đây là thời gian túi mật, gan và phổi hoạt động mạnh nhất, các độc tố trong 3 bộ phận này sẽ được loại bỏ hiệu quả nhất khi bạn đi ngủ trước 23h. Để cải thiện giấc ngủ trước khi lên giường bạn có thể ăn nhẹ các thực phẩm từ bột yến mạch, quả óc chó hoặc sữa ấm.

Như vậy, khi biết được thời gian làm việc của các cơ quan nội tạng, bạn thấy giấc ngủ có quan trọng với sức khỏe không? Giấc ngủ đúng giờ, đủ giờ sẽ giúp cơ thể của chúng ta tỉnh táo để bắt đầu một ngày làm việc mới. Vì vậy, bạn cũng cần lưu ý những thông tin như ở dưới đây.

Một số lưu ý về việc tuân theo khung giờ làm việc của lục phủ ngũ tạng

  • Nên ăn uống đúng giờ để cung cấp các dinh dưỡng cho các tạng phủ hoạt động hiệu quả.
  • Nên ngủ nghỉ đúng giờ để giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau 1 ngày dài làm việc, đồng thời giúp các tạng phủ hoạt động ổn định
  • Tránh làm việc nặng nhọc quá sức khiến cơ thể mệt nhọc, ảnh hưởng đến các chức năng của tạng phủ.
  • Tránh thức khuya

Giờ thì các bạn đã biết giờ làm việc của lục phủ ngũ tạng và thời gian nào nên đi ngủ để các cơ quan nội tạng trong cơ thể làm việc hiệu quả rồi phải không. Các bạn hãy cố gắng ngủ sớm để có một cơ thể khỏe mạnh nha.

Thông tin hữu ích khác
hoc-thuyet-thien-nhan-hop-nhat Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì? Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống... ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như... thoi-gian-dao-tao-cao-dang-y-hoc-co-truyen-ha-noi Thời gian học Ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Ngành Y học cổ truyền học mấy năm là thắc mắc của không ít các bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi đó tới các... thoi-gian-xet-tuyen-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Thời Gian Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Thời gian xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2023 khi nào được nhiều bạn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các... dieu-kien-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen Điều Kiện Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Từ xa xưa khi y học hiện đại chưa phát triển thì chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Cho đến nay thì Y...
Xem thêm >>



0899 955 990