Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khám sức khỏe: Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Cập nhật: 01/11/2022 10:43 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Trong một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định nhịn ăn trong thời gian ngắn trước đó để không ảnh hưởng đến kết quả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thông tin để bạn tham khảo nhé.

1. Tại sao trước khi xét nghiệm máu cần nhịn ăn?

Một số xét nghiệm chỉ cho ra kết quả chính xác nếu như người bệnh nhịn ăn 4 - 6 giờ trước khi thực hiện hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy, chỉ được uống nước.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không
Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Bởi sau khi ăn thì dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose để hấp thụ trong ruột và chuyển thành năng lượng để nuôi cơ thể. Từ đó sẽ khiến cho lượng đường và mỡ trong máu càng tăng cao và kết quả không chính xác.

2. Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?

CÓ. Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, xét nghiệm mỡ máu là một trong các loại xét nghiệm được chỉ định phải nhịn ăn.

Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không? Việc xét nghiệm nhằm xác định các chỉ số về tình trạng mỡ trong máu gồm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol với triglyceride. Từ đó đánh giá tình trạng sức khỏe và nguy cơ phát triển bệnh khác. Trường hợp lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo đó, xét nghiệm mỡ máu được khuyến cáo cho những người trên 45 tuổi, cách 5 năm cần được xét nghiệm 1 lần hay người mắc bệnh tiểu đường hoặc  tăng huyết áp.

Với người mắc tiền sử tim mạch thì sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm mỡ máu nhiều hơn để đánh giá và kiểm soát tình trạng mỡ máu trong cơ thể. Như xét nghiệm đường huyết thì xét nghiệm mỡ máu cũng đòi hỏi phải nhịn đói từ 8 - 10 giờ trước khi xét nghiệm bởi thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

3. Một số loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn khác

3.1. Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết mục đích để đo lượng đường trong máu đánh giá mức độ bình thường hay không, đồng thời chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Để có kết quả chính xác thì người bệnh cần nhịn ăn từ 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm ( vẫn có thể uống nước). Nhịn ăn sẽ giúp đảm bảo được kết quả chính xác đo lượng đường trong máu. Kết quả đó được bác sĩ chẩn đoán và loại trừ được bệnh tiểu đường.

3.2. Xét nghiệm sắt trong máu

Tương tự như vậy, xét nghiệm sắt trong máu để biết lượng sắt trong máu, nhằm xác định bệnh do thiếu máu hay thiếu sắt.

Một số loại thực phẩm chứa sắt khi ăn sẽ được hấp thu vào trong máu. Do vậy, nếu ăn trước khi thực hiện xét nghiệm thì kết quả không còn chính xác. Đây chính là những lưu ý trước khi làm xét nghiệm máu thì tránh ăn bởi có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

Để đảm bảo có kết quả chính xác trước khi làm xét nghiệm sắt trong máu thì được yêu cầu không được ăn uống bất kỳ thứ gì vào.

Trường hợp đang uống viên sắt hay thuốc bổ để tổng hợp vitamin có chứa sắt, thì bạn hãy ngưng sử dụng trong 24 tiếng trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.

3.3 Xét nghiệm chức năng gan

Làm xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Nếu như xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan thì cần tránh ăn trước khi thực hiện. Ngoài ra, còn có một số cách khác kiểm tra chức năng gan đó là xét nghiệm sinh thường để đánh giá tình trạng tổn thương gan.

Trường hợp được chỉ định xét nghiệm chức năng gan nếu như có những biểu hiện như: sút cân không rõ nguyên nhân, người đang dùng thuốc điều trị gan, người bị nghiện bia, rượu thì hãy tiến hành xét nghiệm này để theo dõi tình trạng bệnh gan.

3.4. Xét nghiệm chuyển hóa cơ bản hoặc toàn diện

Khi thực hiện một trong các xét nghiệm như: kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm đường huyết hay cân bằng điện giải thì người bệnh được chỉ định nhịn ăn từ 10 - 12 tiếng trước khi thực hiện. Cùng với xét nghiệm này thì người bệnh có thể được tiến hành chung xét nghiệm nhóm máu.

3.5. Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận

Bằng xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng của thận đang hoạt động như thế nào. Người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong vòng từ 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm.

3.6. Xét nghiệm Vitamin B12

Xét nghiệm Vitamin B12 nhằm kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu, trước khi thực hiện thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh được yêu cầu nhịn ăn trong 6 - 8 giờ. Bên cạnh đó, người bệnh cần báo cho bác sĩ việc sử dụng các loại thuốc nào để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

4. Xét nghiệm máu nào không cần nhịn ăn?

Tùy vào xét nghiệm thì người bệnh sẽ được chỉ định có được yêu cầu nhịn ăn hoặc không.

Một số xét nghiệm được yêu cầu nhịn ăn
Một số xét nghiệm được yêu cầu nhịn ăn

Việc xét nghiệm nhóm máu có mục đích biết nhóm máu của mỗi người. Để phân loại nhóm máu thì cần dựa vào kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu trong máu. Trong đó có nhiều kháng nguyên đặc hiệu khác nhau nhưng ABO với Rhesus được xem là quan trọng nhất. Kháng nguyên này chủ yếu được quy định với gen di truyền nhận từ cha hoặc mẹ. Bởi vậy, nếu xét nghiệm nhóm máu thì không cần nhịn ăn.

Một số nhóm máu chính phổ biến được kể đến như:

  • Nhóm máu O+: không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu O-: không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu A+: Có kháng nguyên A và kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu A-: Có kháng nguyên A và không có kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu AB-: có kháng nguyên A, B và không có kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu AB+: có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu B+: Có kháng nguyên B và kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu B-: Có kháng nguyên B và không có kháng nguyên Rhesus.

Bài viết trên đây nhằm giải đáp câu hỏi “ Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?” Từ đó giúp bạn nắm được thông tin cần thiết để có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990