Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xét nghiệm lipid máu gồm những chỉ số nào? Chi phí xét nghiệm bao nhiêu tiền?

Cập nhật: 01/11/2022 10:44 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Xét nghiệm lipid máu rất quan trọng để kiểm soát bệnh máu nhiễm mỡ rất nguy hiểm trong cơ thể. Do vậy, cần phải thực hiện khám bệnh định kỳ, nhất là khi nghi ngờ bị mỡ máu. Trong chuyên mục bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu về xét nghiệm lipit máu bao nhiêu tiền và gồm những chỉ số nào?

1. Xét nghiệm Lipid máu là gì?

Xét nghiệm Lipid máu hay còn gọi là mỡ máu, mỡ trong máu, là tên gọi chung của các loại mỡ trong huyết dịch, gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong mỡ máu, Cholesterol là thành phần chính, xuất hiện trong tất cả các mô tổ chức của cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình vận hành chức năng não bộ, xây dựng cấu trúc tế bào và sản xuất hormone hay dự trữ vitamin. Cholesterol gây hại cho cơ thể khi chúng xảy ra rối loạn.

Xét nghiệm Lipid máu phòng ngừa các bệnh về máu an toàn
Xét nghiệm Lipid máu phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm

Cholesterol không tan trong nước, còn các chất triglyceride khi kết hợp với protein thành lipoprotein mới dễ tan trong nước và dễ dàng di chuyển trong máu. Việc xét nghiệm mỡ máu ngoài xét nghiệm Cholesterol toàn phần, còn được phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein là  mỡ xấu LDL - c (Lipoprotein tỉ trọng thấp) và mỡ tốt HDL-C (Lipoprotein tỉ trọng cao) tức mỡ tốt. Tình trạng mỡ máu tăng cao nếu như LDL tăng và HDL giảm có thể gây ra các vấn đề về bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

2. Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào?

Cơ thể bình thường thì mỗi ngày gan sẽ sản xuất khoảng 1,5g – 2g cholesterol (nguồn gốc nội sinh) và cơ thể ăn uống thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật (nguồn gốc ngoại sinh).

Người bệnh cần xét nghiệm mỡ máu cần chú ý 4 chỉ số quan trọng dưới đây:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol (LDL-c)
  • HDL-cholesterol (HDL-c)
  • Triglyceride.

Qua những chỉ số xét nghiệm về mỡ máu ở trên, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về thể trạng sức khỏe người bệnh, mức độ bệnh và nguy cơ ảnh hưởng đến những bệnh liên quan như đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch… không.

2.1. Cholesterol toàn phần

Xét nghiệm cholesterol toàn phần nhằm cho biết tổng hàm lượng cholesterol có trong máu. Nếu càng lớn tuổi thì càng tăng lượng cholesterol toàn phần trong máu.

  • Dưới 50 tuổi, lượng cholesterol toàn phần trong nam giới cao hơn nữ giới.
  • Trên 50 tuổi, phụ nữ sẽ có lượng cholesterol cao hơn nam giới.

Các chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, người trong độ tuổi từ 20 trở lên thì cần thiết xét nghiệm cholesterol toàn phần để dự báo về nguy cơ rối loạn mỡ máu, nhất người ít vận động, làm việc văn phòng hay chế độ sinh hoạt không ổn định.

Cholesterol toàn phần

Tình trạng sức khỏe

Nguy cơ tiến triển

  <200 mg/dL (5,1 mmol/L)

  Bình thường

  Khả năng mắc bệnh động mạch vành rất thấp

  200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)

  Đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe

  Sinh hoạt điều độ và theo dõi sức khỏe định kỳ

  >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L)

  Cholesterol trong máu tăng cao

  Nguy  cơ xơ vữa động mạch

2.2. Triglyceride

Triglyceride là loại chất béo trung tính chủ yếu trong máu, chiếm đến 95% chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sau khi ăn thì cơ thể sẽ chuyển calo chưa sử dụng vào thành chất béo trung tính và dự trữ trong các tế bào mỡ. Khi đó các hormone giải phóng chất béo trung tính tạo ra năng lượng giữa các bữa ăn.

Những người bổ sung nhiều calo hơn calo đốt cháy, nhất là những thực phẩm nhiều năng lượng thì cơ thể sẽ chứa nhiều chất béo trung tính hơn, do vậy mà lượng triglyceride trong máu cũng sẽ tăng cao. Từ đó dễ gây ra tình trạng thừa cân, nhất là khi uống nhiều đồ ngọt, rượu bia, ăn nhiều đồ ngọt, ít vận động hay hút thuốc nhiều.

Xét nghiệm lượng triglyceride trong máu có thể đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid máu:

  < 100 mg/dL (1,7 mmol/L)

  Bình thường

  150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L)

  Mức ranh giới cao

  200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)

  Mức cao

  > 500 mg/dL (6 mmol/L)

  Mức rất cao

Với kết quả xét nghiệm của người bệnh, bác sĩ sẽ đối chiếu chỉ số trên đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh có bị đối diện với nguy cơ mắc các bệnh về tim, tiểu đường. Qua đó đưa ra phương hướng điều trị y tế phù hợp, từ đó điều chỉnh và cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý.

2.3. LDL cholesterol

Xét nghiệm lipid máu cần chú ý một vài chỉ số
Xét nghiệm lipid máu cần chú ý một vài chỉ số

LDL là từ viết tắt của “low density lipoprotein cholesterol”, hay còn gọi là “cholesterol xấu”, với tỷ trọng lipoprotein cholesterol thấp. Theo nghiên cứu, nếu tích tụ nhiều cholesterol xấu thì càng tích tụ chất béo. Từ đó khiến cho các mảng bám trong lòng mạch máu gây cản trở lưu thông, nếu vỡ ra còn gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, người bệnh còn đối diện bệnh nguy hiểm khác cần chú ý.

2.4. HDL cholesterol

Trái lại, HDL có tỷ trọng cholesterol lipoprotein cao sẽ được xem là cholesterol tốt, có tác dụng “tiêu diệt” bớt cholesterol xấu, làm thông thoáng mạch máu, và dễ dàng lưu thông trong hệ tuần hoàn.

3. Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm mỡ máu dao động từ 49.000 đến 130.000 VNĐ. Tuy nhiên, xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:

  • Số lượng xét nghiệm lipid máu cần thiết.
  • Cơ sở thực hiện xét nghiệm mỡ máu
  • Loại xét nghiệm mỡ máu
  • Hình thức xét nghiệm mỡ máu

Gói xét nghiệm máu tổng quát cơ bản sẽ bao gồm một số loại dưới đây: 

  • Xét nghiệm công thức máu;
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp;
  • Xét nghiệm bệnh Gout;
  • Xét nghiệm chức năng gan;
  • Xét nghiệm chức năng thận;
  • Xét nghiệm chức năng chuyển hóa: mỡ máu, tiểu đường...;

Đây chỉ là bảng giá tham khảo về chi phí xét nghiệm lipid máu nhất định, trường hợp người bệnh theo chiều hướng xấu có thể phát sinh thêm quy trình khám và xét nghiệm có chi phí tăng cao hơn.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về xét nghiệm lipid máu gồm những chỉ số nào? Chi phí có cao không? Thông tin này giúp bạn có kiến thức hữu ích để biết chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990