Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xạ trị và hóa trị cái nào nặng hơn? Một số lưu ý khi xạ trị

Cập nhật: 20/03/2020 22:46 | Người đăng: Lường Toán

Xạ trị là một phương pháp dùng để điều trị cho bệnh nhân ung thư hiệu quả cao với những bệnh nhân không muốn phẫu thuật hoặc không được chỉ định phẫu thuật. Thông thường người bệnh sẽ được điều trị 1 lần trong ngày, chạy liên tục từ ngày thứ 2 đến thứ 6. Thông tin về xạ trị sẽ được chúng tôi tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xạ trị và hóa trị cái nào nặng hơn?

Trước khi tìm hiểu về xạ trị và hóa trị cái nào nặng hơn thì chúng ta cần tìm hiểu về hai phương pháp này. Cụ thể cả hai phương pháp này là hai trong 3 phương pháp chính được chỉ định bệnh ung thư hiện nay.

Xạ trị ung thư có đau không?

>>Xem thêm: Hạ kali máu nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?

Trong đó hóa trị là phương pháp được chỉ định điều trị ung thư. Những loại thuốc này có tác dụng gây độc tế bào, khi vào trong cơ thể thì chúng có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời làm ngừng sự phát triển của chúng. Còn xạ trị được xem là phương pháp tiêu diệt những tế bào ung thư thông qua những bức xạ ion hóa như chùm tia điện tử, tia X, tia Gamma…Những tia bức xạ này có năng lượng cao, khi chiều vào tế bào ung thư sẽ gây tổn thương và không phục hồi được AND của tế bào như làm đứt đoạn, gãy, đảo đoạn…Từ đó sẽ hình thành những tế bào đột biến và dễ chết. không chỉ vậy tia xạ còn tạo ra các gốc tự do, chúng hủy hoại tế bào ung thư qua việc phá hủy màng tế bào và AND.

Vậy xạ trị và hóa trị cái nào nặng hơn? Thông thường thì hóa trị và xạ trị được sử dụng độc lập nhau. Tuy nhiên với mục đích điều trị bệnh hiệu quả thì bệnh nhân xạ trị xong vẫn phải hóa trị và ngược lại. Bên cạnh đó có thể sử dụng phối hợp với những phương pháp khác để điều trị ung thư.

Tác dụng phụ của hóa trị:

Hóa trị khi được tiêm hoặc truyền trực tiếp vào cơ thể người bệnh thì chúng sẽ đi khắp cơ thể để tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Thế nhưng trong quá trình đó thì hòa chất cũng vô tình tiêu diệt những tế bào bình thường, bởi chúng có đặc điểm như thế bào ung thư. Hóa chất gây ra những tác dụng phụ ở khoảng 90% người bệnh:

  • Chán ăn, ăn không ngon, nôn và buồn nôn
  • Không tiêu hóa được, không hấp thụ chất dinh dưỡng được
  • Đau nhức toàn thân, thiếu bạch cầu, thiếu máu, hồng cầu và tiểu cầu
  • Da bầm tím, sạm da, mất ngủ và đau đầu
  • Táo bón, chướng bụng, đầy bụng và tiêu chảy.

Tác dụng phụ của xạ trị:

Khi chiếu tia năng lượng và khu vực của khối u, thì khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Nếu như bệnh nhân chiếu xạ vùng bụng có thể gây thủng dạ dày, hay nếu chiếu vào phần cổ của người bệnh có thể làm khàn tiếng và thay đổi giọng nói

Bên cạnh những tác dụng phụ mà hóa trị gây ra thì xạ trị còn có thể gây nứt nẻ da, mẩn đỏ, lở loét, da bị viêm nhiễm hoặc gây hoại tử tại vị trí đó.

Do vậy có thể thấy xạ trị và hóa trị cái nào nặng hơn thì nó đều thích hợp để điều trị ung thư hiệu quả, tiến bộ nhất hiện nay. Tùy vào từng trường hợp bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một trong hai phương pháp hoặc cả hai phương pháp cùng lúc. Theo đó người bệnh không cần phải lo lắng, hãy tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để chữa bệnh hiệu quả nhất nhé.

Xạ trị là làm gì?

Tìm hiểu rõ mục đích của xạ trị thì chúng ta cần nắm chi tiết quy trình xạ trị như thế nào?

Bước 1: khám và giải thích cho người bệnh về quy trình xạ trị

Việc thăm khám là bước vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hiện tại, cũng như tình trang khối u để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Qua đó giúp cho việc tiên lượng bệnh cũng chính xác hơn.

Ở bước này các bác sĩ sẽ thăm khám về tiền sử bệnh nhân, thăm khám những triệu chứng lâm sàng và phân tích những kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để từ đó đưa ra chẩn đoán và tiên lượng chính xác.

Sau bước thăm khám trên thì bác sĩ sẽ tư vấn điều trị, giải thích cho người bệnh về phương pháp và quy trình xạ trị ung thư. Đồng thời cung cấp thông tin cho bệnh nhân đầy đủ chính xác, giải đáp các câu hỏi liên quan của người bệnh bao gồm:

  • Xạ trị mất bao lâu?
  • Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu và khoảng cách giữa các đợt điều trị
  • Số ngày dự kiến tiến hành buổi trị liệu đầu tiên
  • Thứ cần thiết cho chuẩn bị trị liệu
  • Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng trước và sau quá trình xạ trị
  • Những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình xạ trị

Bước 2: Chụp CT mô phỏng

Chụp CT mô phỏng trong tư thế điều trị nhằm quét phần cơ thể của người bệnh sẽ được xạ trị trên máy chụp CT ở tư tế điều trị cho bệnh nhân. Mục đích của bước 2 này là cung cấp chính xác hình ảnh 3 chiều của người bệnh được điều trị. Dựa vào đó các bác sĩ và chuyên gia sẽ thiết lập hình ảnh 3D trong hệ thống lập kế hoạch điều trị.

Trong bước này thì kỹ thuật viên có thể sử dụng những phụ kiện như mặt nạ, gối, bàn kê để thuận tiện cho việc chụp mang lại hiệu quả chính xác nhất. Các kỹ thuật viên cũng có thể xăm lên da người bệnh một vài vết xăm nhỏ để đánh dấu những điểm tham chiếu trong mỗi đợt xạ trị.

Bước 3: Xây dựng hình ảnh 3D người bệnh dựa trên hình ảnh chụp CT

Sau khi có được phim chụp CT thì các chuyên viên sẽ dựa vào đó để thiết lập hình ảnh 3D ở người bệnh trên kế hoạch điều trị. Với hình ảnh này được vẽ đầy đủ và xác định được chính xác những khối u và cấu trúc các mô xung quanh nó, như vậy sẽ giúp bác sĩ định hướng trị liệu được vùng chiếu xạ, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình trị liệu mang lại hiệu quả nhất.

Bước 4: Lên kế hoạch xạ trị

Xạ trị cần tuân thủ theo quy trình

Nắm được hình ảnh cúng như vị trí chính xác tại những vùng xạ trị thì các bác sĩ và kỹ sư sẽ thiết lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân bao gồm tất cả những yếu tố về tình trạng sức khỏe, thông tin người bệnh đồng thời đưa ra thời gian trị liệu, liều lượng bức xạ được sử dụng và chăm sóc trong suốt thời gian trị liệu. Thế nhưng để tiến hành buổi trị liệu đầu tiên thì người bệnh thường phải chờ sau khoảng thời gian chụp CT được các chuyên gia và bác sĩ lên kế hoạch cụ thể cho người bệnh.

Bước 5: Tiến hành xạ trị

Thiết lập xong kế hoạch trị liệu thì phía bệnh viện sẽ thông báo cho bệnh nhân phác đồ điều trị và tiến hành xạ trị buổi đầu tiên. Thông thường buổi trị liệu đầu tiên rất quan trọng, do vậy chúng sẽ diễn ra trong thời gian lâu hơn so với những buổi xạ trị tiếp theo. Cụ thể các bác sĩ sẽ tiến hành đo đạc, điểm tra lại bệnh nhân trước khi tiến hành chạy xạ.

Một số lưu ý trong quá trình xạ trị

Nhiều người lo lắng xạ trị có đau không? Trên thực tế thì xạ trị ung thư mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt, được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển khác nhau, trong đó Việt Nam cũng đang ngày càng phổ biến hơn.

Để giải đáp thắc mắc trên thì các dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược HCM cho rằng quá trình xạ trị diễn ra khá êm xuôi và không khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên sau khi hóa trị xong thì người bệnh có thể bị loét, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc và bị đau…đều là những tác dụng phụ thường thấy với người bệnh sau khi thực hiện biện pháp này. Do vậy mà chăm sóc cho bệnh nhân sau hóa trị là việc làm rất cần thiết:

Chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị

Người bệnh trước khi tiến hành xạ trị cần phải được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, tránh căng thẳng và sợ hãi. Điều quan trọng là phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhằm tăng cường thể lực, cải thiện cục bộ đồng thời tránh khỏi sự viêm nhiễm cục bộ.

Chăm sóc bệnh nhân trong khi xạ trị

Trong thời gian xạ trị nếu như người bệnh xuất hiện tình trạng đau, kém ăn, xuất huyết thì cần phải được xử lý kịp thời. Cụ thể bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị , liều lượng thuốc đồng thời bảo vệ những phần không cần phải chiếu xạ. Bên cạnh đó còn cho người bệnh sử dụng thuốc an thần và vitamin B, cung cấp đủ nước cho người bệnh để làm giảm các phản ứng trong cơ thể, tránh tổn thương cục bộ.

Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị

Đây là bước rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị. Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý. Nên tránh những cọ sát để tránh bị loét sau khi xạ trị. Nếu như xạ trị cục bộ như xạ trị thực quản thì người bệnh cần được bổ sung thức ăn thềm, để tránh bị táo bón hay đại tiện khô.

Người bệnh cần phải được bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.

Trên đây là những thông tin cần thiết về phương pháp xạ trị điều trị ung thư. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990