Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách điều trị

Cập nhật: 03/05/2022 10:37 | Người đăng: Lường Toán

Trong một số bệnh về tim mạch thì thiếu máu cơ tim là một dạng bệnh phổ biến. Hiện nay tình trạng bệnh nhân đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim khiến cơ tim bị hoại tử hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc nắm bắt được triệu chứng thiếu máu cơ tim là điều thực sự quan trọng để hạn chế những biến chứng và có cách chữa kịp thời.

Thiếu máu cơ tim là gì?

Tình trạng thiếu máu cơ tim là do tắc hẹp các mạch máu đến nuôi tim, khiến cho oxy và các chất dinh dưỡng từ máu không đến để nuôi phần cơ tim đầy đủ để hoạt động. Lưu lượng máu đến tim giảm do sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim, sẽ làm giảm khả năng bơm máu vào tim gây tổn thương tim, rối loạn nhịp tim và từ đó dẫn đến những cơn đau thắt ngực.

Cơn đau thắt ngực là triệu chứng thiếu máu cơ tim
Cơn đau thắt ngực là triệu chứng thiếu máu cơ tim

 

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, cơ tim bị hoại tử đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Xem thêm:

Các triệu chứng thiếu máu cơ tim như thế nào?

Hầu hết những bệnh nhân đến bệnh viện đã trong tình trạng đau thắt ngực mới phát hiện ra là bị thiếu máu cơ tim. Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ là sự xuất hiện những cơn đau đột ngột ở ngực trái. Những cơn đau đôi khi chỉ thoáng qua, bệnh nhân có thể nằm nghỉ ngơi vài phút là hết nhưng có không ít trường hợp bệnh nhân thấy đau thắt ngực trái, rồi lan dần xuống cánh tay, sau cổ, gáy và dưới hàm.

Các chuyên gia tim mạch cho rằng: dấu hiệu thiếu máu cơ tim rõ rệt nhất chính là những cơn đau thắt ngực. Các cơn đau có thể đến bất kỳ lúc nào nhất là khi làm việc nặng, gắng sức thì nhu cầu sử dụng lượng oxy của tim tăng lên. Với lượng máu thiếu thì sẽ khiến tim bị đau.

Có 2 cách phát hiện ra triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim:

  • Dạng không đau ngực ( thiếu máu cơ tim thầm lặng):

Dạng bệnh thiếu máu cơ tim này thường gặp ở những hội chứng bệnh cấp và mãn tính. Bệnh thường không xuất hiện rõ những dấu hiệu, nếu có cũng chỉ là những biểu hiện không rõ rệt như mệt mỏi. Dạng bệnh này hay gặp ở những người bị bệnh tiểu đường lâu năm, họ thường phải chịu những cơn đau với cường độ cao nên khó nhận biết được khi bị đau ngực. Cách duy nhất để phát hiện ra đối với người bệnh tiểu đường đó là dùng điện tim.

  • Dạng đau ngực:

Đối với bệnh nhân ở giai đoạn đầu thường gặp triệu chứng đau thắt ngực khi làm việc gắng sức, biến cố cảm xúc, hay thời tiết lạnh làm co mạch.Các cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn ngay cả lúc nghỉ ngơi khi lưu lượng máu đến tim ngày càng ít đi. Một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Mệt rã rời chân tay.
  • Khó thở nhất là lúc làm việc nặng
  • Buồn nôn, nôn, chóng mặt, choáng váng và một số dấu hiệu như ngộ độc thực phẩm
  • Vã mồ hôi lạnh
  • Tim đập nhanh, đánh trống trong lông ngực.

Đối với những bệnh nhân gặp phải những cơn đau kéo dài hàng giờ thì cần ngay lập tức phải đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên bệnh nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng đến tính mạng.

Để phòng ngừa những biến chứng đó thì bệnh nhân cần phải được điều trị ngay từ giai đoạn đầu.

Điều trị thiếu máu cơ tim như thế nào?

Với sự phát triển của nền y học hiện nay có có ba phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu là : dùng thuốc hoặc không dùng thuốc và phương pháp phẫu thuật

Phương pháp không dùng thuốc:

Chế độ ăn uống, tập luyện tốt phòng ngừa thiếu máu cơ tim
Chế độ ăn uống, tập luyện tốt phòng ngừa thiếu máu cơ tim

 

Phương pháp này được sử dụng khi bệnh được phát hiện sớm, các triệu chứng xuất hiện thoáng qua và cần được khám bởi các bác sĩ. Bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý rồi tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên giúp giảm cholesterol, mỡ xấu LDL và tăng mỡ tốt HDL cholesterol , tăng lượng hồng cầu trong máu Hemoglobin được cung cấp đầy đủ.

Phương pháp dùng thuốc:

Thuốc có tác dụng giãn mạch và đảm bảo cho dòng máu lưu thông đến cơ tim. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm thoái triển, bào mòn các mảng xơ vữa động mạch đang phát triển. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần được kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, nhiều rau xanh hoa quả, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích có hại đến thành mạch.

Phương pháp phẫu thuật:

Phương pháp này được sử dụng khi sự kết hợp giữa hai phương pháp trên không đem lại kết quả như mong muốn, có sự theo dõi của các bác sĩ. Khi các cơn đau xuất hiện dày đặc và trầm trọng hơn thì cần có sự can thiệp của phương pháp phẫu thuật.

  • Phương pháp nong mạch máu: chụp mạch máu của bệnh nhân để phát hiện ra những đoạn mạch máu hẹp để tiến hành nong ra để mạch máu được thông suốt
  • Ngoài ra thì bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật mở tim, sử dụng một đoạn mạch từ bộ phận khác trong cơ thể tạo ra cành ghép giúp máu lưu thông qua điểm đó để đi đến nuôi dưỡng tim.
  • Phương pháp điều trị cơ học: được sử dụng với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn mãn tính, nghiêm trọng và thực hiện các biện pháp trên không hiệu quả, bệnh nhân không đáp ứng được mọi yêu cầu khi tiến hành thủ thuật

Trên đây là bài viết về triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách điều trị. Hi vọng qua bài viết này, các bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh để tránh được những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh thiếu máu cơ tim thì hãy để lại thông tin bên dưới để được ban tư vấn Cao Đẳng Dược Sài Gòn giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990