Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

8 dấu hiệu bị tiểu đường thường gặp và dễ nhận biết

Cập nhật: 18/07/2024 17:23 | Người đăng: Lường Toán

Tiểu đường là bệnh khá phổ biến hiện nay, trong đó Việt Nam nằm trong số những quốc gia có số lượng bệnh nhân bị tiểu đường tăng cao nhất thế giới. Bệnh lý này ngày càng có xu hướng trẻ hóa tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện những dấu hiệu bị tiểu đường để có kế hoạch chăm sóc và điều trị hợp lý.

 

Tổng quan bệnh tiểu đường
Tổng quan bệnh tiểu đường

 

Tiểu nhiều lần

Các bác sĩ khoa nội tiết giải thích về tình trạng này là do khi nồng độ đường trong máu trở lên quá cao, thì cơ thể sẽ tự động loại bỏ lượng đường này theo đường nước tiểu. Đó là lý do mà khi lượng đường quá cao thì bệnh nhân tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn. Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường thường là đi tiểu quá nhiều lần khiến bạn có thể thức dậy nhiều lần trong đêm trong khi trước đây bạn không như vậy.

Thường xuyên khát nước

Việc đi tiểu thường xuyên khiến cho cơ thể bị mất nước. Đó là lý do mà họ thường xuyên cảm thấy khát nước. Nhiều trường hợp do không phát hiện được bệnh, tự giải khát bằng cách uống những thức uống có nhiều đường, khiến cho lượng đường trong máu càng tăng cao.

Thường xuyên khát nước là dấu hiệu bị tiểu đường thường gặp
Thường xuyên khát nước là dấu hiệu bị tiểu đường thường gặp

Việc làm này dẫn đến một vòng luẩn quẩn: Khát nước - Uống nhiều nước ngọt - Lượng đường trong máu tăng cao - khát nước.

Những dấu hiệu bị tiểu đường khiến cơ thể mất nước thường gặp là nước tiểu sẫm màu, khát nước, sụt cân. Nếu bạn hay gặp phải những triệu chứng đó thì cần phải đi khám các bác sĩ ngay để xét nghiệm bệnh tiểu đường nhé.

Hơi thở có mùi khó chịu

Khi cơ thể mất nước gây nên tình trạng khô miệng, đó là lý do khiến người bệnh tiểu đường có mùi hơi thở khó chịu. Miệng không đủ tiết nước bọt để rửa trôi vi khuẩn làm cho mất cân bằng độ PH trong khoang miệng.

Ngoài ra khi bệnh nhân bị tiểu đường còn kích thích quá trình ketosis khi cơ thể sử dụng chất béo thay vì đường để tạo ra năng lượng. Chất này có thể làm phát sinh ra những chất phụ như Ketone có vị ngọt như hoa quả và mùi như aceton. Do vậy trong trường hợp này, bạn cần đi gặp các bác sĩ ngày để xét nghiệm bệnh và đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Tê bì chân tay

Tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu bị tiểu đường ở phụ nữ. Bệnh nhân thường có cảm giác châm chích, nguyên nhân là do bệnh lý này làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi. Lâu dẫn khiến hư hại dây thần kinh và các mạch máu.

Sụt cân nhanh chóng

Các thầy cô Cao Đẳng Y Dược HCM cho biết, sụt cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bị bạn bị sụt cân nhanh chóng trong vòng 6 tháng với 5- 10% trọng lượng cơ thể thì cần phải đi thăm khám ngay.

Trường hợp sụt cân do tiểu đường được giải thích là: Lượng insulin giúp cơ thể vận chuyển đường đến các tế bào. Khi insulin gặp vấn đề thì các tế bào không được cung cấp đủ năng lượng từ đường/ Do vậy cơ thể sẽ tự đốt cháy mỡ để tạo ra năng lượng hoạt động dẫn đến sụt cân đáng kể.

Vết thương, bầm tím lâu lành

Với những bệnh nhân tiểu đường thường có những dấu hiệu vết thương lâu lành hơn do nồng độ đường trong máu quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Những bệnh nhân tiểu đường thường đi kém với tình trạng cao huyết áp, và nồng độ Cholesterol cao. Điều này gây cản trở việc máu lưu thông, mạch máu bị thu hẹp. Khiến cho vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, tiểu đường còn làm yếu hệ miễn dịch, do vậy người bệnh giảm khả năng bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn.

Thị lực giảm

Mắt mờ là dấu hiệu bị tiểu đường ở phụ nữ nhưng lại dễ dàng bị bỏ qua. Lý do dẫn đến tình trạng này là tình trạng chất lỏng hình thành trong lòng mắt khi lượng đường trong máu tăng cao. Với dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ, tình trạng này sẽ hết sau khi sinh.

Thường xuyên bị ngứa

Những người bị tiểu đường chắc không còn xa lạ với những dấu hiệu ngứa ngáy. Khi bị bệnh này, cơ thể người bệnh mất nước khiến cho da bị khô, dễ bị ngứa ngáy. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn hãy giới hạn số lần tắm bằng xà bông, nên sử dụng thường xuyên kem dưỡng ẩm sau khi tắm.

Ngứa lâu ngày không rõ nguyên nhân có thể do tiểu đường
Ngứa lâu ngày không rõ nguyên nhân có thể do tiểu đường

Ngoài ra, đa số bệnh nhân còn bị nhiễm nấm âm đạo cho môi trường âm đạo thường xuyên bị khô, nồng độ đường trong máu cao khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Người bệnh nên đi khám phụ khoa thường xuyên để kiểm soát và điều trị bệnh. Ngoài ra khi tình trạng tiểu đường giảm thiểu cũng giúp cho bệnh nấm âm đạo ngừng sinh sôi.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu bị tiểu đường giúp các bệnh nhân dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nếu bạn còn thắc mắc về cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường thì nhớ theo dõi các bài viết trong chuyên mục tiếp theo nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990