Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp?

Cập nhật: 18/07/2024 17:31 | Người đăng: Lường Toán

Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa và có diễn biến rất phức tạp. Bệnh gây ra tình trạng khát nước, buồn nôn, tê bì chân tay, và vết thương lâu lành ... Theo đó nếu nghi ngờ có những dấu hiệu tiểu đường ở trên thì các bạn không được chủ quan mà cần đi khám ngay nhé.

Bệnh tiểu đường là tên gọi khác của bệnh đái tháo đường, đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Trong cơ thể thì người bệnh sẽ xuất hiện đặc điểm bị tăng lượng đường huyết trong cơ thể, nguyên nhân là bởi cơ thể không ổn định được nồng độ insulin, dẫn đến tình trạng bị thừa đường. Bệnh tiểu đường nếu được phát hiện sớm và được kiểm soát thường xuyên, theo dõi tốt thì có thể duy trì được lượng đường nằm trong ngưỡng an toàn gần như người bình thường.

Kiểm tra phát hiện bệnh tiểu đường

Với những đặc điểm và diễn biến của bệnh tiểu đường sẽ được chia thành 2 loại: Tiểu đường typ1, tiểu đường typ2, tiểu đường thứ phát hay tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp?

Bệnh tiểu đường có những diễn biến âm thầm, do vậy những triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng rất khó phát hiện. Chỉ khi xét nghiệm bạn mới thấy được mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Ở giai đoạn đầu thì dấu hiệu tiểu đường có thể còn không xảy ra, nên chỉ khi phát hiện ra thì bệnh đã nặng. Đáng chú ý, bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Do vậy việc nắm được những triệu chứng đái tháo đường sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý. Chúng ta hãy cùng tham khảo nhé.

Tiểu đường tuýp 1

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, bệnh tiểu đường có diễn biến khá nhanh với những triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc cũng có thể là vài tuần. Theo đó thì người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Đói và mệt: Ở cơ thể bình thường thì thức ăn khi thu nạp vào sẽ được chuyển đổi thành glucose cung cấp năng lượng cho tế bào. Tuy nhiên thì những tế bào của bạn đòi hỏi insulin làm nhiệm vụ hấp thụ glucose. Với người bệnh tiểu đường sẽ không tạo ra insulin hay những tế bào kháng lại insulin thì glucose không thể xâm nhập vào chúng, đồng nghĩa là bạn không có năng lượng, đây là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói và mệt mỏi hơn bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Thường con người mỗi ngày sẽ đi tiểu từ 4 - 7 lần. Tuy nhiên với những người mắc bệnh đái tháo đường thì sẽ đi tiểu nhiều lần hơn do lượng đường trong máu cao. Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết cho biết, cơ thể bạn bình thường sẽ tái hấp thu glucose nếu như nó đi qua thận của bạn. Khi mắc bệnh tiểu đường sẽ giúp đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao hơn, trong khi đó thì thận của bạn lại không thể đưa tất cả trở lại. Như vậy thì cơ thể bạn lúc này sẽ phải tạo ra nhiều nước, tiểu nhiều sẽ gây mất nước Điều đó khiến cho bạn phải đi thường xuyên hơn. Điều đó kéo theo bạn có thể khát nước nhiều hơn. Và ngược lại, đây như một cái vòng xoay.
  • Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Chính bởi việc đi tiểu nhiều lần với số lượng nhiều hơn sẽ khiến cảm thấy bị mất nước. Do vậy mà độ ẩm trên da cũng sẽ ít hơn. Đồng thời miệng của bạn cũng có thể cảm thấy khô hơn và ngứa ngáy.
  • Sút cân nhiều: Người tiểu đường có thể ăn nhiều hơn nhưng lại sút cân rất nhiều.
  • Thị lực giảm: Tình trạng lượng chất lỏng trong cơ thể bạn thay đổi sẽ có thể khiến cho tròng kính trong mắt bạn bị sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2

Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tiểu đường tuýp 2 có diễn biến rất âm thầm thậm chí không xảy ra bất kỳ triệu chứng gì. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra khi vô tình đi xét nghiệm máu hoặc khi đi khám bác sĩ, khi có triệu chứng bất ngờ trên cơ thể như vết nhiễm trùng lâu khỏi, lâu liền. Cụ thể người bệnh sẽ không xuất hiện rõ rệt về bất kỳ dấu hiệu nào. Thường tiểu đường tuýp 2 diễn biến trong vòng vài năm với những triệu chứng rất khó chẩn đoán. Cụ thể người bệnh xuất hiện những dấu hiệu sau:

Nhiễm trùng nấm men: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 trên cả đàn ông và phụ nữ đều có thể bị nhiễm nấm men. Chúng có thể ăn glucose khiến cho chúng càng phát triển mạnh hơn . Tình trạng này xuất hiện ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, cụ thể như: ở giữa các ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.

Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu không được kiểm soát thì khiến cho lượng đường trong máu cao, gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn đồng thời có thể gây tổn thương thần kinh cho cơ thể, và đó là nguyên nhân gây khó chữa lành vết thương, dẫn đến bị tê, đau chân. Đây được xem là một hệ quả khác của tổn thương thần kinh.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Cũng như trên thì tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mà lượng đường trong máu cao hơn nhưng không có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng hơi khát hơn bình thường hoặc có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể

Cụ thể tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra triệu chứng dưới đây:

  • Khát nước thường xuyên, có thể thức giấc giữa đêm để thật nhiều nước.
  • Đi tiểu nhiều lần với lượng nước cao hơn. Đồng thời có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Bị nhiễm nấm ở vùng kín mà không thể dùng thuốc chống khuẩn thông thường để vệ sinh hàng ngày.
  • Xuất hiện các vết thương, vết đau hay trầy xước khó lành.
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nặng, thiếu năng lượng và kiệt sức

Tình trạng tiểu đường thai kỳ nếu được phát hiện và kiểm soát sớm bởi người bệnh, đồng thời có sự giám sát của bác sĩ thì sẽ hạn chế được rủi ro khá nhiều. Khi điều trị tiểu đường hướng đến mục đích làm giảm lượng đường huyết trong máu ở ngưỡng bình thường đồng thời sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cơ thể. 

Khi phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ thì cần phải được theo dõi trong suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Bệnh có thể gây ra biến chứng kéo dài cơn đau đẻ, nhất là với người mẹ có lượng đường không phù hợp.

Tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ, mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi với những triệu chứng sau:

  • Bé sau khi sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì hay nguy cơ mắc bệnh đường huyết, bệnh về hô hấp cao hơn các bé bình thường.
  • Bé bị tụt canxi sau khi chào đời.
  • Nguy cơ bị dị tật thai nhi.

Nếu không phát hiện sớm và kiểm soát lượng đường glucose thừa trong máu sẽ là nguyên nhân khiến cho thai nhi phát triển khá to. Bởi chúng phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai dẫn đến nguồn cung cấp máu. Qua đó thì thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin trong cơ thể tiêu thụ lượng đường này đồng thời còn dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ đối với thai nhi. Với các bà mẹ tiểu đường thì có thể sinh em bé nặng đến 4kg. Với những bé mới sinh mà có cân nặng quá cao thì các bác sĩ thường nghĩ ngay đến là tiểu đường thai kỳ ngay cả khi được chẩn đoán không có bệnh trước khi sinh. 

Với những triệu chứng tiểu đường trên đây hi vọng sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990