Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giải đáp: tiêm vaccine xong có được tắm không?

Cập nhật: 31/05/2022 08:26 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 vừa qua, toàn dân được phát động tiêm vacxin bảo vệ sức khỏe. Nhiều người đặt ra câu hỏi “sau khi tiêm vacxin có được tắm không?” Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây cùng lưu ý sau khi tiêm vacxin như thế nào nhé.

1. Tìm hiểu vaccine là gì?

Để giúp bạn giải đáp câu hỏi “Tiêm phòng vắc xin xong có được tắm không” thì bạn cần nắm được bản chất của loại dung dịch tăng kháng nguyên này.

Tiêm Vacxin tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Tiêm Vacxin tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể

Vaccine phòng Covid 19 được đưa vào bào chế và sử dụng từ đầu năm 2021. Mục đích là đưa loại vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể trong ngưỡng an toàn để hệ miễn dịch sản sinh / ghi nhớ đồng thời kháng lại chúng. 

Virus gây bệnh trong vacxin đều được làm giảm tác hại, gọi chúng là kháng nguyên để đưa vào cơ thể con người trong trạng thái “tự chữa bệnh”. 

Sau khi tiêm phòng vacxin sẽ xuất hiện triệu chứng như bệnh thật nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Khi đó cơ thể sẽ phát đi cơ chế miễn dịch để kháng lại virus đồng thời ghi nhớ cách tiêu diệt chúng. 

Bởi vậy, sau khi tiêm vaccine, cơ thể bạn sẽ hạn chế khả năng mắc bệnh hoặc được miễn nhiễm. 

Không chỉ có loại vacxin Covid 19 mà trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vacxin phòng bệnh cho người lớn về trẻ em: HPV, sởi, mũi tiêm 6in1, 5 trong 1, cúm,.. 

Theo chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tiêm vacxin được xem là cách tốt nhất giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nhất là trong thời kỳ Covid 19 ngày càng lan nhanh trên diện rộng và gây tê liệt ngành hàng không, kinh tế. 

2. Những lưu ý khi tiêm vắc xin

2.1. Trước khi tiêm vacxin cần lưu ý những gì?

  • Trước khi tiêm chủng cần phải ăn uống đầy đủ, tránh để bụng đói khi tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ ngất xỉu, nhất là những người sợ kim tiêm.
  • Chọn lựa trang phục đơn giản và thoải mái tránh rắc rối trong quá trình tiêm vắc xin.
  • Một số giấy tờ cần thiết mang đi: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc hoặc phiếu tiêm vắc xin khác,…
  • Nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn trong suốt quá trình tiêm vắc xin.
  • Chủ động báo cho nhân viên y tế về tình hình sức khỏe hiện tại: tiền sự mắc bệnh, dị ứng thuốc hoặc bị sốc phản vệ, Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, có tiêm loại vắc xin nào trong thời gian gần đây,…
  • Chủ động hỏi bác sĩ và nhân viên y tế thông tin: loại vacxin được tiêm, kịch tiêm mũi tiếp theo, lưu ý phản ứng phụ sau khi tiêm và số điện thoại liên hệ trong trường các trường hợp khẩn cấp.

2.2. Sau khi tiêm vacxin cần lưu ý những gì?

Nhiều bạn thắc mắc “ Sau khi tiêm vacxin có được tắm không?” Theo đó thì dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua:

  • Sau khi tiêm vacxin thì cần ngồi tại nơi tiêm 30 phút để theo dõi và phát hiện sớm khi xảy ra biến chứng sau khi tiêm.
  • Luôn có người bên cạnh theo dõi và chăm sóc ít nhất là 3 ngày đầu sau khi tiêm phòng Covid-19.
  • Tránh dùng sản phẩm có chứa cồn, caffeine cả trước và sau khi tiêm. 

Khi dùng đồ uống chứa cồn như rượu, bia sẽ làm cho thân nhiệt tăng, gây ức chế thoát nhiệm và dễ gây mất nước cho cơ thể. Từ đó gây ức chế hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Một số phản ứng khác như chóng mặt, buồn nôn sau khi dùng sản phẩm chứa cồn, dễ nhầm lẫn sau khi tiêm phòng. Một số chất kích thích khác từ sản phẩm: nước tăng lực, thuốc lá, cà phê gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, tăng tần số tim, tăng huyết áp không tốt cho sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc.

  • Uống nhiều nước, tăng cường vitamin C: Sau khi tiêm Vacxin có thể gây phản ứng phụ sốt khiến cơ thể bị mất nước.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh hàng ngày: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tăng cường đề kháng từ các nhóm thực phẩm thịt, cá trứng sữa, hoa quả tươi xanh. Nếu như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn thì hãy chia nhỏ khẩu phần ăn, chọn thực phẩm mềm như súp hoặc cháo.
  • Trường hợp có dấu hiệu sốt nhẹ từ 38℃ thì hãy lấy khăn mát để chườm lên bẹn, nách, trán, và nới lỏng quần áo thoát nhiệt và tránh để nhiễm lạnh. Nếu như bị sốt quá cao lên tới 39℃ thì hãy dùng thuốc hạ sốt gồm: paracetamol, efferalgan hàm lượng 10 - 15mg/kg/lần. Nếu không thuyên giảm thì nên báo cho bác sĩ.
  • Ngoài dùng thuốc hạ sốt, nên bổ sung thêm oresol giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, và uống thêm C sủi.
  • Trường hợp bị sưng, đỏ, đau và nổi cục tại vị trí tiêm thì tránh đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì tại vị trí đau, liên tục theo dõi nếu có dấu hiệu sưng to nhanh thì báo với cơ sở y tế gần nhất xử lý.

3. Sau khi tiêm vắc xin có được tắm không?

Có. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào về việc tắm sau khi tiêm gây ra rủi ro hay nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc tắm bằng nước ấm giúp cho cơ thể ngủ ngon và luôn được thoải mái.

Tiêm vacxin có được tắm không?
Tiêm vacxin có được tắm không?

Sau khi tiêm vắc xin có thể khiến cho bạn gặp triệu chứng sốt, mỏi cơ, khó chịu thì tắm nước nóng sẽ giúp cho cơ thể bạn được thư giãn. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và tinh thần thoải mái hơn.

Nếu tắm rửa thì bạn cần tránh chà sát mạnh vùng tiêm để tránh tổn thương và đau. Bên cạnh đó, bạn cần tránh ngâm mình trong nước quá lâu, sau khi tắm xong cần phải lau người khô và sấy tóc để tránh bị nhiễm lạnh, nhất là lúc đang bị sốt.

Với thông tin vừa được chia sẻ trên đây hi vọng giúp các bạn nắm được sau khi tiêm vacxin có được tắm không? Qua đó giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt nhất trong mùa dịch này.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990