Nhiệt kế thuỷ ngân là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe nếu như không may bị vỡ và thủy ngân chảy ra ngoài. Vậy thủy ngân trong nhiệt kế độc như thế nào? Cách xử lý ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Thuỷ ngân trong nhiệt kế có độc như thế nào?
Các loại nhiệt kế hiện nay đều sử dụng loại thủy ngân nguyên chất rất độc hại với cơ thể. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nếu vô tình nuốt phải thuỷ ngân vào cơ thể thì bạn cũng không nên quá lo lắng bởi thuỷ ngân nguyên chất hiện nay được hấp thu rất kém qua da hay như với đường tiêu hóa đồng thời chúng được đào thải ra ngoài cơ thể (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh).
Theo đó thì thủy ngân gây độc cho cơ thể khi mà bạn nuốt phải chúng mà đang mắc các bệnh đường tiêu hóa như thủng ruột. Khi đó thì thủy ngân sẽ được hấp thu với vào máu với lượng nhiều đồng thời có thể gây ngộ độc cấp tính.
Mặc dù thủy ngân không gây quá nhiều nguy hiểm cho cơ thể nhưng nếu như vô tình nuốt phải chúng thì sẽ rất độc nhất là khi hít trực tiếp mà đối tượng là trẻ em. Bên cạnh đó thì khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ sẽ khiến cho chúng bị phát tán ra ngoài không khí.
Trường hợp trẻ lúc này mà bị hít phải thì thủy ngân sẽ đi qua màng phế nang để vào máu rồi di chuyển đến những cơ quan chức năng như gan lách, thận, hệ thần kinh trung ương. Từ đó chúng có thể gây viêm phổi nặng, lơ mơ, mất trí nhớ, bị co giật, viêm ruột và nôn ói. Trong một số trường hợp nếu như có tiếp xúc với thủy ngân một lượng lớn thì chúng có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hàm lượng thuỷ ngân trong nhiệt kế
Thủy ngân được xem như một kim loại ở dạng lỏng, không mùi, có màu trắng bạc, bay hơi chậm ở nhiệt độ phòng (25 độ C). Mỗi cây nhiệt kế thủy ngân mặc dù chỉ chứa hàm lượng thủy ngân trong khoảng 0.61 grams (theo EPA) hay thủy ngân ở dạng khí bay hơi đều rất độc cho cơ thể người.
Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM, ngưỡng thủy ngân gây độc cho cơ thể > 1.6 Microgram/kg/ngày hoặc > 4-5 Micromol/L (theo FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives)
Triệu chứng của người ngộ độc thuỷ ngân là có mùi kim loại rất nặng trong miệng. Sau đó sẽ bị đau đầu dữ dội kèm theo một số triệu chứng khác như: Buồn nôn, chóng mặt, lợm giọng, đau mỏi toàn thân và lạnh bụng.
Cùng với đó thì dược sĩ cũng giải thích thêm, thủy ngân gây kích thích đường hô hấp khiến cho người nhiễm độc có những biểu hiện khó thở, ho, ho có đờm, da tím tái. Còn ở vùng khoang miệng sẽ bị vỡ niêm mạc, lợi răng sưng đỏ và xuất huyết. Hơi thủy ngân có thể xâm nhập qua da khiến cho người bệnh bị viêm da dị ứng, mẩn ngứa, xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, cổ nách, đùi. Một số ít trường hợp bị mất ngủ, tâm trạng thất thường và có thể bị hoảng loạn tinh thần.
Cách xử lý nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ
Trường hợp mà bạn vô tình làm vỡ nhiệt kế, thì lượng thuỷ ngân bên trong nhiệt kế sẽ bị chảy ra ngoài. Bạn dễ dàng nhìn thấy các hình tròn thủy ngân trên bề mặt. Theo đó để tránh bị ngộ độc thuỷ ngân, thì bạn cần có biện pháp xử lý lúc cách. Trước tiên nên đưa người thân và trẻ em ra ngoài. Sau đó đeo găng tay, khẩu trang y tế và bắt đầu dọn dẹp thủy ngân nhằm để đảm bảo sức khỏe.
Bạn hãy lấy một que bông ướt cùng với một lớp giấy mỏng thu gom thủy ngân lại, sau đó cho chúng vào lọ thủy tinh bịt kín. Động tác thu gom thủy ngân cần phải được thực hiện nhẹ nhàng, để các hạt thủy ngân không bị phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn cho việc thu dọn.
- Nếu trong nhà có lưu huỳnh thì bạn có thể rắc lên thủy ngân bởi hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể lấy lòng đỏ trứng gà để thay thế cho lưu huỳnh, sẽ giúp bạn dễ dàng thu dọn mà ít độc hại hơn.
- Sau khi thu dọn xong thì bạn cần phải mở cửa phòng cho thông thoáng sau vài tiếng rồi mới tiếp tục vào sinh hoạt như bình thường.
- Lọ thủy tinh chứa thủy ngân lưu ý phải được bịt kín rồi bọc trong nilong nhiều lớp, lấy một tờ giấy có ghi bên ngoài rồi dán băng dính sau đó cho vào thùng rác phân loại. Tuyệt đối không nên đổ thủy ngân đã thu dọn xuống các cống rãnh bởi chúng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nếu không may bị dính thủy ngân lên quần áp thì bạn cần phải giặt thật sạch hoặc bỏ luôn đi. Trước tiên bạn hãy ngâm quần áo trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó ngâm 30 phút trong nước xà phòng với nhiệt độ 70-80 độ, rồi ngâm trong nước nhiệt độ cao có chất tẩy trong vòng 20 phút rồi giặt sạch với nước lạnh và đem phơi khô, mới mặc được.
- Nếu trẻ có những dấu hiệu ngộ độc thủy ngân thì người nhà cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị khi cần thiết.
Một số lưu ý để sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân tránh bị vỡ
Cách tốt nhất để không bị nhiễm độc thủy ngân trong nhiệt kế là bạn cần lưu ý về cách sử dụng an toàn. Trước tiên sau khi sử dụng nhiệt kế xong thì bạn nên cất giữ nó ở vị trí an toàn và tránh xa tầm với của trẻ em. Lưu ý: không cho trẻ ngậm nhiệt kế mà hãy cho luôn vào hộp hoặc túi bông vải nhằm tránh để va đập làm vỡ nhiệt kế.
Hoặc bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện để tránh bị nhiễm độc thủy ngân. Đây là loại nhiệt kế ngày càng thông dụng, được nhiều gia đình sử dụng hiện nay.
Với những thông tin được chia sẻ về thủy ngân trong nhiệt kế có độc không, cách xử lý như thế nào? Hi vọng phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan, đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!