Thuốc Tylenol được chỉ định làm giảm đau, hạ sốt thông thường hiện nay. Thuốc được chỉ định điều trị cho nhiều đối tượng, tuy nhiên cần lưu ý về cách dùng, liều dùng an toàn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tylenol là thuốc gì?
Thuốc Tylenol có thành phần chính là Paracetamol dùng để giảm đau, hạ sốt, một vài chế phẩm còn chứa cafein hay chloramphenicol.
Thuốc Tylenol được bào chế nhiều dạng phù hợp với mọi đối tượng là: Viên nén, hỗn hợp dịch, viên nén phóng thích kéo dài hay viên nén tan nhanh trong miệng. Nhất là thuốc Tylenol còn được dành riêng cho trẻ em có tên Children’s Tylenol.
Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Tylenol hàm lượng 500mg, được công nhận hiệu quả và an toàn với sức khỏe.
>>> Xem thêm Tylenol PM là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc Tylenol PM an toàn
2. Thuốc Tylenol 500mg có tác dụng gì?
Thuốc Tylenol có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt, các cơn từ nhẹ đến trung bình. Cụ thể là những cơn đau đầu, đau cơ, đau răng, đau bụng kinh, hay đau do viêm dây thần kinh, viêm khớp.
Bên cạnh đó thì bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ sốt trường hợp nhiễm virus, cảm lạnh thông thường hay nhiễm vi khuẩn thì có phản ứng sau tiêm.
3. Thuốc Tylenol viên đỏ giá bao nhiêu?
Trên thị trường có bán nhiều loại thuốc Tylenol viên đỏ khác nhau về thành phần và hàm lượng hoạt chất hay các dạng bào chế. Do vậy để biết chính xác giá thuốc Tylenol với mục đích sử dụng thì bạn hãy liên hệ đến cơ sở kinh doanh, bán thuốc để nắm được chi tiết nhé. Mua thuốc Tylenol với giá dao động từ 200 – 400k/hộp. Mức giá này có thể thay đổi tùy vào thời điểm, cơ sở kinh doanh thuốc …
4. Hướng dẫn liều dùng của thuốc Tylenol
Liều dùng của thuốc uống Tylenol phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi người bệnh, dạng bào chế hay hàm lượng paracetamol trong thuốc. Để biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn thì bạn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là liều dùng thuốc Tylenol để bạn đọc tham khảo:
4.1. Dạng thông thường:
- Liều dùng cho người lớn: Mỗi lần 325 – 650 mg paracetamol cách nhau 4 – 6h tiếng sau mỗi lần đau hoặc sốt. Hoặc liều lượng cách nhau 6 tiếng 1g paracetamol. Tối đa 4 g/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Mỗi lần dùng 10 – 15 mg/kg cách nhau 4 – 6h nhưng không được quá 75 mg/kg/ngày. Và mỗi ngày không vượt qua 4g.
4.2. Dạng tan nhanh trong miệng
- Liều dùng thuốc tylenol trẻ em >12 tuổi: Mỗi lần dùng thuốc Tylenol dạng siro 650 mg paracetamol cách nhau 4-6h. Mỗi ngày dùng không quá 3250 mg hoặc theo liều của bác sĩ.
- Trẻ 6 – 11 tuổi: Mỗi lần dùng 325 mg cách nhau 4 – 6h; tối đa 1625 mg/ngày, liều dùng không quá 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm thông tin về Thuốc Ameflu Day Time Là Thuốc Gì? Công Dụng Thế Nào?
5. Hướng dẫn sử dụng thuốc Tylenol an toàn:
- Uống thuốc Tylenol dạng phóng thích kéo dài: Người bệnh hãy nuốt nguyên viên, không nhai, nghiền nát hay bẻ đôi…
- Tylenol dạng viên nén phân hủy bằng miệng: Cho thuốc vào miệng để tan dần hoặc nhai nó trước khi nuốt.
- Thuốc Tylenol dạng hỗn dịch: Trước khi dùng hãy lắc đều hỗn dịch. Nên dùng dụng cụ chuyên dụng theo nhà sản xuất cung cấp để đo liều hay hỗn dịch. Chú ý, không dùng chung cốc đo này cho các loại thuốc khác.
6. Xử trí khi dùng thuốc Tylenol quá liều hoặc quên liều:
6.1. Trường hợp quá liều Tylenol:
Tylenol thuốc biệt dược dùng quá chỉ định sẽ gây tổn thương gan cùng với những triệu chứng bất thường sau đây:
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Ăn không ngon, mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi.
- Có triệu chứng giống cúm
- Chảy máu hoặc bị bầm tím bất thường.
- Đau phần trên bên phải của dạ dày.
- Vàng da hoặc mắt.
Khi dùng thuốc Tylenol quá liều thì cần báo cho bác sĩ để được trợ giúp dù không có bất kỳ triệu chứng nào bất thường.
6.2. Trường hợp quên liều dùng Tylenol
Việc dùng thuốc hạ sốt Tylenol có hàm lượng acetaminophen nếu theo bác sĩ chỉ định thường xuyên, thì bạn hãy dùng đều đặn theo đúng giờ. Hãy bổ sung liều ngay khi nhớ ra đồng thời nếu gần với liều tiếp theo hãy bỏ qua liều quên và dùng tiếp theo kế hoạch. Tránh dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
7. Tác dụng phụ của thuốc Tylenol như thế nào?
Thuốc Tylenol có thể gây ra tác dụng phụ độc hại cho gan. Bên cạnh đó, người bệnh còn có những triệu chứng tác dụng phụ khác dưới đây:
- Cơ thể bị phát ban, ngứa ngáy hoặc mẩn đỏ.
- Bị bong tróc hoặc phồng rộp.
- Phù mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, bàn chân, cẳng chân hay mắt cá chân.
- Khó thở, khó nuốt hoặc khan tiếng.
8. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tylenol
Trước khi sử dụng thuốc Tylenol liều dùng cần phải đọc kỹ hướng dẫn, nhất là với trẻ em thì cần đảm bảo đây là sản phẩm hợp với lứa tuổi của trẻ. Với trẻ em không được tự ý dùng các chế phẩm thuốc Tylenol của người lớn. Nếu bạn không chắc chắn về liều sử dụng Tylenol cho trẻ thì hãy hỏi ý kiến của dược sĩ và bác sĩ.
Liều dùng cho người lớn và cả trẻ em trên 12 tuổi đều không được dùng thuốc Tylenol có hàm lượng paracetamol vượt quá 4g/ngày; tránh dùng nhiều sản phẩm chứa paracetamol cùng một lúc. Còn trẻ em dưới 12 tuổi thì không nên dùng liều lượng cao hơn tối đa được cho phép.
Khi gặp triệu chứng tệ hơn thì cần ngưng sử dụng và báo cho bác sĩ. Cụ thể là trường hợp bị sưng tấy, mẩn đỏ kéo dài cơn đau trên 10 ngày hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày. Với trẻ em thì cần ngưng dùng thuốc khi xuất hiện cơn đau hơn 5 ngày hoặc sốt hơn 3 ngày. Tránh dùng Tylenol cho trẻ em bị đau họng hoặc không khỏi, kèm theo tình trạng phát ban, sốt, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn.
Báo cho bác sĩ tình trạng dị ứng ở người bệnh hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Báo cho bác sĩ nếu dùng thuốc cho người mắc bệnh gan, nghiện rượu hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc người có dự định mang thai.
Báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để hạn chế tình trạng tương tác thuốc, kể cả những loại thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, cùng với những sản phẩm thảo dược mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng.
9. Tương tác thuốc Tylenol với thuốc khác
Thuốc Tylenol khi dùng chung với các loại thuốc khác có thể gây tương tác. Tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ tác dụng phụ hoặc gây ra những triệu chứng bất thường khác. Theo đó, trong thời gian dùng Tylenol thì cần chú ý dùng chung với các thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau: làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc Tylenol
- Thuốc chống đông máu dạng uống: gây tăng thời gian đông máu.
- Thuốc chống co giật: trầm trọng nguy cơ độc gan.
- Diflunisal: gây tăng nồng độ paracetamol trong máu, gây triệu chứng quá liều bất ổn.
- Isoniazid: làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.
Bên cạnh đó, với trẻ em dưới 2 tuổi thì tránh dùng thuốc Tylenol dạng siro với những loại thuốc giảm họ, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine, hay các loại thuốc long đờm. Khi dùng thuốc ho với thuốc cảm cho trẻ em từ 2 đến 11 tuổi thì cần chú ý sử dụng cẩn thận đồng thời thực hiện theo chỉ theo hướng dẫn.
Với những chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn nắm được thông tin cách dùng, công dụng với những lưu ý về thuốc Tylenol. Bài viết sẽ giúp bạn an tâm và dùng thuốc hiệu quả hơn. Lưu ý thông tin này không thay thế chỉ định của bác sĩ.