Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Terpin Codein là thuốc gì? Lưu ý về cách dùng, liều dùng thuốc hiệu quả

Cập nhật: 01/11/2022 10:46 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thuốc Terpin Codein điều trị ho và rối loạn dịch tiết phế quản với bệnh lý phổi và phế quản phổ biến hiện nay. Để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất, bạn hãy tìm hiểu thông tin về liều dùng, cách dùng thuốc Terpin Codein trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thuốc Terpin Codein là thuốc gì?

Thuốc Terpin Codein là thuốc ho tác dụng đường hô hấp trên với trường hợp ho khan, ho do gió, nhiễm lạnh và long đờm hiện nay được dùng khá phổ biến.

Thuốc Terpin Codein điều trị ho và rối loạn dịch tiết phế quản hiệu quả
Thuốc Terpin Codein điều trị ho và rối loạn dịch tiết phế quản hiệu quả

Thành phần chính của thuốc Terpin Codein bao gồm:

  • Terpin hydrat: 100mg.
  • Codein phosphat: 10mg.

Cùng với những thành phần tá dược khác vừa đủ trong 1 viên.

Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Terpin Codein dưới dạng viên nén bao phim, mỗi hộp 10 viên x 10 vỉ.

2. Thuốc Terpin Codein có tác dụng gì?

Hoạt chất Terpin hydrat hoạt động nhờ vào cơ chế làm lỏng dịch tiết qua việc làm kích thích trực tiếp những tế bào xuất tiết, bởi vậy có công dụng tăng bài tiết chất tiết phế quản từ đó loại bỏ dễ dàng các chất tiết (đàm) bằng phản xạ ho. 

Codein có công dụng làm giảm ho khi thành phần này có tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não; Codein còn giúp làm khô dịch tiết đường hô hấp đồng thời làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản, nghĩa là giúp tiêu đờm. 

Sau khi dùng, Terpin Codein sẽ được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Chúng được chuyển hóa qua gan đồng thời được thải trừ ở thận dưới dạng tự do ngoài ra có thể kết hợp với acid glucuronic. Thời gian thuốc thải trừ là 2 – 4 giờ, và phát huy được tác dụng giảm ho trong vòng 1 – 2 giờ sau khi dùng thuốc và kéo dài khoảng 4 – 6 giờ.

3. Thuốc Terpin Codein giá bao nhiêu?

Trên thị trường có bán thuốc Terpin Codein khá phổ biến với giá dao động khoảng 150.000 đồng/hộp. Tuy nhiên thông tin về giá thuốc Terpin Codein không cố định, còn tùy thuộc vào cơ sở kinh doanh và thời điểm bán. Bạn hãy liên hệ tới các cơ sở bán thuốc để được cập nhật giá cả đầy đủ nhé.

4. Thuốc Terpin Codein dùng trong trường hợp nào?

Thuốc ho Terpin Codein được chỉ định điều trị triệu chứng dưới đây:

  • Giảm đau ở mức độ từ nhẹ đến nặng.
  • Điều trị ho khan.
  • Tác dụng làm giảm chứng ho gió, ho do viêm đường hô hấp hay do nhiễm lạnh, người bệnh ho có đau nhẹ và vừa. 

Thuốc Terpin-Codein có thể được dùng trong trường hợp khác chưa kể đến trên đây. Tuy nhiên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc an toàn, hiệu quả nhé.

5. Chống chỉ định dùng thuốc Terpin Codein

Thuốc Terpin Codein có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt nếu dùng trong các trường hợp dưới đây:

  • Người bị mẫn cảm với codeine hay những thành phần khác của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
  • Suy hô hấp.
  • Điều trị hen phế quản cấp và mãn tính.
  • Người bệnh có hoặc đang nghi ngờ liệt ruột.

6. Hướng dẫn sử dụng thuốc Terpin Codein

6.1. Cách dùng thuốc Terpin Codein

Thuốc ho Thuốc Terpin Codein an toàn cho trẻ nhỏ
Thuốc ho Thuốc Terpin Codein an toàn cho trẻ nhỏ
  • Thuốc Terpin Codein được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, được chỉ định uống với cốc nước lọc đầy.
  • Tránh phá vỡ cấu trúc thuốc, không được bẻ đôi, nghiền nát sẽ làm tăng hoạt động thuốc trong cơ thể.
  • Không nên dùng với các loại đồ uống khác như nước ép, đồ uống có cồn như rượu bia…
  • Dùng thuốc Terpin Codein trong bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ.

6.2. Liều dùng thuốc Terpin Codein

Việc sử dụng thuốc Terpin Codein, điều quan trọng nhất với bệnh nhân cần tuân thủ về liều lượng quy định của bác sĩ. Dưới đây là thông tin tham khảo về liều dùng Terpin Codein cụ thể cho người lớn và trẻ em:

  • Người lớn: Ngày 2-3 lần x 1 viên.
  • Trẻ em trên 30 tháng tuổi: Chỉ nên dùng khi được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa phù hợp với từng lứa tuổi.
  • Bệnh nhân bị suy gan, thận: giảm liều và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

7. Tác dụng phụ của thuốc Terpin Codein

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thuốc Terpin Codein thường ít khi gây ra tác dụng phụ bất thường. Một số triệu chứng tác dụng phụ nhẹ hoặc thoáng qua có thể biến mất sau khi ngưng dùng thuốc:

  • Triệu chứng thường gặp: Táo bón.
  • Ít gặp: dị ứng da, buồn ngủ, buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, co thắt phế quản, ức chế hô hấp.
  • Hiếm gặp: Một số phản ứng dị ứng bao gồm suy hô hấp, suy tuần hoàn, ngứa, mày đay.

Trường hợp dùng thuốc Terpin Codein quá liều gây nguy cơ bị lệ thuộc thuốc và hội chứng cai nghiện khi ngưng thuốc đột ngột.

Cách xử trí: 

  • Để giảm kích thích dạ dày thì nên uống thuốc với nhiều nước.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt thì hãy nằm nghỉ ngơi. 
  • Trường hợp bị táo bón khi dùng Terpin Codein thì bạn có thể dùng thêm thuốc nhuận tràng làm tăng nhu động ruột như bisacodin hoặc natri picosulfat.
  • Nếu xuất hiện những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc thì báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

8. Một số lưu ý khi dùng thuốc ho Terpin Codein:

  • Trường hợp bị dị ứng với thuốc Terpin Codein, hoặc bất kỳ thành phần nào khác thì bạn hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu như bạn có tiền sử bị hen suyễn, liệt ruột, thở chậm, uống nhiều rượu, đã từng có phẫu thuật đường tiết niệu và đường bụng, người có hoặc từng xuất hiện chấn thương đầu; khối u não; một số yếu tố làm tăng áp lực nội sọ; co giật; bệnh nhân bị tâm thần; người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ hoặc các vấn đề về hô hấp khác; có vấn đề về đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt; huyết áp thấp; dị ứng, bệnh Addison; bệnh tuyến giáp, bệnh thận, tuyến tụy hay bệnh về túi mật….
  • Trường hợp bạn đang có phẫu thuật, hay kể cả phẫu thuật nha khoa, thì tốt nhất hãy báo cho bác sĩ về việc dùng thuốc Terpin Codein. 
  • Thuốc Terpin Codein có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ. Bởi vậy, sau khi sử dụng cần tránh vận hành máy móc, lái xe hay làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi chấm dứt tác dụng phụ này. 
  • Người bệnh cần tránh các loại đồ uống có chứa cồn. 
  • Codeine có thể gây ra tình trạng bị choáng váng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu khi thay đổi vị trí đột ngột hoặc gây táo bón.
  • Codeine có thể gây ra sự an thần và nhầm lẫn quá mức đối với người cao tuổi. Do vậy khi cho đối tượng này sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
  • Trường hợp dùng thuốc Terpin Codein quá liều, sẽ gây ra một số triệu chứng bất thường bao gồm: buồn ngủ quá mức, khó thở, mất ý thức, mất trương lực cơ, hoa mắt, chóng mặt, da ẩm lạnh, ngất xỉu, nhịp tim chậm. Do vậy cần gọi cấp cứu ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
  • Trường hợp quên liều dùng thuốc Terpin Codein: Tốt nhất hãy bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Trường hợp, liều đã quên gần với liều kế tiếp thì bỏ qua liều quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Tránh dùng thuốc gấp đôi trong bất kỳ trường hợp nào.

Trong chuyên mục bài viết trên đây cung cấp thông tin về cách dùng và liều dùng thuốc Terpin Codein an toàn, hiệu quả. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990