Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tanakan là thuốc chữa bệnh gì? Công dụng và cách sử dụng

Cập nhật: 27/02/2024 16:55 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Tanakan là một chế phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng được chỉ định sử dụng vị thuốc này. Thông tin sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết ở bài viết dưới đây, các bạn hãy tham khảo nhé.

1. Thuốc Tanakan là thuốc gì?

Thuốc Tanakan là thuốc bổ não, điều trị rối loạn trí nhớ. Thuốc có thành phần chính từ lá bạch quả (Ginkgo Biloba) với hàm lượng 40mg, một loại thảo dược có tác dụng tốt cho sức khỏe não bộ.

Trong những năm 1700, cây Bạch quả (Ginkgo biloba) đã được phát hiện tại châu Âu và chúng nằm trong phương thuốc chữa bệnh ở phương Tây từ những năm 1900. Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu cho thấy các hoạt chất được chiết xuất trong lá cây bạch quả có tác dụng làm cải thiện tuần hoàn máu, nhất là các mạch máu não và tứ chi. 

Khi sử dụng chiết xuất cây Bạch quả sẽ giúp điều hòa mạch máu, cải thiện dẫn truyền Neuron. Không chỉ vậy, chúng còn có tác dụng bảo vệ sự chuyển hoá tế bào, đối kháng sự sản xuất của các gốc tự do và peroxide hoá lipid trong màng tế bào.

Thuốc Tanakan có tác dụng bổ não, điều trị rối loạn trí nhớ
Thuốc Tanakan có tác dụng bổ não, điều trị rối loạn trí nhớ

>>> Tham khảo thêm: Tam thất có tác dụng gì? Có tốt cho gan không?

2. Chỉ định sử dụng Tanakan?

  • Điều trị cho người xuất hiện triệu chứng viêm động mạch như đau thắt khi đi ngoài.
  • Điều trị chứng rối loạn thị giác ở người bị đái tháo đường. Nguyên nhân thường xảy ra ở bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm sẽ bị thiếu máu ngoại vi xuất hiện ở những mao mạch nhỏ, nhất là mắt.

Điều trị chứng rối loạn trí nhớ cho người cao tuổi:

  • Người bị rối loạn tuần hoàn thần kinh cảm giác: mất cảm giác nóng hoặc lạnh hay cả hai
  • Người bị thiểu năng tuần hoàn não: giảm thị lực, chóng mặt, ù tai.
  • Thiếu tưới máu đầu chi (hội chứng Raynaud).

3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Tanakan như thế nào?

Theo dược sĩ tại trường Cao đẳng Y Dược HCM, Tanakan được bào chế thành viên nén Tanakan, thường được sử dụng đường uống. Bạn có thể sử dụng với một cốc nước lọc đầy và lưu ý không được thay thế bằng các đồ uống khác như sữa, đồ uống chứa chất kích thích như trà, cafe...

Lưu ý hãy sử dụng theo đúng liều lượng và cách dùng.

4. Liều lượng thuốc Tanakan như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn:

  • Mỗi ngày nên dùng 3 viên và uống vào bữa ăn.

Liều dùng cho trẻ em:

Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ thông tin hay dữ liệu về liều dùng, cách dùng thuốc Tanakan an toàn cho trẻ em. Bạn cần phải thận trọng sử dụng khi cho trẻ em mà chưa được sự cho phép của các bác sĩ.

Tốt nhất hãy tuân thủ cách dùng thuốc và đúng liều quy định của Bác sĩ. Đây là yếu tố giúp họ hiệu quả thuốc cao nhất đồng thời tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng như tương tác thuốc.

5. Chống chỉ định dùng Tanakan?

Khi sử dụng Tanakan, người bệnh lưu ý khi dùng với người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, nhất là hoạt chất chính trong cây Bạch quả cùng với các tá dược khác bao gồm: Bột bắp, Lactose monohydrate, Macrogol 6000, Cellulose dạng vi tinh thể, Magnesium Stearate, Silicekeokhan, Talc, Methylhydroxylpropylcellulose, Macrogol 400, Dioxyde titane và các Oxyde sắt đỏ.

Người bệnh cần lưu ý, viên nén Tanakan còn có chứa lactose do vậy chống chỉ định khi dùng cho những người có bệnh lí sau:

  • Những người bị galactose huyết bẩm sinh.
  • Người gặp phải hội chứng kém hấp thu glucose hay galactose.
  • Người bị thiếu men lactase.

7. Một số tác dụng phụ của thuốc Tanakan

  • Một số ghi nhận cho thấy thuốc Tanakan ít gây ra tác dụng phụ, thường rất hiếm và nhẹ, cụ thể là tình trạng nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn ở da.
  • Nếu xuất hiện những tác dụng phụ của thuốc Tanakan thì người bệnh nên báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khác chưa được kể đến trên đây. Do vậy cần phải lưu ý đến tình trạng bất thường này.
  • Tanakan có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác nếu như bạn sử dụng chung, bao gồm cả thuốc bổ, thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng, và cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Hãy báo cho bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.

 

Thuốc Tanakan điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người cao tuổi
Thuốc Tanakan điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)

6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Tanakan

Với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú thì không nên sử dụng thuốc Tanakan. Mặc dù chưa có nghiên cứu thuốc có khả năng gây quái thai hay tiết qua sữa mẹ tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì trường hợp này không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Một số thông tin chia sẻ về thuốc Tanakan hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990