Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc sát trùng Povidine trị mụn có tốt và an toàn không?

Cập nhật: 29/11/2023 16:00 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Povidine trị mụn có tốt không? Cách sử dụng thuốc đỏ sát trùng Povidine trị mụn như thế nào? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. 

1. Povidine là thuốc gì?

Thuốc Povidine là thuốc sát khuẩn vết thương ngoài da, có tác dụng diệt vi khuẩn (Gram dương và Gram âm), nấm và virus. Thuốc có thành phần chính là là Povidone-iodine 10%.

Thuốc sát trùng Povidine có tốt không?

Bên cạnh đó, thuốc sát trùng Povidine còn có tác dụng khử trùng dụng cụ trước khi tiệt trùng. Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM, thuốc Povidine được dùng để sát khuẩn ở một số trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh ngoài da do sơ nhiễm hay bội nhiễm
  • Bệnh nấm gây hăm da, nấm tóc, hăm kẽ ngón tay, ngón chân, hay bị nấm trên da
  • Dùng để điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn vết thương hở hay vết bỏng
  • Điều trị viêm âm đạo do Trichomonas, Candida, người bị nhiễm khuẩn không đặc hiệu hay người bị nhiễm khuẩn hỗn hợp

Với thuốc Povidine dạng thuốc súc miệng thì bạn có thể dùng để trị nhiễm khuẩn ở miệng, viêm họng hay viêm thanh quản và chảy máu chân răng.

2. Thuốc sát trùng Povidine có trị mụn không?

Câu trả lời là CÓ. Nhiều chị em đã sử dụng thuốc Povidine để trị mụn. Việc nặn mụn sẽ giúp làm sạch nhân mụn. Với sự tác động lên da sẽ gây ra sự tổn thương nhất định. Đó là lý do bạn nên sử dụng thuốc sát trùng Povidine để nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm trên da, tránh tái phát mụn.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Giáo sư Da liễu Murad Alam, MD tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern cho biết, mụn trứng cá do nhiều yếu tố tác động, bao gồm cả vi khuẩn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc sát trùng Povidine để trị mụn có thể hữu ích trong một số trường hợp.

Hãy chú ý thời điểm dùng thuốc sát trùng Povidine tốt nhất dưới đây:

2.1. Dùng Povidine sát khuẩn dụng cụ trước khi nặn mụn

  • Khi nặn mụn, bạn sẽ phải dùng tay và các dụng cụ chuyên dụng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn. Điều đó dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm trùng vết thương và khiến cho tình trạng mụn lây lan rộng hơn.
  • Bởi vậy, trước khi nặn mụn thì bạn cần phải chú ý rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn. Ngoài ra có thể dùng nước sát trùng rửa dụng nặn mụn bằng Povidine nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn trên đó để đảm bảo an toàn cho làn da.

2.2. Dùng Povidine sát khuẩn sau khi nặn mụn

Với bệnh nhân bị mụn nặng thì việc dùng dụng cụ nặn mụn có thể gây viêm nhiễm sang vùng khác. Bởi vậy, sau khi nặn mụn mà còn chảy máu thì nên dùng bông gòn thấm Povidine để lấy một lượng vừa đủ chấm lên vết thương. Nó vừa giúp sát khuẩn lại cho vùng da viêm nhiễm để da nhanh khô nhằm giúp cho da tránh bị viêm nhiễm và hạn chế vết thâm sau nặn.

3. Sử dụng thuốc cồn đỏ Povidine trị mụn an toàn không?

Theo các chuyên gia da liễu cho biết, chưa có nghiên cứu nào chứng minh dùng thuốc Povidine có thể trị được mụn an toàn. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì rất có thể sẽ khiến da bị vỡ cấu trúc, làm da bị Oxy hóa, mất Protein và Acid béo, dẫn tới hoại tử da.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Povidine

Việc dùng thuốc Povidine có tốt không còn phụ thuộc chủ yếu vào cách dùng và liều dùng thuốc an toàn, hiệu quả. Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ.

4.1. Cách dùng Povidine an toàn và hiệu quả

Liều dùng của thuốc Povidine phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng nhiễm khuẩn, dạng bào chế, vùng nhiễm khuẩn. Thuốc Povidine được dùng ngoài da mỗi ngày 1 lần. 

Thuốc Povidine được bào chế dạng dung dịch, có thể bôi nguyên thuốc lên da hoặc pha loãng 1/5 thuốc với nước hay với các loại dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa vết thương ngoài da.

4.2. Liều lượng dùng thuốc Povidine như sau:

  • Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh: Bạn có thể lấy dung dịch thuốc sát trùng Povidine để bôi từ đầu xuống chân cuống rốn và bôi rộng khoảng 3cm da bụng quanh cuống rốn. Sau đó bạn chờ cho mối bôi được khô đồng thời phải được đắp gạc mỏng vô trùng lên và băng lại.
  • Vệ sinh tay: Lấy khoảng 3ml dung dịch Povidine nguyên chất 1 phút trước khi làm việc
  • Tiệt khuẩn để phẫu thuật: bạn hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn Povidine nguyên chất cho vào lòng bàn tay trong vòng 5 phút. Tiếp theo bạn hãy rửa bằng nước đã khử khuẩn.
  • Trước khi tiêm hoặc phẫu thuật: bác sĩ có thể dùng thuốc đỏ Povidine bôi lên da trước 1 phút với làn da ít tuyến bã nhờn. Còn đối với da nhiều tuyến bã nhờn, thì bạn có thể dùng dung dịch Povidine bôi trước 10 phút đồng thời phải đảm bảo da luôn luôn được giữ ẩm.
  • Trong sản phụ khoa: Bạn có thể dùng Povidine để rửa vết thương phụ khoa cả trong và ngoài âm đạo. Bạn có thể  bơm, thụt rửa với 30ml dung dịch trong 1 lít nước ấm. Có thể dùng thuốc Povidine cho người lớn và người cao tuổi trước khi đi ngủ, tốt nhất bạn hãy đặt thuốc vào sâu vào âm đạo một viên thuốc 0,2g, thời gian điều trị liên tục trong 14 ngày. Ngoài ra bạn có thể làm ẩm viên thuốc trước khi đặt sẽ giúp cho thuốc được khuếch tán tốt đồng thời không gây kích ứng tại chỗ.
  • Tẩy uế dụng cụ: Bạn có thể lấy dung dịch Povidine sát khuẩn để pha loãng trong lượng nước sạch theo tỷ lệ 1/10, đồng thời phải ngâm dụng cụ trong vòng 30 phút. Sau đó hãy vớt dụng cụ ra rồi rửa lại bằng nước sạch đồng thời phải lau khô rồi mới đem tiệt trùng.
  • Điều trị bệnh nấm da, nước ăn chân: Bạn có thể lấy thuốc đỏ Povidine tẩm vào bông sạch, sau đó hãy bôi lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 1-2 lần.

Thuốc Povidine còn có thể được dùng ở trường hợp khác. Tuy nhiên người bệnh hãy tham khảo bác sĩ để được sử dụng an toàn và hiệu quả. Trường hợp có thể băng vết thương, thì bạn hãy thay gạc hàng ngày hoặc cách ngày. Vệ sinh vết thương sạch sẽ để mau lành và phòng ngừa tái nhiễm khuẩn.

>> Tham khảo thêm: Nacurgo Gel trị viêm nang lông hiệu quả và một số lưu ý

5. Tác dụng phụ thuốc Povidine

Một số nghiên cứu cho thấy, thuốc Povidine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn trên da. Đó có thể là phản ứng kích ứng mẩn đỏ, ngứa, phát ban...

Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Tốt nhất người bệnh hãy báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng tác dụng phụ nào để được xử lý kịp thời.

6. Lưu ý khi dùng thuốc Povidine

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần phải nắm được thông tin của thuốc và một số lưu ý. Với Povidine thì bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:

Thuốc sát trùng Povidine dùng khi tiêm và trước phẫu thuật

Thuốc Povidine chống chỉ định cho các trường hợp dưới đây:

  • Người bị dị ứng với iot
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Người bệnh cần phải phân biệt rõ về dạng thuốc mình đang dùng như thuốc đặt âm đạo, thuốc dùng ngoài hay súc miệng .

Đối với thuốc Povidine dùng ngoài, người bệnh cần phải tránh dùng thuốc với vùng da diện rộng trong thời gian dài. Bạn có thể dùng Povidine dạng bôi, đồng thời bạn cần phải tránh uống hay để dính vào mắt.

Đối với thuốc Povidine đặt âm đạo, chống chỉ định với phụ nữ mang thai, hay có ý định mang thai bởi thuốc có thể sẽ diệt hết tinh trùng.

Không được phối hợp thuốc Povidine với các thuốc sát khuẩn chứa thủy ngân, bạc bởi chúng sẽ tạo phức chất iot thủy ngân, iot bạc từ đó sẽ gây hủy hoại da (trừ oxy già).

Chị em có thể dùng thuốc Povidine trong kỳ kinh nguyệt.

7. Tương tác thuốc Povidine

Thuốc Povidine có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định nếu sử dụng chung. Tốt nhất người bệnh cần phải tránh dùng Povidine cùng lúc với một số loại thuốc sát trùng khác. Không chỉ vậy, người bệnh bạn cũng cần phải tránh dùng thuốc sát trùng này với thuốc mỡ, xà phòng hay dung dịch chứa thủy ngân.

Tốt nhất bạn hãy báo cho bác sĩ về tất cả thuốc đang dùng bao gồm cả vitamin và thực phẩm chức năng, thuốc kê đơn, không kê đơn…

Thông tin về thuốc Povidine trị mụn có tốt và an toàn không được tổng hợp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.

Khuyến cáo: Những thông tin trẻn đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990