Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Padolmin: Cách dùng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng an toàn

Cập nhật: 06/01/2022 14:48 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thuốc Padolmin điều trị tình trạng đau, sốt an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng. Để nắm được thông tin cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thì bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Padolmin là thuốc gì?

Thuốc Padolmin điều trị những triệu chứng: đau đầu, sốt, ớn lạnh, nhức đầu, sổ mũi, đau xương khớp với những trường hợp bị mẩn ngứa, mề đay, viêm da tiếp xúc và viêm xoang.Thuốc Padolmin có thành phần chính là Paracetamol 325 mg và Clorpheniramin Maleat 4 mg, có tác dụng điều trị dứt điểm những triệu chứng của bệnh lý đang gặp phải.

Thuốc Padolmin giảm đau, hạ sốt an toàn
Thuốc Padolmin giảm đau, hạ sốt an toàn

Ngày nay, thuốc Padolmin được sử dụng trong các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc. Bạn có thể dùng không cần theo đơn của bác sĩ tuy nhiên cần nắm được được thông tin cơ bản để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Padolmin dưới dạng viên nang cứng.

Chỉ định dùng thuốc Padolmin:

  • Người bị đau nhức, cảm sốt, toàn thân, cơ bắp, xương khớp, người bị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang do dị ứng thời tiết.
  • Người bị dị ứng, mề đay, viêm da tiếp xúc, mẩn ngứa hoặc bị viêm mũi vận mạch do histamin.
  • Trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với những biểu hiện nhức đầu, sốt, ớn lạnh, sổ mũi.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Padolmin an toàn

Việc sử dụng Padolmin thuốc biệt dược đảm bảo an toàn và hiệu quả nếu sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thông tin trong bài viết này không thay thế chỉ định của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi sẽ chỉ định liều dùng khác nhau:

2.1. Cách dùng thuốc Padolmin

Viên nang Padolmin được dùng theo đường uống. Bạn hãy dùng với cốc nước đầy sau khi ăn. Tránh dùng với các đồ uống khác như rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có gas…

2.2. Liều dùng thuốc Padolmin:

  • Người lớn:  Ngày uống 2-4 lần, mỗi lần 1 -2 viên.
  • Trẻ em trên 6 tuổi:  Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.

2.3. Chống chỉ định của Padolmin Bidiphar

  • Người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.          
  • Bệnh nhân lên cơn hen cấp, người có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, Glocom góc hẹp, bệnh nhân bị tắc môn vị - tà tráng, loét dạ dày chít.
  • Phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh hay trẻ đẻ thiếu tháng. Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin. Bởi sự tăng tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin do những chất ức chế MAO.
  • Bệnh nhân có tiền sự bệnh tim, thận, gan, phổi hay nhiều lần thiếu máu. Người bệnh bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydro-genase

Ngành chăm sóc sức khỏe hiện nay bao gồm nhiều ngành nghề khác, bạn có thể đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược để trở thành Dược sĩ tương lai. Khi học tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ về kiến thức và kỹ năng phục vụ công việc. Sau khi tốt nghiệp có thể ra trường đi làm luôn nhé.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc Padolmin:

  • Hoạt chất Clorpheniramin trong thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện, đây là do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc. Nhất là bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc môn vị tràng, đường niệu, người bị nhược cơ.
  • Gây biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở với trẻ nhỏ và tắc nghẽn phổi. Thận trọng dùng cho bệnh phổi mạn tính, khó thở hay thở ngắn.
  • Điều trị lâu dài sẽ làm nguy cơ sâu răng do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng. Thận trọng dùng thuốc cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp như bị glocom và người cao tuổi tăng nguy cơ nhạy cảm và tác dụng chống tiết acetylcholin.
  • Hàm lượng Paracetamol không độc với liều điều trị, thỉnh thoảng gây phản ứng da bao gồm nổi mề đay, ban dát sần ngứa. Xuất hiện tình trạng phản ứng mẫn cảm bao gồm phù mạch, phù thanh quản với những phản ứng kiểu phản vệ. 
  • Thận trọng dùng cho bệnh nhân thiếu máu bởi chứng xanh tím không thể hiện rõ mặc dù có nồng độ methemoglobin trong máu cao, có thể gây nguy hiểm.
  • Cần tránh uống rượu bởi nó có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; gây tác dụng an thần với clorpheniramin tăng lên nếu uống rượu với các thuốc an thần khác.
  • Xuất hiện những phản ứng trên da nghiêm trọng bao gồm hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng Lyell với các hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

4. Các trường hợp thận trọng dùng thuốc Padolmin

4.1. Với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú:

  • Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc trước khi sử dụng, thuốc dù có kiểm nghiệm nhưng vẫn có nguy cơ khi sử dụng.

4.2. Với người lái xe và vận hành máy móc:

  • Thuốc Padolmin có thể gây buồn ngủ, tránh dùng ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

5. Tác dụng phụ của Padolmin Bidiphar

Thuốc Padolmin có thể gây những tác dụng phụ bất thường trong thời gian sử dụng. Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau:

Thuốc Padolmin gây tác dụng phụ không mong muốn
Thuốc Padolmin gây tác dụng phụ không mong muốn
  • Thỉnh thoảng có thể xảy ra ban da và phản ứng dị ứng khác: mề đay và ban đỏ, hoặc có thể nặng hơn kèm theo sốt và tổn thương niêm mạc. Người bị mẫn cảm với salicylat và paracetamol với các loại thuốc có liên quan. Thuốc chứa paracetamol có thể gây làm giảm tiểu cầu, bạch cầu trung tính và giảm toàn thể huyết cầu.
  • Thuốc có tác dụng an thần từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, chóng mặt, khô miệng đồng thời gây kích thích nếu như điều trị ngắt quãng. Nếu điều trị liên tục giúp cho người bệnh chịu đựng được, nhất là nếu tăng liều từ từ.
  • Thông báo cho bác sĩ về những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc.

6. Tương tác của thuốc Padolmin

Thuốc Padolmin có thể tương tác với các loại đồ uống, thực phẩm và các loại thuốc khác khi sử dụng đồng thời. Dưới đây là những tương tác bạn cần tránh:

  • Rượu: tăng độc tính gan khi dùng thuốc.
  • Dùng liều cao thời gian dài: Paracetamol có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của coumarin với dẫn chất indandion.
  • Lưu ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng đối với bệnh nhân dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
  • Thuốc nếu dùng đồng thời với Paracetamol có thể tăng nguy cơ gây độc tính cho gan: carbamazepin, phenytoin, barbiturat, isoniazid.
  • Probenecid gây giảm đào thải Paracetamol đồng thời làm tăng thời gian nửa đời trong huyết tương của Paracetamol.
  • Thuốc Isoniazid và thuốc chống lao: làm tăng độc tính của Paracetamol trong gan.

7. Xử lý khi dùng Padolmin quên liều hoặc quá liều

7.1. Xử trí khi dùng Padolmin quên liều

  • Tốt nhất bạn hãy dùng thuốc Padolmin ngay khi nhớ ra. Trường hợp nếu gần với liều dùng kế tiếp thì nên bỏ qua liều quên và dùng thuốc theo kế hoạch. Tránh dùng gấp đôi liều.

7.2. Xử trí khi dùng Padolmin quá liều

  • Triệu chứng: Gây hoại tử gan, độc cấp tính nghiêm trọng khi dùng quá liều có thể gây tử vong. Một số tác dụng phụ khác như đau bụng, buồn nôn, nôn xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống thuốc. 
  • Xử trí: Tốt nhất hãy ngưng sử dụng thuốc đồng thời nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Bài viết trên đây nhằm giúp bạn tìm hiểu thông tin về cách dùng, liều dùng thuốc Padolmin an toàn và hiệu quả. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990