Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Loperamid là thuốc gì? Công dụng và cách sử dụng thuốc Loperamid như thế nào?

Cập nhật: 27/10/2022 15:25 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thuốc Loperamid nằm trong nhóm thuốc điều trị tiêu chảy, tuy nhiên khi sử dụng cần phải nắm được thông tin về liều dùng, cách dùng và một số lưu ý. Thông tin chi tiết về thuốc Loperamid sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

1. Thuốc Loperamid là thuốc gì?

Thuốc Loperamid là thuốc điều trị chứng bệnh tiêu chảy đột ngột, với cơ chế làm chậm nhu động ruột. Do vậy sẽ làm giảm được số lần đi ngoài và khiến cho  phân ít nước hơn.

thuốc Loperamide điều trị bệnh về đường ruột
thuốc Loperamide điều trị bệnh về đường ruột

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc Loperamide còn có tác dụng làm giảm lượng dịch tiết đối với người bệnh trải qua phẫu thuật cắt hồi tràng hay như trường hợp bị tiêu chảy liên tục với trường hợp bệnh nhân bị viêm ruột.

Lưu ý: hoạt chất trong thuốc Loperamid chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không điều trị được nguyên nhân gây bệnh ví dụ như nhiễm trùng. Bên cạnh đó, khi điều trị nguyên nhân và triệu chứng khác do tiêu chảy thì cần phải qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

2. Thành phần chính của thuốc Loperamid

Thuốc đau bụng Loperamid là loại thuốc không kê đơn với thành phần quan trọng của việc điều trị tiêu chảy bao gồm:

  • Imodium
  • Loperamide SPM
  • Loperamide Thành Nam
  • Loperamide Dược Phẩm Hà Tây
  • Loperamide GSK 2mg
  • Loperamide Capsules Honten
  • Loperamide Capsules BP
  • Loperamide Hydrochloride

Loại thuốc này chủ yếu lấy từ hoạt chất của thuốc, bởi vậy có nhiều tên gọi trùng nhau, chỉ khác nhà sản xuất và phân phối trong trong, ngoài nước.

Thuốc loperamid trên thị trường hiện nay được bán dưới dạng bào chế: dung dịch, viên nén 2mg và viên nang 2mg 

4. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Loperamid

4.1. Thuốc loperamid trị bệnh gì?

  • Điều trị và dự phòng tình trạng mất nước, điện giải bởi điều đó quan trọng với người bị tiêu chảy, nhất là với trẻ em và người cao tuổi bị suy nhược.
  • Chỉ định trong hàng thứ 2 của việc điều trị triệu chứng ỉa chảy cấp không biến chứng với người lớn hoặc dùng để giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông đại tràng hay hồi tràng.
  • Không dùng thuốc để thay thế bù nước hay điện giải thông thường qua đường uống.

4.2. Chống chỉ định

  • Người bị mẫn cảm với thành phần loperamid không nên sử dụng.
  • Cần phải tránh ức chế nhu động ruột
  • Người bị tổn thương gan, chướng bụng hay hội chứng lỵ.
  • Xuất hiện triệu chứng viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả

Việc nắm rõ những thông tin về các loại thuốc sẽ giúp bạn đọc biết cách sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu yêu thích ngành học này thì nhanh chóng đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch để được đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất.

5. Hướng dẫn sử dụng thuốc Loperamid

Thuốc đi ngoài Loperamid khá phổ biến trong việc điều trị bệnh tiêu chảy hiện nay. Tuy nhiên liều dùng thuốc như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tuổi tác của bệnh nhân. Tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

5.1. Liều dùng thuốc Loperamid cho người lớn

5.1.1. Điều trị chứng tiêu chảy cấp tính

Chỉ định dùng thuốc Loperamid dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng:

  • Liều ban đầu: Uống 4mg ngay sau lần đi phân lỏng đầu tiên
  • Liều duy trì: Sau mỗi lần đi phân lỏng thì nên uống 2mg với liều lượng tối đa không vượt quá 16mg/ngày.
  • Sau 3 ngày sử dụng sẽ cho thấy hiệu quả cải thiện.

Thuốc Loperamid dạng viên nhai:

  • Liều khởi đầu: Sau lần đi phân lỏng đầu tiên uống 4mg.
  • Liều duy trì: Sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo thì uống 2mg.
  • Liều tối đa: Mỗi ngày dùng không vượt quá 8mg.

5.1.2. Điều trị tiêu chảy mạn tính

Chỉ định dùng thuốc Loperamid dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng

  • Liều khởi đầu: Sau lần đi phân lỏng đầu tiên thì uống 4mg thuốc và liều duy trì 2mg sau đó.
  • Liều dùng tối đa: Mỗi ngày uống không vượt quá 16mg.
  • Liều duy trì: Mỗi ngày 4-8mg
  • Sau 10 ngày dùng thuốc sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5.2. Liều dùng Loperamid cho trẻ em

Thuốc thuốc Loperamide dùng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc thuốc Loperamide dùng theo chỉ định của bác sĩ

Với trẻ 2-6 tuổi (13-20kg):

Chỉ định dùng thuốc Loperamid dạng dung dịch:

  • Liều khởi đầu: Mỗi lần dùng 1mg, ngày 3 lần ở ngày đầu tiên
  • Liều duy trì: Mỗi lần dùng 0,1 mg/kg sau mỗi lần đi phân lỏng, không vượt quá liều đầu tiên

Trẻ 6-8 tuổi (20-30kg)

Chỉ định dùng thuốc Loperamid dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng:

  • Liều khởi đầu: Mỗi lần uống 2mg sau khi đi phân lỏng lần đầu tiên
  • Liều duy trì: Những lần đi phân lỏng tiếp theo chỉ dùng 1 mg Loperamid, mỗi ngày không vượt quá 4mg.

Trẻ 8-12 tuổi (nặng hơn 30kg)

Chỉ định dùng thuốc Loperamid dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng:

    • Liều khởi đầu: Ngày đầu tiên uống 3 lần x 2mg 
    • Liều duy trì: Những ngày sau dùng 0,1mg/kg/liều.
    • Liều dùng tối đa không vượt quá liều đầu tiên.

Chỉ định dùng thuốc Loperamid dạng viên nén nhai:

    • Liều khởi đầu: Sau lần đi phân lỏng đầu tiên chỉ dùng thuốc Loperamid 2mg
    • Liều duy trì: Những lần đi phân lỏng tiếp theo dùng 1mg Loperamid, không vượt quá 6mg trong 24 giờ.

Trẻ từ 12-18 tuổi

Chỉ định dùng thuốc Loperamid dạng viên nén, viên nhai, viên nang và dạng lỏng

    • Liều khởi đầu: Sau lần đi phân lỏng đầu tiên chỉ dùng 4mg.
    • Liều duy trì: Những lần tiếp theo chỉ dùng 2mg Loperamid, không vượt quá 8mg trong 24 giờ.

5.3. Liều dùng Loperamid cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Hiện nay vẫn có có đủ nghiên cứu đánh giá tác dụng của thuốc Loperamid cho phụ nữ mang thai hay phụ nữ đang cho con bú. Bởi vậy, người bệnh cần tránh dùng thuốc Loperamid điều trị tiêu chảy mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Với phụ nữ đang cho con bú thì có thể dùng với liều thấp và tuân theo theo hướng dẫn của bác sĩ bởi hoạt chất của thuốc loperamide có thể tiết ra sữa ít.

6. Tướng tác của thuốc Loperamid như thế nào?

Một số nghiên cứu cho thấy, thuốc Loperamide có thể tương tác với các loại thuốc khác nếu dùng đồng thời. Chúng có thể làm tăng, giảm công dụng của thuốc và cũng có thể gia tăng mức độ ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Bởi vậy, việc dùng thuốc Loperamid cần lưu ý kết hợp với các thuốc sau:

  • Eliglustat
  • Gemfibrozil
  • Lomitapide Nilotinib
  • Tocophersolan
  • Saquinavir

7. Tác dụng phụ của thuốc Loperamid

Thuốc Loperamid có thể gây ra những triệu chứng bất thường của tác dụng phụ. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người có thể xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:

  • Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt
  • Xuất hiện tình trạng phát ban trên da, ngứa nhẹ.
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, đau bụng và ăn không ngon…
  • Tiêu chảy ra máu và nước.
  • Bị sưng mặt hoặc lưỡi, phát ban đỏ lan rộng ra những vị trí khác trên cơ thể.

Chú ý: Một số tác dụng phụ của thuốc Loperamid trên hệ thần kinh bao gồm trầm cảm, ngủ gật, hôn mê có thể xảy ra với trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Bởi vậy, thuốc loperamide không được chỉ định cho việc điều trị với trẻ nhỏ.

8. Một số lưu ý khi dùng thuốc Loperamid

8.1. Thận trọng khi dùng thuốc Loperamid

Trong thời gian dùng thuốc Loperamide, người bệnh cần phải lưu ý đến những thông tin dưới đây nhằm phát huy tối đa công dụng của thuốc:

  • Người bệnh cần phải theo dõi lượng phân và nhu động ruột, tình trạng chướng bụng và nhiệt độ cơ thể.
  • Theo dõi dùng Loperamid với người bị suy giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng
  • Trong vòng 48 tiếng dùng thuốc mà không có tác dụng thì cần ngưng sử dụng ngay.
  • Sau 10 ngày điều trị tiêu chảy mà không mang lại hiệu quả cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Tránh lạm dụng dùng Loperamid kéo dài, chỉ nên dùng khi điều trị các triệu chứng trong các đợt cấp của tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích.
  • Tránh dùng thuốc Loperamid cho trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi hoặc trẻ em dưới 6 tuổi
  • Chống chỉ định dùng thuốc Loperamid với bệnh nhân AIDS khi điều trị tiêu chảy với triệu chứng căng chướng bụng
  • Thuốc loperamid có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, bởi vậy cần tránh dùng thuốc khi lái xe hay vận hành máy móc.

8.2. Lưu ý khi dùng thuốc Loperamid đúng cách

  • Việc sử dụng thuốc Loperamid cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc Loperamid kê đơn.
  • Khi dùng thuốc Loperamid không kê đơn, thì hãy cùng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Với thuốc Loperamid dạng dung dịch, thì có thể dùng muỗng đo để đo chính xác từng liều lượng.
  • Khi dùng Loperamid điều trị tiêu chảy, cần phải kết hợp bổ sung nước cho cơ thể để tránh mất nước bao gồm:
    • Trong 24 giờ đầu, cần bổ sung nhiều nước không chứa caffeine đồng thời sử dụng Oresol bù nước – điện giải.
    • Trong 24 giờ tiếp theo thì chú ý đến bổ sung các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu
  • Cần phải tránh đồ uống chứa cồn, ăn đồ ăn nhanh, kẹo.
  • Trên thị trường hiện nay có nhiều thuốc được đặt tên theo thành phần Loperamid hoặc Loperamide. Tuy nhiên, các loại thuốc chỉ khác nhau về đăng ký với đơn vị sản xuất và dạng bào chế. Bởi vậy, người dùng cần phải nắm được về đối tượng sử dụng giúp tìm mua dạng bào chế thích hợp.

Thông tin bài viết trên đây về thuốc Loperamid hi vọng sẽ giúp người dùng đảm bảo an toàn sức khỏe với hiệu quả sử dụng. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990