Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Livosil: Cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 09/05/2022 09:31 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Trong chuyên mục bài viết hôm nay sẽ giải đáp những thông tin về thuốc Liviosil được sử dụng phổ biến điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Để tìm hiểu chi tiết về thông tin liều dùng, cách dùng của thuốc Liviosil đồng thời giúp bạn tránh được những điều không mong muốn. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Livosil là thuốc gì?

Thuốc Livosil là thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả. Thành phần chính của Liviosil là Silymarin hàm lượng 140 mg. Bên cạnh đó, còn có những tá dược khác vừa đủ trong 1 viên.

Thuốc Livosil thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa
Thuốc Livosil thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa

Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Liviosil dưới dạng viên nang cứng. Chúng được đóng gói theo vỉ, mỗi vỉ 15 viên, mỗi hộp có 2 vỉ hoặc 8 vỉ.

2. Thuốc Livosil giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có nhiều nơi bán thuốc Livosil. Tùy vào từng cơ sở kinh doanh sẽ quy định giá thuốc khác nhau. Cụ thể, giá thuốc Liviosil tùy thuộc vào quy cách đóng gói sản phẩm và hàm lượng khác nhau. Bạn hãy liên hệ đến các cơ sở bán thuốc uy tín trên toàn quốc để nắm được giá chính xác nhé.

3. Thuốc Livosil có tác dụng gì?

Thuốc Liviosil có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan, được sử dụng với mục đích dưới đây:

  • Cải thiện khả năng khử độc của gan bằng cách tạo ra các cytochrome P450
  • Silymarin có khả năng tăng hoạt động tái tạo tế bào gan do vậy làm tăng khối lượng gan và protein.
  • Thuốc Liviosil có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
  • Bảo vệ gan tránh khỏi những chất kích thích bao gồm rượu, bia, hóa chất hãy những chất độc hại tới gan.

4. Chỉ định dùng thuốc Liviosil:

  • Người bị mắc các bệnh về gan bao gồm: Rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan mạn tính, tổn thương gan do hóa chất hay chất kích thích.

Nếu bạn yêu thích thông tin về thuốc Liviosil thì đừng ngần ngại đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược ngay nhé. Ngoài kiến thức chuyên ngành, các bạn sẽ có đầy đủ những kỹ năng thực hành nhằm phục vụ cho công việc sau này. Đó là lý do sinh viên trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch luôn được nhà tuyển dụng săn đón sau khi tốt nghiệp.

5. Hướng dẫn sử dụng thuốc Liviosil an toàn và hiệu quả

Thuốc Liviosil có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc không những không mang lại hiệu quả mà còn tác dụng ngược cho gan do phải hoạt động quá nhiều. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc Liviosil thì bạn hãy chú ý dùng theo chỉ định của các bác sĩ nhé.

Thuốc Livosil tránh dùng cho phụ nữ mang thai
Thuốc Livosil tránh dùng cho phụ nữ mang thai

5.1. Cách dùng thuốc Liviosil

Thuốc Liviosil bào chế dưới dạng viên nang cứng, do vậy sử dụng theo đường uống. Bạn lưu ý, hãy dùng thuốc với một cốc nước đầy, tránh dùng với các đồ uống như nước hoa quả, đồ uống chứa cồn như rượu bia… sẽ làm giảm hiệu quả dùng thuốc.

Có thể dùng thuốc Liviosil trước, sau ăn hoặc trong bữa ăn. Nên dùng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

5.2. Liều dùng thuốc Liviosil an toàn:

Với người lớn: Mỗi ngày nên uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên. Duy trì dùng thuốc trong vòng 3 tháng.

Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính phải dùng thuốc kéo dài như dị ứng, bệnh về tim mạch… mà sử dụng Liviosil thì cần tham khảo bác sĩ để thay đổi liều dùng phù hợp.

6. Chống chỉ định dùng thuốc Liviosil

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Silymarin có trong thuốc Liviosil hay bất kỳ các thành phần nào khác
  • Chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Livosil

  • Trong thời gian điều trị bằng thuốc Liviosil thì cần theo dõi đường huyết và nồng độ thuốc trong máu bởi nồng độ Silymarin có thể gây giảm đường huyết.
  • Với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian cho con bú: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc với thai nhi và trẻ em bú mẹ bởi vậy nên thận trọng dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Với người lao động nặng, người lái xe, vận hành máy móc: Đa số trường hợp sẽ an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc như đau đầu.
  • Người bệnh cần phải tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định, tránh việc tự ý tăng, giảm liều thuốc để nhanh có hiệu quả.
  • Ngoài ra, cần phải hạn chế các đồ uống hãy thức ăn có chứa chất kích thích, cồn bởi sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Việc dùng thuốc hết bạn hoặc xuất hiện với các biểu hiện lạ bao gồm đổi màu thuốc, mốc hay chảy nước thì tránh việc dùng tiếp.
  • Tránh để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa nhằm giúp tránh tình trạng trẻ nô đùa, nghịch ngợm và uống phải nhé.

8. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Livosil

Đa số những trường hợp dùng thuốc Liviosil đều khá an toàn và ít gây tác dụng phụ. Thuốc được dung nạp tốt trong cơ thể. Tuy nhiên có ít trường hợp dùng Liviosil gặp phải những biểu hiện bao gồm: Tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, đau đầu hoặc ngứa.

Nếu người bệnh xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào khác khi dùng thuốc bao gồm tình trạng buôn nôn hoặc nôn, đau bụng hay bất kỳ triệu chứng khác trên da, thần kinh thì tốt nhất hãy ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ tư vấn đề mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

9. Tương tác thuốc Liviosil

  • Hãy thận trọng và chú ý khi kết hợp dùng thuốc Liviosil với những thuốc bị chuyển hóa bới cutochrom P450, CYP2C9.
  • Đó là lý do khi dùng thuốc Liviosil cần hạn chế tối đa việc dùng đồ uống chứa ga hoặc cồn. Bên cạnh đó, cần liệt kê những loại thuốc hay thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này nhằm giúp cho bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

10. Quá liều, quên liều và cách xử trí

Trường hợp có thể xảy ra trong thời gian dùng thuốc Liviosil có thể là quá liều và quên liều. Tình trạng này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị hoặc những triệu chứng bất thường. Dưới đây là cách xử lý bạn hãy tham khảo nhé:

10.1. Triệu chứng quá liều:

Thường là những biểu hiện nặng hơn của tác dụng phụ do thuốc Liviosil. Bởi vậy, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng lạ và nguy hiểm hơn.

Xử trí: Người bệnh không được chủ quan mà cần được theo dõi sát sao nhằm tránh tình trạng xấu xảy ra nhanh hơn. Người bệnh cần được nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

10.2. Quên liều:

Người bệnh cần được bổ sung liều trường hợp quá liều dùng khoảng từ 1 – 2h. Trường hợp quên liều dùng quá lâu thì bỏ qua liều quên và dùng thuốc như kế hoạch, chú ý không được gấp đôi liều sau.

Tránh việc bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

Thông tin về việc dùng thuốc Liviosil an toàn và hiệu quả trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
du-thi-khoi-a1-gom-nhung-mon-nao Khối A1 (A01) gồm những môn nào? Có Ngành & Trường nào? Khối A01 gồm những môn nào? Có những ngành nào và Trường nào tuyển sinh? Những câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh khi mà khối... bao-ve-suc-khoe-voi-10-thuc-pham-tot-cho-than Bảo vệ sức khỏe với 10+ thực phẩm tốt cho thận Thận là cơ quan đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải những chất độc và chất cặn bã. Khi cơ quan này bị tác động cũng sẽ... nguoi-benh-mau-nhiem-mo-nen-an-gi-va-kieng-gi Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nếu không có chế độ ăn... phuong-phap-chua-sot-ret-va-cach-phong-tranh-hieu-qua Phương pháp chữa sốt rét và cách phòng tránh hiệu quả Sốt rét rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Nếu không phát hiện điều... ung-dung-thanh-thao-phau-thuat-robot-cho-benh-nhi-khoa Ứng dụng thành thạo phẫu thuật robot cho bệnh nhi khoa Bệnh viện Nhi Trung Ương là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật bằng robot. Trong nhiều năm qua, đội ngũ y bác sĩ tại... viem-tai-giua-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-hieu-qua Viêm tai giữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất phổ biến. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm tai giữa như thế nào? Cùng đọc bài...
Xem thêm >>



0899 955 990