Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì? Cách dùng như thế nào?

Cập nhật: 02/12/2023 14:01 | Người đăng: anbinh

Thuốc Levofloxacin 250mg là loại thuốc kháng sinh dùng trong những trường hợp do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây là những lưu ý khi dùng thuốc để đạt hiệu quả cao. Cùng trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu thông tin chi tiết.

1. Hướng dẫn sử dụng thuốc Levofloxacin 250mg

1.1. Đối với người bệnh nhiễm trùng da và tổ chức dưới da:

  • Không biến chứng: uống 500 mg x 1 lần/ ngày trong 7 – 10 ngày.
  • Có biến chứng: 750 mg x 1 lần/ ngày, trong 7 – 14 ngày.
  • Đối với người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp:   
  • Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 7 ngày.
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg, 1 – 2 lần/ ngày trong 7 – 14 ngày.
  • Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 10 – 14 ngày.

1.2. Đối với người bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Không biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 3 ngày.
  • Có biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 10 ngày.
  • Viêm thận – bể thận cấp: 250 mg, 1 lần/ ngày trong 10 ngày.

Đối với bệnh nhânh bị bệnh thận : Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống 1 lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần.

1.3. Liều dùng cho bệnh nhân bị suy thận:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Không biến chứng, có biến chứng, viêm thận – bể thận thấp:

  • Độ thanh thải cretinin >= 20 ml/phút: liều ban đầu là 250mg, liều duy trì 250mg mỗi 24 giờ
  • Độ thanh thải cretinin 10 – 19 ml/phút: liều ban đầu là 250mg, liều duy trì 250mg mỗi 48 giờ

1.4. Các chỉ định khác:

  • Độ thanh thải cretinin 50 – 80 ml/phút: không cần hiệu chỉnh liều
  • Độ thanh thải cretinin 20 – 49 ml/phút: liều ban đầu là 500mg, liều duy trì 250mg mỗi 24 giờ
  • Độ thanh thải cretinin 10 – 19 ml/phút: liều ban đầu là 500mg, liều duy trì 125mg mỗi 24 giờ
  • Thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục: liều ban đầu 500mg, liều duy trì 125mg mỗi 24 giờ. Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì?
Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì?

>>> Xem thêm về Thuốc kháng sinh levofloxacin 500mg có tác dụng gì? Liều dùng ra làm sao.

2. Chỉ định sử dụng thuốc Levofloxacin 250mg:

Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin: viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, viêm phổi cộng đồng, viêm tiền liệt tuyến.

3. Chống chỉ định khi dùng Levofloxacin 250mg:

  • Các đối tượng quá mẫn với levofloxacin và các quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

4. Những tác dụng ngoài mong muốn của Levofloxacin 250 mg

  • Thường gặp: buồn nôn, tiêu chảy, tăng enzym gan, mất ngủ, đau đầu, kích ứng nơi tiêm. Ít gặp: hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng, đau bụng đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón, tăng bilirubin huyết, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục, ngứa, phát ban.
  • Hiếm gặp: tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp, đau cơ, đau khớp, viêm đại tràng màng giả, khô miệng, co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần, choáng phản vệ.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Những tác dụng ngoài mong muốn của Levofloxacin 250 mg
Levofloxacin 250 mg cũng có những tác dụng ngoài mong muốn

5. Những lưu ý khi dùng Levofloxacin 250 mg

  • Bệnh nhân viêm gân hoặc có bệnh về cơ, xương, khớp.
  • Người bệnh có bệnh lý trên thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch máu não…
  • Cần ngưng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.
  • Thuốc có thể gây viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile. Cần lưu ý chẩn đoán chính xác các trường hợp tiêu chảy xảy ra trong thời gian người bệnh đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp xử trí thích hợp.
  • Đã có thông báo người bệnh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin xuất hiện mẫn cảm với ánh sáng mức độ từ trung bình đến nặng.
  • Cũng như các quinolon khác, levofloxacin có thể gây rối loạn chuyển hóa đường, bao gồm tăng hoặc hạ đường huyết thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin đồng thời với một thuốc uống hạ đường huyết hoặc với insulin; do đó cần giám sát đường huyết trên người bệnh này.
  • Cần tránh sử dụng trên người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA(quinidin, procainamid…) hoặc nhóm III (amiodaron, sotalol…); thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho các người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiều máu cơ tim cấp.

6. Tương tác của Levofloxacin 250mg với nhóm thuốc khác

  • Antacid, sucralfat, multivitamin, ion kim loại, có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, nên uống xa ít nhất 2 giờ.
  • Cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.
  • Sử dụng Levofloxacin làm tăng tác dụng của warfarin và tăng nguy cơ rối loạn đường huyết khi dùng đồng thời với các thuốc hạ đường huyết, tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid.

Với những thông tin Y Dược về thuốc levofloxacin 250mg trên đây đã giúp các bạn biết rõ hơn về loại thuốc này. Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc!

Khuyến cáo: Những thông tin trẻn đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990