Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Klamentin có tác dụng gì? Cách dùng và liều dùng thuốc Klamentin an toàn

Cập nhật: 12/12/2020 14:57 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Klamentin thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn ở xương khớp, đường tiết niệu, đường hô hấp, mô da. Việc sử dụng thuốc Klamentin như thế nào? Liều lượng thuốc ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé. 

Klamentin là thuốc gì?

Klamentin là thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn ở một số trường hợp. Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Klamentin dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 875/125 mg hay 500/125 mg hoặc dạng cốm pha hỗn dịch uống với hàm lượng amoxicilin/ acid clavulanic lần lượt là 250/31,25 mg hay 500/62,5 mg.

Thuốc kháng sinh Klamentin điều trị nhiễm khuẩn

Các dạng bào chế của thuốc Klamentin khác nhau sẽ phù hợp với độ tuổi của người bệnh khác nhau. Do vậy khi sử dụng thuốc thì người bệnh cần phải nắm được thông tin về cách dùng, liều dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chỉ định dùng thuốc Klamentin 

Thuốc Klamentin thường được chỉ định trong việc điều trị ngắn hạn những trường hợp nhiễm khuẩn ở cả người lớn và trẻ em như:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới với người bị viêm tai giữa cấp, viêm xoang, hay điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm phổi mắc phải cộng đồng,..
  • Điều trị viêm đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm thận – bể thận
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm trường hợp bị nhiễm khuẩn vết thương hay bị mụn nhọt
  • Điều trị nhiễm khuẩn xương và khớp như viêm tủy xương.

Thuốc Klamentin còn có tính diệt khuẩn  với một số loại vi khuẩn, bao gồm các dòng tiết beta – lactamase đề kháng với ampicilin và amoxicilin

>>Tham khảo thêm: Thuốc Yumangel có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng Yumangel

Hướng dẫn sử dụng thuốc Klamentin như thế nào?

Thuốc Klamentin có thể được sử dụng ngay trước bữa ăn nhằm để làm giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc trong dạ dày và ruột.

Thời gian điều trị bằng thuốc kéo dài từ 5 – 10 ngày với thời gian điều trị không quá 14 ngày mà không khám lại. Tốt nhất bạn có thể dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Thuốc cốm pha hỗn dịch uống

Thuốc Klamentin dạng cốm được hòa với lượng nước vừa đủ khoảng 5 – 10 ml nước cho 1 gói. Sau đó hãy khuấy đều trước khi sử dụng, cho trẻ uống trước bữa ăn với liều lượng dưới đây: 

Với trẻ 3 tháng tuổi trở lên:

  • Điều trị viêm tai giữa, người bị nhiễm khuẩn nặng hay viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp: mỗi ngày dùng 45 mg/kg thể trọng được chia làm 2 lần.
  • Điều trị cho người nhiễm khuẩn nhẹ: Mỗi ngày dùng 25 mg/kg thể trọng được chia làm 2 lần.

Với trẻ em từ 40 kg trở lên:

  • Liều lượng thuốc Klamentin tương đương người lớn.

Với người lớn:

  • Điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa: Mỗi ngày dùng 2 lần x 1000/125 mg (2 gói 500/62,5 mg) x 2 lần.
  • Điều trị nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát : mỗi ngày dùng 1000/125 mg (2 gói 500/62,5 mg) x 3 lần.

Với người suy thận:

  • Liều dùng Klamentin cần phải được điều chỉnh với độ thanh thải creatinin > 30 ml/ phút:
  • Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 10 – 30 ml/ phút: Mỗi ngày 2 lần x 25 mg/kg thể trọng.
  • Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 10 ml/ phút: Mỗi ngày dùng 25 mg/kg thể trọng.

3.2. Viên nén bao phim

Thuốc Klamentin dạng viên nén bao phim cần được sử dụng ngay trước bữa ăn. Tốt nhất hãy uống nguyên viên mà không được nhai hay nghiền nát thuốc. Liều lượng cụ thể như sau: 

Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 40 kg: Mỗi ngày 2 lần x 1 viên 

Trẻ em dưới 40 kg: chưa được nghiên cứu phù hợp cho đối tượng này

Người suy thận:

  • Người bị suy thận có độ thanh thải creatinin > 30 ml/ phút: Không cần điều chỉnh liều.
  • Người bị suy thận có độ thanh thải creatinin < 30 ml/ phút: Không dùng Klamentin 875/125 mg

Thuốc Klamentin dạng viên còn được chỉ định điều trị cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất/

Chống chỉ định của thuốc Klamentin 

Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Dược HCM, thuốc Klamentin chống chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Người bị mẫn cảm với thành phần penicilin va cephalosporin, acid clavulanic hay với bất cứ loại thuốc nào khác.
  • Với bệnh nhân bị suy gan nặng, suy thận nặng.
  • Người có tiền sử bị vàng da hay rối loạn chức năng gan khi dùng penicilin.
  • Bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Klamentin

  • Xuất hiện phản ứng quá mẫn, thậm chí gây tử vong trường hợp dùng thuốc, nhất là với những người có tiền sử quá mẫn với thành phần penicilin. Tốt nhất bạn hãy báo cho bác sĩ trường hợp xảy ra tình trạng quá mẫn với các thành phần của thuốc hay với những loại thuốc khác.
  • Với bệnh nhân bị suy thận thì có thể điều chỉnh liều lượng Klamentin cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
  • Nhất là với người già, người mắc bệnh gan hay có tiền sử vàng da thì không nên dùng amoxicilin/acid clavulanic bởi hoạt chất acid clavulanic có thể làm tăng nguy cơ ứ mật trong gan. Triệu chứng này khá nặng và chúng thường ít xảy ra nhưng lại được hồi phục được sau ngừng điều trị vài tuần.
  • Trong thời gian dùng thuốc Klamentin thì bạn hãy cẩn trọng sử dụng đồng thời amoxicilin/ acid clavulanic với thuốc chống đông máu đường uống, bởi chúng có thể gây kéo dài bất thường thuốc prothrombin (INR tăng). Tốt nhất bạn hãy điều chỉnh liều dùng của thuốc chống đông máu đường uống nhằm để duy trì mức độ chống đông mong muốn.
  • Đồng thời bạn phải đi kiểm tra định kỳ về chỉ số huyết học, chức năng gan, thận trong suốt thời gian điều trị.
  • Nếu kéo dài thời gian điều trị bằng Klamentin có thể gây bội nhiễm.

Thuốc Klamentin còn có thể gây ra một số tình trạng khác chưa được kể đến trên đây. Để đảm bảo an toàn thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé. 

Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Klamentin

Thuốc Klamentin có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ

Thuốc Klamentin có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần phải chú ý đến những tình trạng dưới đây:

  • Bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy.
  • Một số tác dụng phụ trên da như ngứa, phát ban, ban đỏ

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng dưới đây như:

  • Tác dụng phụ trên gan: viêm gan, tăng men gan, vàng da ứ mật, tình trạng này có thể kéo dài vài tháng.
  • Bạn bị tăng bạch cầu ái toan.
  • Bệnh nhân bị viêm âm đạo do Candida, với tình trạng sốt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi

Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng tác dụng phụ khác chưa được kể đến trên đây. Tùy cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện tình trạng khác nhau, do vậy mà để đảm bảo an toàn thì bạn hãy báo cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác. Đồng thời cần phải dùng thuốc Klamentin theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh được tác dụng phụ.

Tương tác thuốc với Klamentin 

Khi dùng chung Klamentin với các thuốc khác thì có thể gây ra sự tương tác không mong muốn. Tình trạng này có thể khiến cho làm giảm hiệu quả thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Hoạt chất Probeneoid sẽ làm giảm sự bài tiết amoxicilin trong ống thận, đồng thời có thể làm gia tăng nồng độ amoxicilin trong máu.
  • Thuốc Klamentin có thể gây ra sự kéo dài thời gian chảy máu và đông máu, người bệnh phải cẩn thận ở người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu như warfarin.
  • Làm tăng độc tính của thuốc Klamentin trên huyết học của methotrexat do sự ức chế bài tiết methotrexat qua ống thận
  • Thuốc Klamentin còn có thể làm giảm sự tác động của thuốc ngừa thai theo đường uống.
  • Bạn có thể dùng đồng thời allopurinol và amoxicilin có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng dị ứng trên da
  • Hoạt chất Amoxicilin còn có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của việc sử dụng một số xét nghiệm tìm glucose trong nước tiểu.

Với những chia sẻ về thuốc Klamentin trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

 

Thông tin hữu ích khác
du-thi-khoi-a1-gom-nhung-mon-nao Khối A1 (A01) gồm những môn nào? Có Ngành & Trường nào? Khối A01 gồm những môn nào? Có những ngành nào và Trường nào tuyển sinh? Những câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh khi mà khối... bao-ve-suc-khoe-voi-10-thuc-pham-tot-cho-than Bảo vệ sức khỏe với 10+ thực phẩm tốt cho thận Thận là cơ quan đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải những chất độc và chất cặn bã. Khi cơ quan này bị tác động cũng sẽ... nguoi-benh-mau-nhiem-mo-nen-an-gi-va-kieng-gi Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nếu không có chế độ ăn... phuong-phap-chua-sot-ret-va-cach-phong-tranh-hieu-qua Phương pháp chữa sốt rét và cách phòng tránh hiệu quả Sốt rét rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Nếu không phát hiện điều... ung-dung-thanh-thao-phau-thuat-robot-cho-benh-nhi-khoa Ứng dụng thành thạo phẫu thuật robot cho bệnh nhi khoa Bệnh viện Nhi Trung Ương là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật bằng robot. Trong nhiều năm qua, đội ngũ y bác sĩ tại... viem-tai-giua-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-hieu-qua Viêm tai giữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất phổ biến. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm tai giữa như thế nào? Cùng đọc bài...
Xem thêm >>



0899 955 990