Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Fexofenadine 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý

Cập nhật: 30/11/2023 12:01 | Người đăng: Lường Toán

Trong thời tiết giao mùa thì trong nhà bạn không thể thiếu thuốc Fexofenadine 180mg. Đây là loại thuốc kháng Histamin có tác dụng điều trị những triệu chứng dị ứng theo mùa ở cả người lớn và trẻ em. Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy tham khảo nhé.

1. Thông tin cần biết về thuốc Fexofenadine 180mg

Thuốc Fexofenadine 180 là thuốc dị ứng, Fexofenadine có chứa hoạt chất chính là Fexofenadine hàm lượng 180mg, với các hoạt chất khác dùng để điều trị những triệu chứng dị ứng, hoạt chất này thường xuất hiện trong khá nhiều loại. Với những bệnh nhân bị ngứa với các triệu chứng dị ứng do một số nguyên nhân khác thì hoàn toàn có thể sử dụng.

Thuốc Fexofenadine điều trị dị ứng hiệu quả

>>Xem thêm: Thuốc Diacerein là thuốc gì? Liều dùng thuốc an toàn và hiệu quả

2. Tác dụng của thuốc Fexofenadine 180mg

Thuốc dị ứng Fexofenadine 180mg thường không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ. Theo đó thì hoạt chất còn có tác động đến sự ức chế co thắt của phế quản. Do vậy mà thuốc sẽ ngăn chặn sự ảnh hưởng của Histamine trong cơ thể tạo ra các phản ứng dị ứng.

Không chỉ chống lại Fexofenadine, thuốc còn dùng để điều trị ngứa da hay tình trạng nổi mề đay vô căn mãn tính với cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

3. Chỉ định dùng thuốc Fexofenadine 180mg

Thuốc dị ứng Fexofenadine sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị viêm mũi dị ứng với cả người lớn và trẻ em từ 12 tuổi.
  • Điều trị triệu chứng dị ứng bao gồm: Chảy nước mắt, mũi, hắt hơi, ngứa họng, và đỏ mắt.
  • Đối với bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa hay người bị ngứa da ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Ngoài ra, thuốc Fexofenadine còn được sử dụng với mục đích khác chưa được kể đến trên đây. Tuy nhiên nếu dùng thuốc với chỉ định nào thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp nhé.

Có thể bạn muốn tìm hiểu chi viết về Thuốc Telfast 180mg là thuốc gì? Tác dụng và lưu ý sử dụng

4. Chống chỉ định dùng thuốc Fexofenadine 180mg

Theo các chuyên gia Y tế khuyến cáo, không nên sử dụng thuốc Fexofenadine với bệnh nhân bị mẫn cảm hay người bị dị ứng với thuốc. Bên cạnh đó, tốt nhất bạn hãy trao đổi với các bác sĩ nếu dùng thuốc trong các trường hợp sau đây:

  • Người mắc bệnh thận, suy thận hoặc bị yếu thận
  • Phụ nữ mang thai, có dự định mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú
  • Với người lớn trên 65 tuổi.
  • Người mắc bệnh Phenylceton niệu thì tốt nhất không nên sử dụng loại thuốc này. Bởi thuốc có chứa hoạt chất Phenylalanine, có thể gây ảnh hưởng không tốt cho người bệnh.

5. Cách sử dụng thuốc Fexofenadine an toàn và hiệu quả

Trước khi sử dụng Fexofenadine 180mg, dược sĩ tại trường Cao đẳng Y Dược HCM khuyên rằng, người bệnh hãy lưu ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hay thông tin trên bao bì sản phẩm. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ khi dùng thuốc với trẻ dưới 12 tuổi. Dưới đây là một số thông tin về cách dùng thuốc Fexofenadine:

  • Thuốc Fexofenadine nên được dùng với một lượng nước lọc đầy, chú ý không nên thay thế bằng các loại đồ uống như nước ngọt, đồ uống chứa cồn hay caffeine bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc.
  • Với thuốc Fexofenadine dạng viên nén, viên bao phim thì bạn hãy nuốt nguyên cả viên thuốc, không nên nhai, nghiền nát thuốc hay phá vỡ cấu trúc thuốc trước khi uống bởi tác động của thuốc không tốt cho sức khỏe.
  • Với thuốc Fexofenadine dạng hỗn dịch uống thì bạn lưu ý hãy lắc đều trước khi dùng. Có thể dùng thiết bị đo lường đi kém để lắc đều thuốc  trước khi uống. Không nên dùng thìa hay các dụng cụ không chính xác liều lượng khi dùng.
  • Với thuốc Fexofenadine dạng viên nén hòa tan, thì tốt nhất bạn hãy đặt thuốc ở dưới  lưỡi sau đó để thuốc tự tan. Không được nhai, nuốt hoặc căn trước khi dùng.
  • Có thể dùng thuốc Fexofenadine khi đói.

6. Liều dùng thuốc Fexofenadine 180mg an toàn và hiệu quả

6.1. Liều dùng thuốc Fexofenadine 180mg với người lớn:

  • Điều trị viêm mũi dị ứng: Mỗi ngày nên dùng 180 mg / lần hoặc 60 mg / 2 lần / ngày.Mỗi ngày nên dùng tối đa 180 mg
  • Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa: Mỗi ngày uống 180 mg / lần hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần 60 mg uống, tối đa là mỗi ngày 180 mg.

6.2. Liều dùng thuốc Fexofenadine 180mg phổ biến cho trẻ em:

Điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Với trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15 mg.
  • Với trẻ từ 2 tuổi – 11 tuổi: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 mg.

Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa:

  • Với trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 mg.
  • Với trẻ từ 2 tuổi – 11 tuổi: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 mg.
  • Với trẻ từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày 1 lần 180 mg hoặc ngày chia 2 lần, mỗi lần 60 mg.

6.3. Liều dùng thuốc Fexofenadine điều chỉnh cho người bệnh thận:

Điều trị cho người trưởng thành:

  • CrCl 90 ml / phút hoặc thấp hơn: Mỗi ngày dùng 60 mg / lần.

Điều trị cho trẻ em:

  • Trẻ từ 6 tháng – dưới 2 tuổi : Mỗi lần CrCl 90 ml / phút hoặc thấp hơn: ngày dùng 15 mg / lần.
  • Trẻ từ 2 tuổi – dưới 11 tuổi: mỗi lần CrCl 90 ml / phút hoặc thấp hơn: mỗi ngày 30 mg / lần.

Thuốc Fexofenadine thận trọng khi dùng cho bệnh nhi dưới 6 tháng tuổi. Còn với bệnh nhi ngoài 6 tháng không được dùng dạng viên nén hay hòa tan. Liều dùng thuốc Fexofenadine trên đây chỉ áp dụng với một số trường hợp. Để đảm bảo an toàn thì người bệnh tốt nhất hãy tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi dùng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất nhé.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Fexofenadine 180mg

7.1. Thận trọng khi dùng thuốc Fexofenadine 180mg

Thuốc Fexofenadine có thể gây ra mẫn cảm ở người lớn tuổi, đối với người bị suy thận hoặc suy gan thì chỉ được dùng với liều lượng cho phép. Hãy cân nhắc kỹ về lợi ích và tác hại trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và không gây phản ứng.

Chú ý nếu dùng thuốc Fexofenadine cho trẻ em dưới 12 tuổi. Mặc dù thuốc Fexofenadine rất tốt cho trẻ em, tuy nhiên thì hãy cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi dùng.

Thuốc Fexofenadine không gây tác dụng phụ buồn ngủ. Dù vậy thì với người dùng thuốc Fexofenadine dài hay ở liều cao thì rất dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn thì người bệnh hãy nghỉ ngơi sau khi dùng thuốc đồng thời tránh lái xe hay vận hành máy móc.

Với phụ nữ có thai, dự định có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú thì hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ. Trường hợp phụ nữ mang thai hãy báo cho bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc.

7.2. Tác dụng phụ của thuốc Fexofenadine 180mg như thế nào?

Ngoài tác dụng thuốc Fexofenadine mang lại thì người bệnh cũng có thể gặp phải những triệu chứng không mong muốn trong thời gian trị bệnh. Mặc dù người bệnh có thể không gặp phải tất cả tác dụng phụ xảy ra đồng thời nhưng tốt nhất hãy điều trị y tế để đảm bảo an toàn và sức khỏe nhé. 

Thuốc Fexofenadine có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn
Thuốc Fexofenadine có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Những tác dụng phụ phổ biến do thuốc Fexofenadine:

  • Nhức đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Viêm tai giữa

Tác dụng phụ ít phổ biến bao gồm:

  • Đau lưng, đau khớp, đau cơ, chuột rút hoặc cứng khớp
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển
  • Viêm họng, mất giọng hay giọng khàn
  • Đau nhức tay chân,
  • Ho
  • Bệnh tiêu chảy
  • Cơ thể mệt mỏi hoặc yếu đuối
  • Nghẹt mũi
  • Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, ớn lạnh, sốt
  • Đau tai hoặc tắc nghẽn tai
  • Đỏ hoặc sưng ở tai, ù tai
  • Đau quanh mắt hay đau xương gò má
  • Đau bụng kinh hoặc đau dạ dày
  • Nhiễm virus (như cảm lạnh hoặc cúm)

Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra:

  • Đau tức ngực, Khó thở
  • Xuất hiện cảm giác nóng mặt, cổ, ngực hoặc ở cánh tay 
  • Sưng Mặt, môi, lưỡi, cổ họng, mí mắt hoặc tay, chân lạnh
  • Một số trường hợp có thể bị đau cơ quan sinh dục

Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng tác dụng phụ khác chưa được kể đến trên đây. Tùy cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện những biểu hiện khác nhau, để giảm nguy cơ tác dụng phụ người bệnh hãy dùng thuốc theo đúng liều lượng, cách dùng để mang lại hiệu quả nhất.

7.3. Tương tác thuốc Fexofenadine 180mg

Nếu dùng chung bất kỳ thuốc nào với Fexofenadine thì có thể gây ra sự tương tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc đồng thời tăng nguy cơ tác dụng phụ. Theo đó thì bạn nên chú ý khi kết hợp với các thuốc sau:

  • Acetaminophen
  • Cetirizin
  • Adderall
  • Diphenhydramine
  • Amoxicillin
  • Aspirin
  • Celebrex
  • Ibuprofen
  • Benadryl
  • Nexium
  • Synthroid
  • Paracetamol
  • Tylenol
  • Phenylephrine
  • Vitamin B12, C, D3

Trên đây không bao gồm tất cả thuốc có thể tương tác với Fexofenadine. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên báo cho bác sĩ về tất cả thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thuốc bổ....Từ đó các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định liều dùng thuốc Fexofenadine phù hợp.

Thông tin trên đây về thuốc Fexofenadine hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo ở chuyên mục Cẩm nang Y dược để cập nhật thông tin hữu ích khác, chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990