Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Telfor là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Telfor

Cập nhật: 25/05/2022 08:47 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thuốc Telfor được chỉ định làm giảm chứng hắt hơi, nổi mẩn ngứa, chảy nước mũi, dị ứng, nổi mề đay. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của thuốc Telfor thì bạn cần phải nắm được cách sử dụng, liều dùng an toàn và hiệu quả nhất. Thông tin sẽ được tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Telfor là thuốc gì?

Thuốc Telfor có thành phần chính là Fexofenadine HCI. Đây là một chất chuyển hóa hoạt động chính của terfenadine - một loại thuốc kháng histamin khác.

Thuốc Telfor được dùng để giảm dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay
Thuốc Telfor được dùng để giảm dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay

Fexofenadine là chất kháng histamin hoạt động có chọn lọc tại những thụ thể histamine-1 (H-1) ngoại vi. Những thụ thể histamine này thường nằm bên ngoài não và tủy sống. Loại hóa chất này thường được sản xuất bởi tế bào mast có tác dụng chống lại tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân gây nên những triệu chứng dị ứng bao gồm ngứa mũi và hắt hơi,…

Thành phần Fexofenadine liên kết với những thụ thể histamin, từ đó giúp ngăn ngừa histamin có tác dụng với những thụ thể đó, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Bởi chúng có tác dụng lên những thụ thể histamin ngoại biên bởi vậy sẽ ít gây buồn ngủ hơn đối với các thuốc kháng histamine cũ.

Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Telfor được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng:

  • Telfor 60 mg
  • Telfor 120 mg
  • Telfor 180 mg

Ngoài ra còn có thuốc Telfor dạng bào chế hỗn hợp uống và thuốc tự tan rã.

Cách sử dụng thuốc Telfor phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có liều lượng sử dụng an toàn và hiệu quả.

2. Tác dụng của thuốc Telfor

Thuốc Telfor có tác dụng gì? Bạn có thể sử dụng với mục đích làm giảm những triệu chứng liên quan đến tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa đối với cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi với những triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi và ngứa mũi.

Telfor thuốc biệt dược còn được chỉ định điều trị với trường hợp mắc bệnh nổi mề đay vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng Telfor với mục đích điều trị viêm kết mạc dị ứng, rối loạn da dị ứng, vết côn trùng cắn.

Thường những triệu chứng của bệnh có thể sẽ giảm trong vòng 10 – 20 phút sau khi uống liều đầu tiên. Tình trạng này sẽ giảm hẳn trong vòng 1 tiếng sau dùng thuốc và biến mất sau 2 – 3 giờ. Công dụng của thuốc Telfor theo nghiên cứu vẫn duy trì được trong vòng 12 giờ uống.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Telfor

Thuốc Telfor chống chỉ định với người bị mẫn cảm với Fexofenadine hay bất kỳ thành phần nào trong thuốc Telfor. 

Một số ghi nhận khi dùng thuốc Telfor có thể bị tác dụng phụ đỏ bừng, phù mạch, tức ngực, khó thở, thậm chí sốc phản vệ…

Thông tin về các loại thuốc khác sẽ được các chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp thêm. Nếu bạn yêu thích ngành chăm sóc sức khỏe, hãy đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược. Với chương trình đào tạo 3 năm thì bạn sẽ được tích lũy đầy đủ kiến thức về ngành Dược nói chung và nắm được cách sử dụng thuốc nói riêng. Qua đó giúp bạn có cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Telfor

4.1 Cách dùng thuốc thuốc Telfor

  • Thuốc Telfor dạng viên nén được chỉ định theo đường uống, có thể uống cùng hoặc không có thức ăn. Khi dùng thuốc mới được lấy thuốc ra, đảm bảo tay khô và sạch rồi đặt thuốc vào trong miệng.
  • Với thuốc Telfor tự tan rã có thể dùng khi bụng đói hoặc trước ăn 1 tiếng, sau ăn 2 tiếng. Khi uống không nên nuốt cả viên mà để chúng tự tan trong miệng sau đó nuốt nước thuốc.
  • Tránh dùng Telfor với các loại nước ép trái cây như cam, táo, bưởi bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của thuốc.
  • Với thuốc Telfor dạng hỗn hợp thì hãy lắc đều trước khi uống, đồng thời lấy muỗng để đo lượng chất lỏng hoặc bằng cốc thuốc.

4.2. Liều dùng của thuốc Telfor

+ Với người lớn:

  • Mỗi ngày uống 1 lần thuốc Telfor 180mg uống hoặc có thể dùng thuốc Telfor 60mg ngày uống 2 lần. Liều lượng tối đa là 180mg/ngày

+ Với trẻ em:

  • Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15mg
  • Trẻ từ 2 tuổi đến 11 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Ngày uống 1 lần, mỗi lần 180mg hoặc ngày uống 2 lần, mỗi lần thuốc Telfor60mg.

+ Người bị thận:

  • Với người lớn có độ thanh thải (CrCl) 90 ml/phút hoặc ít hơn 90 ml/phút: Mỗi ngày uống 1 lần thuốc Telfor 60mg.
  • Với trẻ em từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi có độ thanh thải (CrCl) 90 ml/phút hoặc ít hơn: Ngày uống 1 lần 15 mg. 
  • Trẻ từ 2 tuổi đến 11 tuổi  CrCl 90 ml/phút hoặc ít hơn: Ngày uống 1 lần 30mg.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Telfor

5.1. Khuyến cáo khi sử dụng Telfor

  • Tránh dùng thuốc Telfor trong thời kỳ mang thai hay đang cho con bú, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay cổ họng, lưỡi và sưng mặt, kèm theo khó thở, khó nói, chóng mặt, chảy nước dãi thì nên tham khảo lời khuyên bác sĩ.
Không nên lạm dụng thuốc Telfor tránh ảnh hưởng cơ thể
Không nên lạm dụng thuốc Telfor tránh ảnh hưởng cơ thể
  • Trường hợp triệu chứng không cải thiện hoặc tồi tệ hơn khi dùng thuốc thì người bệnh nên báo cho bác sĩ để được đổi phương án điều trị.
  • Không được tự ý tăng, giảm liều dùng mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng bao gồm: Thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược. Tránh dùng thuốc khác khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Tránh cho trẻ uống thuốc trên khi không có lời khuyên của bác sĩ.
  • Thuốc Telfor có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, bởi vậy hãy thận trọng sử dụng khi đang lái xe, vận hành máy móc.
  • Rượu cùng với những loại thuốc an thần khác có thể làm giảm sự tỉnh táo nếu sử dụng với fexofenadine.
  • Sau khi dùng thuốc Telfor 15 phút thì cần tránh sử dụng thuốc kháng axit. Điều đó khiến cho cơ thể bạn khó bị hấp thu thuốc hơn, ngoài ra nước ép trái cây còn khiến cho cơ thể bạn khó hấp thụ chất fexofenadine hơn bởi vậy tránh việc dùng chung.
  • Khi dùng thuốc Telfor, người bệnh hãy tránh dùng bất kỳ loại thuốc cảm lạnh hay chống dị ứng nào khác khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

5.2. Tác dụng phụ của thuốc Telfor

Các dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, thuốc Telfor có thể gây ra tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Tình trạng này không xảy ra ở bất kỳ trường nào nào tuy nhiên thì vẫn cần được chăm sóc y tế.

Dưới đây là những tác dụng phụ thường gặp của thuốc Telfor:

  • Bị buồn nôn hoặc nôn
  • Người bệnh bị đau dạ dày, tiêu chảy.
  • Đau lưng, đau cơ, đau đầu
  • Buồn ngủ, cảm giác mệt mỏi

Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:

  • Tức ngực, khó thở
  • Nổi mề đay, phát ban, đỏ mặt, cánh tay,…
  • Sưng ở cổ họng, mặt, môi, lưỡi
  • Tắc nghẽn tai
  • Mất giọng
  • Khó ngủ, khăn trong di chuyển
  • Sốc phản vệ

Trường hợp gặp tác dụng phụ nhẹ thì chúng sẽ dần biến mất sau khi điều chỉnh thuốc. Tuy nhiên người bệnh cần phải kiểm soát tác dụng phụ của thuốc bằng cách báo cho bác sĩ với triệu chứng bất thường.

5.3. Tương tác thuốc

Khi sử dụng thuốc dị ứng Telfor, người bệnh nên báo cho bác sĩ về thuốc đang sử dụng bởi chúng có thể tương tác với một số thuốc, cụ thể như sau:

  • Erythromycin (Erythrocin, EES, EryPed, Ery-Tab, Pediazole)
  • Acetaminophen
  • Ketoconazole (Nizoral)
  • Cetirizine
  • Fish Oil (omega-3 polyunsaturated fatty acids)
  • Chlorpheniramine
  • Ibuprofen
  • Các loại vitamin: Vitamin B12 (cyanocobalamin), Vitamin C (ascorbic acid), Vitamin D3 (cholecalciferol)

Trên đây không bao gồm đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Telfor, do vậy khi dùng chung với bất kỳ thuốc nào thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ nhé để tránh tương tác thuốc.

Những thông tin về thuốc Telfor được chia sẻ trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Qua bài viết này có thể giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cao. Lời khuyên này không thay thế chỉ định của bác sĩ, chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nguyen-nhan-dau-hieu-tre-bi-bai-nao-la-gi-bai-nao-co-chua-duoc-khong Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị bại não là gì? Chữa được không? Bại não do một phần của não bộ bị tổn thương khiến cho các cơ ở vùng não không hoạt động bình thường được. Bệnh nếu không được can thiệp sớm sẽ gây... thuoc-glucosamine Thuốc Glucosamine có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Glucosamine là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của khớp và sụn nhờ khả năng sản sinh ra các phần tử Proteoglycan.... du-thi-khoi-a1-gom-nhung-mon-nao Khối A1 (A01) gồm những môn nào? Có Ngành & Trường nào? Khối A01 gồm những môn nào? Có những ngành nào và Trường nào tuyển sinh? Những câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh khi mà khối... bao-ve-suc-khoe-voi-10-thuc-pham-tot-cho-than Bảo vệ sức khỏe với 10+ thực phẩm tốt cho thận Thận là cơ quan đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải những chất độc và chất cặn bã. Khi cơ quan này bị tác động cũng sẽ... nguoi-benh-mau-nhiem-mo-nen-an-gi-va-kieng-gi Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nếu không có chế độ ăn... phuong-phap-chua-sot-ret-va-cach-phong-tranh-hieu-qua Phương pháp chữa sốt rét và cách phòng tránh hiệu quả Sốt rét rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Nếu không phát hiện điều...
Xem thêm >>



0899 955 990