Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Difelene là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc Difelene như nào?

Cập nhật: 11/03/2022 08:52 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thuốc Difelene có tác dụng giảm đau với trường hợp chấn thương, bị bệnh xương khớp, tiểu phẫu hay hậu phẫu thuật…Việc dùng thuốc Difelene cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là thông tin để bạn đọc tham khảo.

1. Thuốc Difelene là thuốc gì?

Thuốc Difelene nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, có tác dụng giảm viêm đau ở một số trường hợp. Thuốc Difelene có chứa 50 mg Natri diclofenac, được bào chế dưới dạng viên nén và thuốc Gel.\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\

Thuốc Difelene kháng viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả
Thuốc Difelene kháng viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả

Tác dụng của thuốc Difelene là gì? Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh Gút cấp tính.
  • Đau lưng, chấn thương thể thao, bong gân, gãy xương, căng thẳng, trật khớp.
  • Viêm bao hoạt dịch, viêm gân, viêm bao gân hoạt dịch.

Thuốc Difelene có tác dụng làm giảm sưng đau, viêm hậu phẫu thuật chỉnh hình, tiểu phẫu và phẫu thuật nha khoa.

Thuốc Difelene 50mg nhằm điều trị cho mục đích phê duyệt không được liệt kê trong bài viết trên đây. Do vậy để nắm được đầy đủ công dụng của thuốc thì bạn hãy báo cho bác sĩ để nắm đầy đủ thông tin.

2. Chống chỉ định dùng thuốc Difelene 50mg

  • Người bị nhạy cảm hay bị dị ứng gồm triệu chứng phù mạch, sưng mặt, khó thở, phát ban, chảy nước mũi hoặc dị ứng với các thuốc aspirin, diclofenac natri, ibuprofen hoặc bất kỳ NSAID nào khác.
  • Có tiền sử bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng lôn mửa, đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc lẫn máu tươi.
  • Người gặp vấn đề về dạ dày khi dùng NSAID.
  • Phụ nữ đang mang thai trên 6 tháng.
  • Bệnh nhân bị suy tim, gan, thận nặng.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa Porphyria cấp tính.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Difelene 50mg

3.1. Cách dùng thuốc Difelene

Trước khi dùng Difelene thuốc biệt dược, cần phải đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia bác sĩ trước khi dùng.

Với dạng viên nén Difelene 50mg nên dùng sau ăn, liều lượng điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, người bệnh không được tự ý tăng, giảm liều mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

3.2. Liều dùng thuốc Difelene an toàn:

Dạng viên: Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.

  • Điều trị thoái hóa khớp: Ngày uống 3 lần x 1 viên, liều duy trì ngày 2 lần x 1 viên.
  • Điều trị thấp khớp: Mỗi ngày dùng 2 - 4 viên, tối đa 4 viên 200mg/ ngày, liều duy trì mỗi ngày 2 viên dùng 2 lần.
  • Điều trị viêm đốt sống cứng khớp: Mỗi ngày 2-3 lần x 1 viên.
  • Giảm đau: Mỗi ngày dùng 3 lần x 1 viên.
  • Giảm đau trong ung thư: Mỗi ngày 2 lần x 2 viên.

Dạng gel: Bạn hãy lấy lượng thuốc Difelene vừa đủ để thoa lên da cho thấm đều. Tùy vào mức độ cơn đau thì bạn dùng dùng 3 -4  lần.

Thông tin về các loại thuốc sẽ được các dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp đầy đủ. Nếu bạn muốn trở thành dược sĩ trong tương lai thì có thể đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược. Đây là ngành học đang được nhà trường chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Y tế hiện nay.

4. Những lưu ý khi dùng thuốc Difelene:

  • Dùng cho trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Hiện chưa có ghi nhận về mức độ an toàn thuốc Difelene khi dùng cho nhóm đối tượng này.
  • Điều trị cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi ngày tối đa dùng 150 mg.
  • Người cao tuổi: Dùng thuốc Difelene với liều lượng thấp hơn, đồng thời kết hợp theo dõi sức khỏe để tránh gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

5. Thuốc Difelene giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Difelene 50mg dưới dạng viên nén và dạng Gel. Với dạng viên nén thì dùng thuốc Difelene gồm 1 vỉ x 10 viên. Tùy vào từng đại lý hay nhà thuốc thì sẽ có giá cả dao động khác nhau. Để biết chính xác giá thuốc Difelene 50mg thì bạn hãy liên hệ với nhà thuốc nhé.

6. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Difelene

Trên đây là những thông tin về tác dụng phụ, tương tác khi dùng thuốc Difelene an toàn, và phòng ngừa những tình huống bất ngờ khi dùng thuốc giảm đau Difelene.

Tác dụng phụ của thuốc Difelene cần tránh
Tác dụng phụ của thuốc Difelene cần tránh

6.1. Cảnh báo dùng thuốc Difelene

Các chuyên gia khuyến cáo, khi dùng thuốc Difelene cần phải chú ý đến những vấn đề sức khỏe dưới đây:

  • Người mắc bệnh về dạ dày và ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
  • Người mắc bệnh về gan, thận.
  • Người cao tuổi, mắc bệnh về tim mạch
  • Người bị bệnh phổi, hen suyễn, polyp mũi, viêm mũi dị ứng, polyp mũi…
  • Bệnh nhân không dung nạp những loại đường sữa gồm những viên nén Difelenac chứa một lượng nhỏ đường sữa.

6.2. Tác dụng phụ của thuốc Difelene như thế nào?

Khác với các loại thuốc tây khác thì thuốc Difelene cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những triệu chứng phố biến khi dùng thuốc Difelene:

  • Gặp vấn đề về tiêu hóa: đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn.
  • Chảy máu dạ dày với triệu chứng nôn ra máu, phân có lẫn máu hay có máu màu đen.
  • Dị ứng với triệu chứng đau đỏ, phát ban, bầm tím, ngứa, phồng rộp da và bong tróc.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, bàn tay và ngón tay.
  • Đau họng kéo dài, thay đổi lượng nước tiểu.

Qua tần suất xuất hiện tác dụng phụ trên nhóm đối tượng sẽ được chia thành các tình trạng dưới đây:

Những tác dụng phụ hiếm gặp dưới đây:

  • Chảy máu dạ dày, loét dạ dày nhất là với người cao tuổi.
  • Buồn ngủ, mệt mỏi và viêm dạ dày
  • Hô hấp: rối loạn phổi, khó thở, hen suyễn…
  • Gặp vấn đề về thận dẫn đến suy thận.
  • Hạ huyết áp với những triệu chứng choáng váng, ngất xỉu, tối sầm mặt khi đứng hay ngồi dậy.
  • Ngứa và phát ban da.
  • Rối loạn chức năng gan, với triệu chứng vàng da và viêm gan, phù nề.
  • Phản ứng dị ứng: sốc phản vệ.

Ngoài ra còn những triệu chứng tác dụng phụ hiếm gặp khi dùng thuốc Difelene chưa được kể đến trên đây. Bởi vậy, nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường nào khác thì hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ nhé.

6.3. Tương tác thuốc Difelene với thuốc khác

Thuốc Difelene khi dùng chung với các thuốc khác sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các dược chất trong thuốc từ đó sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do vậy, để tránh tình trạng trên thì bạn cần báo cho bác sĩ về các thuốc đang sử dụng. Theo đó thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các thuốc phù hợp để hạn chế tình trạng này.

Thuốc Difelene tương tác với các loại thuốc dưới đây:

  • Các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu là warfarin với những chất chống tiểu cầu như aspirin.
  • Thuốc Lithium điều trị vấn đề tâm thần và thuốc Methotrexate điều trị nhiễm trùng.
  •  Heparin, Glucocorticoid
  • Các glycoside thực vật sử dụng với mục đích điều trị những vấn đề về tim mạch.
  • Thuốc lợi niệu.

Danh sách trên đây chưa bao gồm đầy đủ những loại thuốc tương tác với Difelene trong thời gian điều trị. Bởi vậy, nhằm giúp bạn nắm được đầy đủ thông tin chi tiết thì hãy liên hệ với các bác sĩ nhé.

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về cách dùng, liều dùng thuốc Difelene với những lưu ý khi sử dụng. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990