Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Clopidogrel: Công dụng và cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả

Cập nhật: 12/12/2020 14:57 | Người đăng: Lường Toán

Clopidogrel thường để dùng để phòng ngừa các cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ ở người mắc bệnh tim hay đột quỵ hoặc bệnh tuần hoàn máu. Thuốc Clopidogrel còn được sử dụng với trường hợp khác chưa được kể đến trên đây. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Thuốc Clopidogrel là gì?

Thuốc Clopidogrel có cơ chế ngăn ngừa sự tập kết của tiểu cầu đồng thời còn ngăn sự hình thành thành cục máu có hại. Thuốc Clopidogrel còn có tác dụng kháng kết tập tiểu cầu đồng thời còn có khả năng giữ cho dòng máu chảy thông suốt trong cơ thể của bạn.

Thuốc Clopidogrel ngăn sự hình thành đông máu

Thuốc Clopidogrel còn có một số công dụng khác chưa được kể đến trên đây. Tuy nhiên việc kết hợp các loại thuốc này điều trị bệnh thì cần phải được sự cho phép và thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh cần phải lưu ý sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Clopidogrel còn dùng để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim hay người bị đột quỵ, nhất là với người có nhịp tim bất thường (rung nhĩ).

Thuốc clopidogrel trên thị trường hiện nay được bào chế thành viên nén có hàm lượng 30mg và 75mg. 

>>Tham khảo thêm: Nacurgo Gel trị viêm nang lông hiệu quả và một số lưu ý

Hướng dẫn sử dụng thuốc Clopidogrel an toàn

Trước khi sử dụng thuốc Clopidogrel, bạn cần phải nắm được những thông tin liên quan về cách dùng, liều dùng của thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc dùng thuốc Clopidogrel thì tốt nhất hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc Clopidogrel có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tốt nhất bạn hãy sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hàng ngày để mang lại hiệu quả. Nên tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lưu ý để ghi nhớ bạn chỉ nên dùng thuốc theo đúng thời gian trong ngày.

Thuốc Clopidogrel được bào chế viên nén do vậy hãy uống thuốc với một cốc nước đầy, lưu ý không thay thế bằng các đồ uống như bia, rượu, nước ngọt có gas….Nên dùng thuốc sau khi ăn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. 

Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường khi dùng thuốc Clopidogrel thì cần phải ngưng sử dụng ngay đồng thời báo cho bác sĩ tình trạng này để được xử lý kịp thời.

Liều dùng của thuốc Clopidogrel như thế nào?

Trước khi sử dụng Clopidogrel thì bạn cần phải nắm được đầy đủ những thông tin về cách dùng, liều dùng để mang lại hiệu quả. Theo đó thì liều sử dụng Clopidogrel phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ hấp thu thuốc. Cụ thể như sau:

Với người lớn:

  • Liều dùng điều trị cho người lớn bị đột quỵ thiếu máu cục bộ:

Mỗi ngày dùng 75mg thuốc uống một lần.

Bạn có thể dùng Clopidogrel kèm aspirin.

  • Liều dùng điều trị người lớn bị/ nhồi máu cơ tim:

Mỗi ngày 1 lần dùng 75mg uống với thức ăn hoặc không.

Liều dùng Clopidogrel kèm với aspirin.

  • Liều dùng điều trị hội chứng mạch vành cấp tính – điều trị dự phòng:

Mỗi ngày dùng 1 lần clopidogrel 75mg với thức ăn hay không.

Liều dùng Clopidogrel kết hợp với aspirin.

  • Liều dùng điều trị cho người bệnh động mạch ngoại biên:

Mỗi ngày 1 lần clopidogrel 75mg.

Có thể kết hợp điều trị với aspirin để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Với trẻ em:

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về liều dùng clopidogrel đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Do vậy để đảm bảo được an toàn và hiệu quả thì tốt nhất bạn hãy lưu ý về việc dùng thuốc để mang lại hiệu quả và tránh ảnh hưởng với cơ thể. 

Thuốc clopidogrel có gây tác dụng phụ nào không?

Thuốc clopidogrel có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng tác dụng phụ nào bên dưới: phát ban; khó thở hoặc bị sưng mặt, môi, lưỡi và họng.

Người bệnh tốt nhất hãy báo cho bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ dưới đây:

  • Người bệnh có thể bị chảy máu mũi hoặc không ngừng chảy máu;
  • Lẫn máu trong phân hoặc nước tiểu;
  • Ho hoặc nôn mửa có màu bã cà phê;
  • Xuất hiện cảm giác nặng nề hoặc đau ngực lan ra cánh tay hoặc vai...;
  • Bị yếu hoặc tê đột ngột, nhất là ở một bên của cơ thể;

Danh mục trên đây không bao gồm tất cả tác dụng phụ do thuốc clopidogrel gây nên. Tùy cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện triệu chứng tác dụng phụ khác nhau, nếu bạn có thắc mắc gì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhé. Đồng thời hãy dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định để mang lại hiệu quả nhất. 

Tương tác thuốc clopidogrel như thế nào?

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, thuốc clopidogrel có thể tương tác với một số loại thuốc khác nếu dùng chung. Điều này sẽ giúp làm thay đổi khả năng hoạt động của một số loại thuốc cũng như làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn hãy báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng. Từ đó các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định liều dùng phù hợp. Đồng thời để đảm bảo an toàn thì bạn chú sy không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ.

Việc sử dụng clopidogrel với bất kỳ các loại thuốc nào được liệt kê bên dưới đây thường không được khuyến cáo, tuy nhiên chúng vẫn được yêu cầu trong một số trường hợp. Trường hợp sử dụng cùng nhau cả hai loại thuốc được kê toa thì bác sĩ sẽ có thể thay đổi liều dùng hoặc tần suất dùng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Aceclofenac;
  • Bivalirudin;
  • Acemetacin;
  • Bufexamac;
  • Acenocoumarol;
  • Argatroban;
  • Alteplase, tái tổ hợp;
  • Amlodipin;
  • Amtolmetin guacil;
  • Alipogene Tiparvovec;
  • Anagrelide;
  • Apixaban;
  • Aspirin;
  • Bromfenac;
  • Bupropion;

Bên cạnh đó nếu dùng thuốc này với bất kỳ thuốc khác cũng có thể làm tăng  nguy cơ gây ra một nguy cơ tác dụng phụ nhất định. Dù vậy thì việc sử dụng hai loại thuốc này được xem là phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Trường hợp bạn được kê 3 loại thuốc chung nhau thì bác sĩ sẽ thay đổi liều hoặc tần suất dùng của một hoặc cả hai loại thuốc.

Thuốc clopidogrel có thể tương tác với khá nhiều loại thuốc 
  • Amiodarone;
  • Lovastatin;
  • Atorvastatin;
  • Simvastatin;
  • Fosphenytoin;
  • Cây bạch quả;
  • Phenytoin;
  • Vitamin A.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với clopidogrel không?

Trong thời gian sử dụng thuốc clopidogrel thì bạn cần phải lưu ý khi dùng chung với một số loại thức ăn hay đồ uống như rượu bia, thuốc lá. Đồng thời hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc với các loại trên như bưởi chùm nhằm mang lại kết quả tốt nhất 

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến clopidogrel?

Ngoài những lưu ý kể trên thì bạn chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân cũng có thể bị ảnh hưởng do việc sử dụng thuốc này. Tốt nhất bạn hãy báo cho bác sĩ nắm được những vấn đề sức khỏe nào, cụ thể như sau:

  • Xuất hiện tình trạng chảy máu như chấn thương đầu hay viêm loét dạ dày tá tràng thì tốt nhất bạn  không nên sử dụng bởi clopidogrel có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Đột quỵ gần đây.
  • Thiếu máu thoáng qua có thể gây tác dụng phụ tồi tệ hơn.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về thuốc clopidogrel hi vọng sẽ giúp bạn nắm được cách dùng và liều dùng an toàn. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990