Kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Loại thuốc này hiện không thể thiếu trong y học hiện nay với nhiều loại khác nhau. Trong chuyên mục này hãy cùng tìm hiểu về thuốc Bactrim với cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng.
1. Thuốc Bactrim là thuốc gì?
Thuốc Bactrim thuộc nhóm thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng.
Thành phần chính của thuốc Bactrim gồm 2 hoạt chính: 400mg Sulfamethoxazole, 80mg Trimethoprim với tá dược vừa đủ 1 viên nén.
2. Thuốc Bactrim có tác dụng gì?
Thuốc kháng sinh Bactrim được dùng theo chỉ định của bác sĩ, điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường ruột và nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó thì thuốc Bactrim còn được dùng điều trị bệnh viêm phổi nhất định.
Thuốc Bactrim chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi bởi nó có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng với trẻ. Thuốc Bactrim chỉ điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không hiệu quả với bệnh nhiễm trùng do virus. Không nên lạm dụng thuốc Bactrim khi không cần thiết bởi sẽ giảm hiệu quả điều trị bệnh.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Bactrim
Bactrim thuốc biệt dược được bào chế dạng viên nén, do vậy mà cách sử dụng là uống thuốc với một cốc nước đầy. Trường hợp bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày thì cần chú ý dùng thuốc Bactrim với thức ăn hoặc sữa. Nên uống nhiều nước khi dùng thuốc Bactrim bởi nó sẽ giúp cho bệnh nhân bị giảm suy cơ sỏi thận.
Liều dùng thuốc Bactrim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, và tình trạng bệnh ở mỗi người. Hãy tham khảo thông tin trên bao bì thuốc, những chia sẻ dưới đây không thay thế chỉ định của bác sĩ:
- Người lớn: Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn nặng nhẹ mỗi người, sẽ được chỉ định dùng liều 1 viên đến 2 viên 1 lần, mỗi ngày dùng 2 lần.
- Trẻ em: liều 48mg/kg thể trọng 1 ngày chia 2 lần.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị thì cần chú ý dùng thuốc Bactrim vào thời điểm cách đều nhau. Do vậy bạn nên dùng thuốc vào thời điểm cố định trong ngày để tránh bị quên liều.
Công dụng của thuốc Bactrim phát huy hiệu quả tốt khi dùng hết liều do bác sĩ chỉ định, ngay cả khi triệu chứng giảm sau vài ngày. Việc ngưng dùng thuốc sớm sẽ khiến cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, dẫn đến tình trạng tái phát nhiễm trùng. Hãy báo cho bác sĩ nếu như tình trạng nhiễm trùng của người bệnh vẫn còn tồn tại và xấu đi.
4. Thuốc Bactrim gây tác dụng phụ gì?
Thuốc Bactrim khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy. Ngoài những triệu chứng bất thường trên thì thuốc Bactrim có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Buồn ngủ, yếu cơ;
- Tâm trạng thất thường;
- Xảy ra các triệu chứng bệnh về thận: nước tiểu có máu, lượng nước tiểu thay đổi;
- Xuất hiện dấu hiệu hạ đường huyết: nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, tay chân run rẩy, bụng đói, mờ mắt, chóng mặt.
Báo cho bác sĩ về những triệu chứng nghiêm trọng sau đây:
- Nhức đầu dai dẳng;
- Co giật, cứng cổ;
- Nhịp tim chậm hoặc không đều.
Bên cạnh đó, thuốc Bactrim có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:
- Da bị bong tróc, phát ban như hội chứng Stevens - Johnson;
- Rối loạn về máu như thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt ;
- Tổn thương gan hoặc phổi.
Trên đây không bao gồm tất cả những tác dụng phụ do thuốc Bactrim. Tùy vào tình trạng cơ thể mỗi người sẽ xảy ra những triệu chứng khác nhau, không phải ai cũng gặp tác dụng phụ do dùng thuốc. Thường những triệu chứng này sẽ biến mất sau khi ngưng sử dụng. Tuy nhiên nếu có bất thường nào cần báo cho bác sĩ ngay nhé.
Nếu yêu thích ngành chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cứu người thì bạn hãy đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược ngay hôm nay nhé. Ngành này hiện đang được đẩy mạnh tại các trường đào tạo về lĩnh vực sức khỏe. Bạn băn khoăn lựa chọn ngôi trường uy tín thì trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một sự lựa chọn hợp lý khi được Bộ lao động Thương binh và Xã hội đánh giá cao.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bactrim
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Bactrim có chứa thành phần chính là sulfamethoxazol và trimethoprim. Trước hết bệnh nhân cần báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng với sulfa hay trimethoprim; hay bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác, bên cạnh đó khi người bệnh có tiền sử mắc các bệnh dưới đây:
- Bệnh gan, thận;
- Tình trạng rối loạn về máu bao gồm thiếu máu, rối loạn chuyển hóa porphyrin, người bị rối loạn máu do thiếu vitamin, dùng thuốc trimethoprim hoặc sulfamethoxazol;
- Bệnh nhân bị hen suyễn hay bị dị ứng nghiêm trọng;
- Tuyến giáp kém hoạt động;
- Người bị giảm chức năng của các tế bào tủy xương (ức chế tủy xương);
- Rối loạn chuyển hóa (thiếu G6PD);
- Mất cân bằng khoáng chất như nồng độ natri thấp trong máu hoặc tăng kali trong máu.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú
- Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng khi chưa có sự kiểm soát từ bác sĩ.
Một số lưu ý khi dùng thuốc Bactrim: Nó có thể khiến cho vắc-xin vi khuẩn sống cụ thể là vắc-xin thương hàn không hoạt động. Bởi vậy, người bệnh không tiêm ngừa trong thời gian dùng thuốc mà chưa có được chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Bactrim khiến cho bệnh nhân dùng thuốc trở lên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Bởi vậy, người bệnh cần phải hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng hoặc cần mặc quần áo bảo vệ khi ra đường.
Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, thì khi dùng Bactrim sẽ gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bởi vậy, người bệnh cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ định và báo kết quả với bác sĩ.
Với người cao tuổi khi dùng thuốc Bactrim sẽ nhạy cảm với tác dụng phụ hơn nhất là về rối loạn máu, phản ứng da, nồng độ kali trong máu cao, dễ chảy máu/bầm tím.
Với người bị bệnh AIDS cũng thường nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của thuốc, nhất là trên da, sốt hay bị rối loạn máu.
Chống chỉ định dùng thuốc Bactrim trong thời kỳ mang thai, nhất là gần ngày dự sinh bởi điều đó sẽ gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, loại thuốc này còn có thể đi vào sữa mẹ, mặc dù chưa có ghi nhận về tác hại với trẻ sơ sinh tuy nhiên vởi trẻ thể yếu như sinh non, mắc bệnh thì có thể gặp tác dụng phụ về rối loạn nhất định như thiếu men G6PD,vàng da, nồng độ bilirubin trong máu cao. Bởi vậy, cần tránh cho trẻ bú mẹ khi đang dùng thuốc Bactrim để hạn chế tình trạng bệnh này.
6. Thuốc Bactrim tương tác với thuốc gì?
Thuốc Bactrim có thể tương tác với các loại thuốc khác nếu dùng chung, đặc biệt là những loại thuốc dưới đây:
- Thuốc chống đông máu (như warfarin);
- Dofetilide;
- Methenamine;
- Methotrexate.
Trên đây chưa thống kê đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Bactrim. Bởi vậy để đảm bảo an toàn thì người bệnh cần báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng hay thuốc bổ.
Dùng thuốc Bactrim có thể gây ra triệu chứng quá liều: buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy nghiêm trọng, buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng, thay đổi tâm trạng. Cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trường hợp phải dùng thuốc Bactrim điều trị trong một thời gian dài, người bệnh phải thực hiện xét nghiệm bao gồm xét nghiệm chức năng thận, công thức máu toàn bộ, nồng độ kali trong máu... Điều này cần được thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi tiến triển của người bệnh và kiểm soát tác dụng phụ.
Ngoài ra, thuốc Bactrim còn tương tác với một số loại thực phẩm, đồ uống. Người bệnh cần tránh như đồ uống chứa cồn, rượu bia hay cafe …trong thời gian điều trị bệnh. Bởi những đồ uống này có thể làm giảm hiệu quả thuốc.
Thông tin về thuốc Bactrim vừa được tổng hợp trong bài viết trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc để nắm được cách dùng, liều dùng hiệu quả. Lưu ý bài viết này không thay thế chỉ định của bác sĩ, chúc bạn sức khỏe!