Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Acyclovir là thuốc gì? Có tác dụng gì?

Cập nhật: 29/04/2020 12:46 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Acyclovir thường được dùng để kháng virus rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng Acyclovir để kháng virus sao cho hiệu quả. Thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách sử dụng của thuốc này.

1. Thuốc Acyclovir là thuốc gì?

Thuốc Acyclovir được biết đến là một loại thuốc kháng virus, có tác dụng trong việc  làm chậm quá trình phát triển và sự lây lan của virus, qua đó giúp cho cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

Thuốc Acyclovir điều trị virus

>>Xem thêm: Kháng kháng sinh là gì? Virus kháng kháng sinh hiện nay

Thuốc Acyclovir thường được sử dụng để điều trị những loại bệnh bao gồm: thủy đậu, bệnh zona thần kinh, herpes sinh dục, vết loét lạnh. Không chỉ vậy, thuốc Acyclovir còn dùng để điều trị một số bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ và tùy theo tình trạng bệnh ở mỗi người.

2. Thuốc Acyclovir có tác dụng gì?

Như đã nói ở trên, thuốc Acyclovir thường được sử dụng trong trường hợp bị nhiễm trùng do một số loại virus gây nên. Trong đó, Acyclovir có thể điều trị những vết loét xung quanh miệng do virus herpes gây nên hoặc bệnh zona do virus zona zoster gây nên và bệnh thủy đậu.

Acyclovir còn được sử dụng với mục đích điều trị những đợt bùng phát của bệnh herpes sinh dục. Với những người bệnh thường xuyên bị tái phát thì có thể dùng thuốc acyclovir để làm giảm các đợt tái phát của bệnh.

Acyclovir là một loại thuốc kháng virus, không được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng. Bởi những Virus gây bệnh nhiễm trùng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh, và ở cả giữa những đợt bùng phát bệnh.

Thuốc acyclovir giúp làm giảm mức độ tổn thương và kéo dài khoảng cách của những đợt bùng phát. Qua đó, nó sẽ giúp cho những vết loét nhanh lành hơn, không bị lan rộng ra và đồng thời làm giảm đau, giảm ngứa. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giảm đau sau khi các vết loét đã lành. Với những người có sức đề kháng kém thì có thể dùng thuốc acyclovir để làm giảm nguy cơ lây lan của virus đến các bộ phận khác trên cơ thể và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

3. Liều dùng thuốc Acyclovir như thế nào?

3.1. Với người lớn

3.1.1. Điều trị Herpes Simplex - niêm mạc/ hệ miễn dịch

Thuốc Acyclovir uống:

  • Ở giai đoạn đầu hay điều trị không liên tục: Mỗi lần dùng liều 200mg uống cách nhau 4 tiếng , tối đa 5 lần/ngày trong vòng 10 ngày đầu. Có thể thay đổi bằng liều dùng 400mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Ở giai đoạn tái phát: mỗi lần dùng 200mg, ngày 5 lần liên tục trong 5 ngày. Có thể thay đổi liều dùng 400mg/lần x 3 lần/ngày liên tục trong 5 ngày. Hoặc sử dụng liều 800mg/lần, mỗi ngày 2 lần trong 5 ngày, hoặc dùng liều 800mg mỗi lần, ngày 3 lần trong 2 ngày.
  • Điều trị bệnh orolabial HSV: mỗi lần 400mg x 5 lần/ngày, liên tục trong 5 ngày.

Đường tiêm tĩnh mạch:

  • Giai đoạn bệnh phát triển: Mỗi lần dùng liều 5 - 10mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch cách nhau 8 tiếng và liên tục từ 5 - 7 ngày.
  • Dùng thuốc khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu bắt đầu của sự nhiễm trùng hoặc giai đoạn tái phát.

3.1.2. Điều trị bệnh Herpes Simplex vớingười suy giảm miễn dịch

  • Thuốc Acyclovir uống: sử dụng liều 400mg/lần, các lần cách nhau 8 giờ trong 7 - 14 ngày.

Với các đợt bùng phát : Mỗi lần dùng liều 200mg cách nhau 4 tiếng một lần, tối đa ngày 5 lần liên tục từ 5 - 10 ngày. Có thể thay đổi liều dùng mỗi lần 400mg x 3 lần/ngày. dùng liên tục từ 5 - 10 ngày hoặc 7 - 14 ngày.

  • Thuốc Acyclovir tiêm tĩnh mạch: Liều dùng 5mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch cách nhau 8 tiếng, liên tục từ 7 - 14 ngày.
  • Điều trị bệnh Orolabial HSV cho người nhiễm HIV: mỗi lần dùng 400mg x 3 lần/ngày giai đoạn từ 7 - 14 ngày.

3.1.3. Điều trị cho bệnh nhân bị Herpes Simplex viêm não

  • Sử dụng liều dùng 10 - 15mg/kg cân nặng theo đường truyền tĩnh mạch cách nhau 8 tiếng, từ 10 - 21 ngày.

3.1.4. Điều trị ngăn chặn cho bệnh nhân bị Herpes Simplex

Liệu pháp ức chế mãn tính:

  • Với người có hệ miễn dịch bình thường: mỗi lần dùng 400mg x 2 lần/ngày.
  • Người bệnh bị nhiễm HIV: Mỗi lần dùng 200mg x 3 lần/ngày hay mỗi lần 400mg x 2lần/ngày.
  • Với người bị nhiễm HIV, herpes âm đạo: Mỗi lần dùng 400 - 800mg x 2-3 lần/ngày.

3.1.5. Điều trị zona thần kinh

Với bệnh Zona thần kinh cấp tính:

  • Mỗi lần dùng 800mg uống cách 4 giờ một lần, tối đa 5 lần/ngày liên tục từ 7 - 10 ngày.
  • Với người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng: mỗi lần 10mg/kg cân nặng theo đường truyền tĩnh mạch cách nhau 8 tiếng từ 7 - 14 ngày.
  • Liều dùng hiệu quả nhất trước 72 giờ đầu kể từ khi phát ban. Hiệu quả nhất khi dùng trước 38 tiếng

3.1.6. Điều trị bệnh thủy đậu

  • Với người có hệ miễn dịch bình thường: mỗi lần dùng 800mg x 4 lần/ngày liên tục 5 ngày.
  • Với người bị suy giảm hệ miễn dịch: mỗi lần dùng 10mg/kg cân nặng theo đường truyền tĩnh mạch cách nhau 8 tiếng từ 7 - 10 ngày. Liều dùng cần được theo dõi giảm liều 800mg/lần x 4 lần/ngày.
  • Với bệnh thủy đậu tốt nhất nên được dùng thuốc càng sớm càng tốt, không được điều trị muộn hơn 24 giờ sau khi phát ban.

3.2. Với trẻ em

3.2.1. Trẻ em bị Herpes Simplex

  • Trẻ sơ sinh:

Dưới 3 tháng tuổi: Mỗi lần dùng 10 - 20mg/kg cân nặng hoặc thay đổi 500mg/m2 theo đường truyền tĩnh mạch cách nhau 8 tiếng từ 10 - 21 ngày.

Một số trường hợp có thể sử dụng liều 10mg/kg cách nhau 12 tiếng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

3.2.2. Trẻ em bị Herpes Simplex - niêm mạc/miễn dịch chủ

Thuốc Acyclovir dùng theo đường uống

Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi.

  • Giai đoạn ban đầu: mỗi lần dùng 10 - 20mg/kg cân nặng với thuốc Acyclovir uống x 4 lần/ngày. Có thể thay đổi liều dùng 8 - 16mg/kg cân nặng uống 5 lần/ngày liên tục từ 7 - 10 ngày.
  • Mỗi ngày có thể dùng 40 - 80 mg/kg chia đều thành 3 - 4 lần/ngày liên tục trong 5 ngày.
  • Liều tối đa là 1g/ngày.

Với trẻ từ 12 tuổi trở lên, hay trẻ trên 40kg được chỉ định dùng liều giống người lớn ở giai đoạn đầu, giai đoạn ban đầu nặng và giai đoạn tái phát.

3.2.3. Trẻ em bị Herpes Simplex - niêm mạc/suy giảm miễn dịch

  • Liều dùng thuốc Acyclovir uống: mỗi ngày dùng liều 1g chia thành 3 - 5 lần/ngày, dùng liên tục từ 7 - 14 ngày.
  • Thuốc Acyclovir theo đường tĩnh mạch:
  • Với trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi: Mỗi lần dùng 5 - 10mg/kg cân nặng hoặc thay đổi 250 - 500mg/m2 theo đường truyền tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong 7 - 14 ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên hoặc cân nặng trên 40kg: sử dụng liều giống người lớn.

Cách dùng thuốc Acyclovir bôi ngoài da

Ngoài 2 dạng bào chế là viên nén uống và thuốc tiêm truyền tĩnh mạch thì thuốc Acyclovir còn được bào chế thành dạng kem bôi ngoài da. Theo đó thì cách sử dụng thuốc Acyclovir cũng sẽ được chỉ định như sau:

  • Làm sạch vết thương
  • Dùng tăm bông chấm ít thuốc Acyclovir bôi ngoài da với lượng vừa đủ để bôi lên vết thương do virus gây bệnh zona thần kinh, hay herpes môi, thủy đậu…
  • Không nên để thuốc dính lên tay, trường hợp này hãy vệ sinh tay bằng xà phòng sạch sẽ để hạn chế sự lan của virus ra những bộ phận khác trên cơ thể.
  • Hãy để nguyên kem bôi trên da, 1 ngày có thể bôi 3-4 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất. Có thể để thuốc qua đêm để thẩm thấu vào da tốt hơn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Acyclovir

Theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, thuốc Acyclovir cũng như một số loại thuốc khác có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian sử dụng. Tùy cơ địa mỗi người mà tác dụng phụ biểu hiện với mức độ nghiêm trọng khác nhau sau đây:

Trường hợp cấp cứu khi có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào dưới đây:

  • Cảm giác đau phía dưới lưng.
  • Phát ban
  • Khó thở
  • Người bệnh dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Bị sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng, nếu gặp phải bạn cần gọi cho bác sĩ ngày:
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc có thể không tiểu được.
  • Người bệnh cảm thấy yếu bất thường.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể gặp như:

  • Đau đầu, cảm giác mê sảng.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Bị phù bàn tay hoặc bàn chân.

Không phải ai bất kỳ ai khi sử dụng thuốc Acyclovir cũng gặp phải các tác dụng phụ kể trên. Tùy cơ địa mỗi người có thể gặp các tác dụng phụ khác không được đề cập đến ở đây. Bởi nếu người bệnh có bất kỳ những thắc mắc nào về tác dụng phụ hãy trao đổi với bác sĩ ngay.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Acyclovir từ công dụng, cách dùng và liều dùng của thuốc. Hãy lưu ý những tác dụng phụ của thuốc để báo cho bác sĩ kịp thời nhé. Để hạn chế tình trạng này hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng, không được tự ý sử dụng.

 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990