Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thông tin về liều dùng của thuốc Cefaclor

Cập nhật: 31/08/2021 16:50 | Người đăng: Nguyễn Trang

Trước khi dùng thuốc Cefaclor mọi người cần phải tìm hiểu kỹ về liều dùng của thuốc. Hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo tình trạng sức khỏe.

Tác dụng của thuốc Cefaclor

Cefaclor được biết đến là một loại thuốc kháng sinh Cephalosporin và được chỉ định để điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn không cho những vi khuẩn phát triển.

Thông tin về liều dùng của thuốc Cefaclor 1
Tác dụng của thuốc Cefaclor

Thuốc kháng sinh Cefaclor chỉ định điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc không được chỉ định điều trị những bệnh nhiễm trùng do virus. Tuy nhiên, mọi người không được lạm dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào khác bởi khi đó sẽ làm giảm tính hiệu quả của thuốc.

Hướng dẫn về liều dùng của thuốc Cefaclor

Hướng dẫn về liều dùng thuốc Cefaclor dành cho người lớn

- Người bị bệnh viêm phổi phế quản: viêm phế quản mãn tính do vi khuẩn/ nhiễm trùng thứ phát gây nên:

+ Dùng dạng phóng thích nhanh: bác sĩ chỉ định liều Cefaclor 250 - 500mg.

+ Dạng phóng thích kéo dài: dùng 500mg và có thể dùng kèm với thức ăn. Thời gian dùng thuốc trong vòng 7 ngày.

- Đối tượng bị bệnh viêm tai giữa: dùng dạng phóng thích nhanh sẽ uống liều 250 - 500mg và dùng trong vòng từ 10 - 14 ngày.

- Bệnh nhân bị viêm phổi: nếu ở mức độ nhẹ sẽ dùng dạng phóng thích với liều 500mg và thời gian điều trị trong vòng từ 10 - 21 ngày.

- Người bị chứng viêm thận ở mức độ nhẹ uống liều 500mg và thời gian điều trị trong vòng 14 ngày.

- Bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang dùng liều tương ứng như sau:

+ Dạng phóng thích nhanh: dùng Cefaclor 250 - 500 và dùng trong vòng từ 10 - 14 ngày.

+ Dạng phóng thích kéo dài: dùng liều Cefaclor 375mg và có thể dùng kèm với thức ăn. Thời gian điều trị tương ứng từ khoảng 10 - 14 ngày. Một số trường hợp có thể kéo dài thời gian điều trị lâu hơn khoảng từ 3 - 4 tuần.

- Bệnh nhân bị nhiễm trùng da/ mô:

+ Liều dùng thuốc phóng thích nhanh: dùng liều Cefaclor 250 - 500mg.

+ Dạng phóng thích kéo dài: dùng liều Cefaclor 375mg và có thể dùng chung với thức ăn.

Theo đó, thời gian điều trị thuốc Cefaclor có thể kéo dài trong thời gian từ 7 - 10 ngày.

- Bệnh nhân bị chứng viêm amidan/ viêm hầu dùng liều thuốc tương ứng như sau:

+ Dạng phóng thích nhanh: bác sĩ chỉ định liều dùng Cefaclor 250 - 500mg.

+ Dạng phóng thích kéo dài: uống liều Cefaclor 375mg và có thể dùng chung với thức ăn. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong vòng khoảng 10 ngày.

- Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ được chỉ định dùng liều thuốc như sau:

+ Dạng phóng thích nhanh: uống liều Cefaclor 250 - 500mg.

+ Dạng phóng thích kéo dài: uống Cefaclor với liều 375mg và có thể dùng chung với thức ăn. Thời gian điều trị thuốc có thể kéo dài trong thời gian 10 ngày.

- Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu: bác sĩ chỉ định dùng liều thuốc phóng thích nhanh uống liều Cefaclor 250 - 500mg. Thời gian điều trị thuốc kéo dài từ 3 - 10 ngày.

Liều dùng thuốc Cefaclor đối với trẻ em

- Trẻ bị chứng bệnh viêm tai giữa: đối với trẻ 1 tháng tuổi/ trên 1 tháng tuổi: dùng dạng phóng thích nhanh với uống liều dùng 20 - 40mg/kg/ngày và được chia thành các liều dùng. Tuy nhiên, liều dùng thuốc không được vượt quá 1g/ ngày. Theo đó, thời gian điều trị ít nhất trong vòng 10 ngày.

- Trẻ bị viêm amidan/ viêm hầu: trẻ 1 tháng tuổi/ trên 1 tháng tuổi các bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều 20 - 40mg/kg/ngày và được chia thành nhiều liều dùng. Thời gian điều trị thuốc có thể kéo dài 10 ngày.

Thông tin về liều dùng của thuốc Cefaclor 2
Liều dùng thuốc Cefaclor đối với trẻ em

- Trẻ bị viêm bàng quang: các bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều 20 - 40mg/kg/ngày và được chia thành nhiều liều dùng thuốc. Không được vượt quá 1g/ ngày.

- Trẻ bị bệnh viêm phổi: liều dùng thuốc Cefaclor sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng liều thuốc 20 - 40mg/kg/ngày và được chia lại thành nhiều liều khác nhau.

- Đối tượng bị bệnh thận: dùng liều lượng 20 - 40mg/kg/ngày và không được vượt quá 1g/ngày.

- Những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu: khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều thuốc 20 - 40mg/kg/ngày và được chia thành nhiều liều dùng trong ngày. Tuy nhiên, liều lượng thuốc dùng không được vượt quá 1g/ngày.

- Đối với trẻ bị bệnh nhiễm trùng da/ cấu trúc da: các bác sĩ chỉ định về liều dùng thuốc 20 - 40mg/kg/ngày và được chia ra thành nhiều liều dùng thuốc bằng nhau. Tuy nhiên, cần phải lưu ý không được dùng thuốc quá 1g/ ngày.

Tìm hiểu về những tác dụng phụ của thuốc Cefaclor

Trong thời gian dùng thuốc Cefaclor nếu gặp bất kỳ những phản ứng dị ứng như: cơ thể bị khó thở, bị nổi phát ban, bị sưng/ mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng, và gây nên tình trạng khó thở.

Bên cạnh đó, trong thời gian dùng thuốc Cefaclor mọi người có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:

  • Bị tiêu chảy nước hay có thể bị ra máu.
  • Cơ thể dễ bị bầm tím/ chảy máu, bị ngứa ran ở mức độ nặng, tê cóng và đau nhức; yếu cơ.
  • Bị chảy máu bất thường.
  • Cơ thể bị co giật.
  • Bị vàng da/ da xanh xao, nước tiểu bị sẫm màu lại.
  • Một số trường hợp bị lú lẫn hay cơ thể bị yếu ớt.
  • Cơ thể bị sốt, đau nhức cơ thể và những triệu chứng cảm cúm, những tuyến sưng phù và nổi phát ban/ bị ngứa.
  • Cơ thể bị sốt, đau họng và đau nhức đầu kèm theo chứng rộp da, nổi phát ban ở da.
  • Cơ thể thường xuyên bị khát nước, biếng ăn, bị sưng phù hay có thể bị tăng cân. Cảm giác bị thở hụt hơi và nổi phát ban đỏ ở da.
  • Cơ thể bị biếng ăn, sưng phù, tăng cân bất thường, tiểu tiện ít hơn/ không thể đi tiểu được.

Những tác dụng phụ khác ít nghiêm trọng hơn gồm có:

  • Cảm giác bị buồn nôn, đau dạ dày hay nôn mửa và tiêu chảy nhẹ.
  • Bị hiếu động và cảm giác thao thức.
  • Cơ thể cứng/ co thắt cơ.
  • Vị giác bất thường/ khó chịu ở trong miệng.
  • Cơ thể bị choáng váng và gây cảm giác buồn ngủ.
  • Bị ngứa/ bị phát ban da ở mức độ vừa phải.
  • Một số đối tượng bị ngứa/ tiết dịch ở âm đạo.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Cefaclor cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc Cefaclor theo đúng chỉ định về liều dùng cũng như cách sử dụng thuốc được các bác sĩ kê lúc đầu. Trong thời gian dùng thuốc sẽ dùng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay có những vấn đề không hiểu trong thời gian dùng thuốc mọi người hãy nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ để được trao đổi cụ thể.

Những thông tin về thuốc Cefaclor chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định cũng cách dùng thuốc để tình trạng bệnh lý nhanh chóng được phục hồi.

Khoa Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp!

Thông tin hữu ích khác
nguyen-nhan-dau-hieu-tre-bi-bai-nao-la-gi-bai-nao-co-chua-duoc-khong Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị bại não là gì? Chữa được không? Bại não do một phần của não bộ bị tổn thương khiến cho các cơ ở vùng não không hoạt động bình thường được. Bệnh nếu không được can thiệp sớm sẽ gây... thuoc-glucosamine Thuốc Glucosamine có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Glucosamine là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của khớp và sụn nhờ khả năng sản sinh ra các phần tử Proteoglycan.... du-thi-khoi-a1-gom-nhung-mon-nao Khối A1 (A01) gồm những môn nào? Có Ngành & Trường nào? Khối A01 gồm những môn nào? Có những ngành nào và Trường nào tuyển sinh? Những câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh khi mà khối... bao-ve-suc-khoe-voi-10-thuc-pham-tot-cho-than Bảo vệ sức khỏe với 10+ thực phẩm tốt cho thận Thận là cơ quan đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải những chất độc và chất cặn bã. Khi cơ quan này bị tác động cũng sẽ... nguoi-benh-mau-nhiem-mo-nen-an-gi-va-kieng-gi Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nếu không có chế độ ăn... phuong-phap-chua-sot-ret-va-cach-phong-tranh-hieu-qua Phương pháp chữa sốt rét và cách phòng tránh hiệu quả Sốt rét rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Nếu không phát hiện điều...
Xem thêm >>



0899 955 990