Thoát vị bẹn là một bệnh lý thường gặp ở nam giới. Người bệnh thời gian đầu cảm thấy tức vùng bẹn bìu khiến cho một bên bìu bị to lên thường không gây đau. Tuy nhiên người bệnh có thể bị hạn chế vận động. Do vậy người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Thoát bị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng bị rời khỏi vị trí của mình, thông qua một khu vực yếu kém của ống bẹn để xuống bìu. Đây được xem là tình trạng thoát vị thường gặp nhất ở thoát vị thành bụng. Khi gặp phải tình trạng này thì người bệnh có thể bị đau, đặc biệt là khi ho, khi nhấc một vật nặng hoặc cúi xuống. Tình trạng thoát vị bẹn tuy không quá nguy hiểm nhưng nó có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa đến tính mạng. Do vậy bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị tình trạng này.
>>Xem thêm: Áp xe gan có nguy hiểm không? Nên ăn uống thế nào?
Những triệu chứng thường gặp thoát vị bẹn:
- Xuất hiện triệu chứng đau và khó chịu, nhất là khi nâng vác vật nặng hoặc tập thể dục. Tình trạng cơn đau có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi
- Phình một hoặc hai bên háng có thể tăng lên nhiều khi họ, khi đứng lên và biến mất khi nằm xuống. Với nam giới thì có thể thấy bìu bị sưng đỏ
- Cảm giác có khối đè nặng áp lực lên bẹn.
Thoát bị bẹn ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, nhất là với những bé trai. Nếu như không thể đặt khối phình trở lại vào búng thì có nghĩa là khối thoát vị bẹn đã bị nghẹt, đòi hỏi phải phẫu thuật nhanh chóng. Bởi các tạng trong ổ bụng như ruột có thể sà xuống và bị chèn ép trong khối thoát vị bẹn và gây tắc nghẽn. Việc cung cấp máu cho phần ruột bị kẹt ở khối thoát bị sẽ bị cản trở, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ đồng thời có thể dẫn đến hoại tử và tử vong.
Dấu hiệu thoát vị bẹn ở trẻ là gì?
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, Thoát vị bẹn có những biểu hiện là một khối phồng vùng bẹn bìu ở bé trai và gần âm môi ở bé gái. Khối phòng này xuất hiện to hơn khi mà bé rặn đại tiện, hay khi bé khóc hoặc sau vận động mạnh như chạy nhảy và tập thể dục. Nhưng khi bé nghỉ ngơi hoặc nằm thì khối thoát bị này có thể tự chui và ổ bụng trở lại và bé lại như bình thường.
Thoát vị bẹn khi vùng bẹn của trẻ xuất hiện khối phồng căng cứng, sờ đau. Đa số những trẻ khi nhập viện trong tình trạng bứt rứt và quấy khóc than đau với trẻ lớn, nôn ói và bỏ bú với trẻ nhỏ. Một số ghi nhận thấy khối phồng lên xẹp xuống ở vùng bẹn trước đó ở trẻ thì nay khối phồng căng và xẹp lại như mọi khi. Trong trường hợp này nếu trẻ không được phẫu thuật kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng như hoại tử ruột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Thoát vị ben có nguy hiểm không?
Đa số những trường hợp bị thoát vị bẹn ở trẻ em hay người lớn thì sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu như phát hiện và điều trị muộn thì chúng có thể gây ra những biến chứng đe dọa đến tính mạng. Nguy hiểm và phổ biến nhất đó chính là biến chứng mạc treo ruột và hoại tử ruột. Đó là tình trạng các tạng không di chuyển trở lại ổ bụng được, bị nghẹt tại vùng cổ túi hay do bị xoắn, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi. Nếu như không được can thiệp kịp thời thì các tạng này sẽ bị hoại tử.
Không chỉ vậy, một số trường hợp gặp biến chứng thoát vị kẹt do tạng thoát bị chui xuống nhưng không đẩy lên được bởi dính vào túi thoát vị hay do tạng trong túi dính với nhau. Tình trạng thoát vị kẹt thường gây ra cảm giác vướng víu và dễ gây ra chấn thương. Những biến chứng chấn thương thoát vị do khối thoát vị lớn hay xuống tương đối thường xuyên. Những chấn thương từ bên ngoài có thể gây nên dập vỡ các tạng ở bên trong.
Thoát vị bẹn ở trẻ em điều trị như thế nào?
Thoát bị bẹn ở trẻ được xem là bệnh lý bẩm sinh, không tự biến mất. Nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng nghẹt dẫn đến hậu quả sau đây:
- Tổn thương tinh hoàn: mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép do nội tạng bị nghẹt
- Ruột và buồng trứng ở bé gái trong ổ bụng có thể chui vào ống phúc tinh mạc gây ngạt từ đó dẫn đến hoại tử ruột và buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp duy nhất là phẫu thuật. Nhằm mục đích là giải quyết sớm khi phát bệnh và đề phòng những biến chứng nghẹt. Với tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh , nhất là với trẻ sinh non hay trẻ có mắc bệnh nặng đi kèm thì không được phẫu thuật. Còn lại là mọi trường hợp đều phải áp dụng biện pháp điều trị này, đường mổ nhỏ khoảng từ 3 – 4 cm ở vùng nếp gấp bẹn. Thường thì vết mổ sẽ nhanh lành và được cắt chỉ sau vài ngày.
Những thông tin về bệnh thoát vị bẹn vừa được chúng tôi giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!